Đi trước một bước trong cuộc chiến chống dịch

Thông báo chung của GSK (Anh) của CureVac (Đức) đưa ra hôm 3-2, cho biết hai bên đã đồng ý thỏa thuận hợp tác trị giá 150 triệu bảng (205 tỉ đô la Mỹ) để phát triển một loại vaccine Covid-19 mới.

Vaccine này sử dụng công nghệ mRNA (acid ribonucleic thông tin) có khả năng chống lại nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2 với mục tiêu sẵn sàng triển khai sử dụng sớm nhất là vào năm 2022.

Công nghệ mRNA được thiết kế để kích hoạt phản ứng miễn dịch mà không cần sử dụng mầm bệnh, chẳng hạn như các phân tử virus thực sự. mRNA sẽ hướng dẫn các tế bào trong cơ thể sản xuất các kháng nguyên, tức các phân tử chỉ điểm trên bề mặt của virus SARS-CoV-2 để thúc đẩy hệ thống miễn dịch chống lại chúng.

null GlaxoSmithKline (GSK), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới và hãng công nghệ sinh CureVac để sản xuất vaccine COVID-19.


Thông báo của GSK và CureVac nhấn mạnh:

“Các biến chủng mới xuất hiện của virus SARS-CoV-2 có nguy cơ làm giảm tính hiệu quả của các loại vaccine Covid-19 thế hệ đầu tiên và điều này đòi hỏi chúng ta phải tăng tốc các nỗ lực phát triển các vaccine chống lại các biến chủng mới này để đi trước một bước trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19”.

GSK là hãng dược phẩm lớn thứ sáu thế giới và là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới (xét theo doanh thu), còn CureVac là công ty tiên phong sử dụng công nghệ mRNA để phát triển vaccine và các kháng thể đơn dòng đối vơi các bệnh truyền nhiễm.

CureVac đang thử nghiệm một loại vaccine Covid-19, có tên gọi CVnCoV, ở giai đoạn cuối nhưng cũng giống như vaccine Covid-19 của các nhà sản xuất khác, nó chỉ nhằm ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 chưa biến chủng.

Vaccine CVnCoV sử dụng công nghệ mRNA, cho phép duy trì tính ổn định trong môi trường tủ lạnh thông thường.

null GSK và CureVac cũng sẽ đánh giá khả năng phát triển vaccine dựa vào công nghệ mRNA để chống lại nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác.


Theo thỏa thuận công bố hôm 3-2, GSK cũng sẽ hỗ trợ sản xuất đến 100 triệu liều vaccine CVnCoV. Bộ trưởng Y tế Đức, Jens Spahn cho biết sẽ cấp phép sử dụng vaccine CVnCoV trong vài tuần tới.

GSK không muốn bỏ lỡ cơ hội

Năm ngoái, GSK đã hợp tác với hãng dược Sanofi (Pháp) để phát triển vaccine Covid-19 nhưng kết quả thử nghiệm ban đầu kém tích cực, không tạo ra phản ứng miễn dịch đủ mạnh ở người từ 50 tuổi trở lên, khiến họ phải trì hoãn cuộc thử nghiệm giai đoạn 3.

Do vậy, chương trình phát triển vaccine Covid-19 của GSK-Sanofi đang ngày càng bị bỏ xa trong cuộc chạy đua tiêm chủng hiện nay. Nhưng với tư cách là nhà sàn xuất vaccine lớn nhất thế giới, GSK không muốn bỏ lỡ cơ hội trọng đại dịch.

Emma Walmsley, Giám đốc điều hành GSK, nói các vaccine của thế tiếp theo sẽ đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

“Sự hợp tác mới này được xây dựng dựa trên mối quan hệ hiện hành của chúng tôi với CureVac. Khi cùng nhau chung sức, chúng tôi sẽ kết hợp được chuyên môn khoa học của nhau trong công nghệ mRNA và phát triển vaccine để tăng tốc phát triển các ứng cử viên vaccine Covid-19 mới”.

- bà Walmsley nói.

null CureVac đặt mục tiêu sản xuất 300 liều vaccine CVnCoV trong năm nay và thêm ít nhất 600 triệu liều nữa vào năm sau.


Vaccine mới này có thể sử dụng cho những người chưa được tiêm vaccine Covid-19 hoặc sử dụng như mũi tiêm tăng cường cho những người đã được tiêm các loại vaccine Covid-19 hiện hành.

GSK sẽ được phép tiếp thị vaccine mới trên khắp thế giới trừ Đức, Áo và Thụy Sĩ. Hồi tháng 7 năm ngoái, GSK đã mua 10% cổ phần của CureVac.

Adam Barker, nhà phân tích ở Công ty Shore Capital, cho biết GSK đang tập trung phân bổ nguồn lực một cách thông minh.

“Tôi cho rằng GSK đang cẩn thận quan sát hoạt động sản xuất vaccine Covid-19 để bảo đảm không gây ra bất cứ nào vấn đề nào về nguồn cung do sản xuất quá nhiều vaccine”.

- Barker nói.

Ông cho rằng việc phát triển vaccine sử dụng công nghệ mRNA chống lại nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2 cùng một lúc mà GSK và CureVac đang nhắm tới ‘sẽ rất hứa hẹn nhưng cũng rất khó khăn’. Ông nói:

“Chúng ta chưa bao giờ sử dụng một loại vaccine như vậy đối với bệnh cúm, vì vậy, đây là khoản đầu tư rủi ro cao đối với họ”.

Theo The Saigon Times