Theo The Economist, bà Tanaka Kane là một trong những ngoại lệ vĩ đại của nhân loại. Hôm 2.1, bà trở thành người thứ 3 thế giới bước sang tuổi 118. Theo Nhóm Nghiên cứu Lão khoa, Nhật Bản, bà cũng là công dân Nhật đầu tiên đạt 118 tuổi.
Tuy nhiên, trường hợp của bà Tanaka có thể sẽ chưa phải là công dân cuối cùng nước này đạt đến tuổi thọ như vậy. Nước Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới với 80.000 người trăm tuổi.
Bà Tanaka Kane cũng là một người ngoại lệ vì một lý do khác. Bà ấy yêu chocolate và đồ uống có ga, khiến bà khác biệt với hầu hết những người đồng hương của mình.
Từ lâu, Nhật Bản đã là một trong những nước có tỉ lệ tiêu thụ đường thấp nhất trong các nước giàu có thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.
Tuổi thọ cao bất thường ở Nhật Bản thường được cho là do chế độ ăn uống.
Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây cho thấy chìa khóa thành công của người Nhật có thể là chế độ ăn uống của người dân đã thay đổi theo thời gian giống mô hình ăn uống phương Tây.
Nhật Bản không phải lúc nào cũng là một nhà vô địch về tuổi thọ cao. Năm 1970, tỉ lệ tử vong được điều chỉnh theo tuổi của nước này ở mức trung bình đối với OECD.
Mặc dù, mức độ ung thư và bệnh tim ở người dân tương đối thấp. Dân Nhật cũng có tần suất tử vong bởi đột quỵ cao nhất do bị nhồi máu não.
Tuy nhiên, trong những năm 1970-90, tỉ lệ tử vong do nhồi máu não của Nhật Bản đã giảm xuống mức trung bình. Với con số đánh bại thế giới về bệnh tim và ít đột quỵ hơn, Nhật Bản đã vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng các giải đấu về tuổi thọ.
Tuy nhiên, một nguyên nhân khác có thể là do chế độ ăn kiêng. Nhật Bản phần lớn cấm thịt trong 1.200 năm. Nước này vẫn tiêu thụ tương đối ít thịt và sữa.
Chế độ ăn có quá nhiều thịt và sữa có thể gây hại, vì chúng chứa axit béo bão hòa, có liên quan đến bệnh tim.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn nhiều thịt đỏ đã qua chế biến có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Nhưng quá ít thịt trong bữa ăn cũng không hẳn là khôn ngoan, vì chúng cung cấp cholesterol cần thiết cho thành mạch máu.
Trong một nghiên cứu trên 48.000 người Anh, những người ăn chay có khả năng chống lại bệnh tim một cách bất thường, nhưng dễ bị đột quỵ.
Về lý thuyết, việc khan hiếm thực phẩm làm từ động vật trong khẩu phần ăn có thể góp phần vào tỉ lệ tử vong do đột quỵ. Vào năm 1960-2013, khi số người chết vì đột quỵ giảm, lượng thịt tiêu thụ hàng năm của nước này đã tăng từ gần 0 lên 52kg / người (45% mức của Mỹ).
Có nhiều bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm này. Từ những năm 1990, các nghiên cứu cho thấy ở các vùng có chế độ ăn thay đổi nhiều nhất của Nhật Bản cũng có tỉ lệ tử vong do bị nhồi máu não giảm nhiều nhất.
Một nghiên cứu khác, theo dõi 80.000 người Nhật trong giai đoạn 1995-2009, cho thấy đột quỵ phổ biến nhất ở những người ăn ít sườn và kem nhất.
Mặc dù, sự sụt giảm tử vong do nhồi máu não của Nhật có thể xuất phát hoàn toàn từ các nguyên nhân khác. Nhưng những dữ liệu này cho thấy sự thay đổi dinh dưỡng có thể đã giúp ích.
Điều trớ trêu là sức khỏe của người Nhật tăng cùng với tỉ lệ sinh thấp, đang đe dọa nền kinh tế của nước này. Đến năm 2060, 40% người Nhật có thể từ 60 tuổi trở lên. Điều đó sẽ mang lại nhiều bánh sinh nhật hơn với 118 ngọn nến và ít cháu chắt hơn để thổi chúng ra.
Theo Nhịp cầu Đầu tư