Là một người sinh ra trong gia đình có truyền thống nuôi trồng thuỷ sản. Anh có nhận xét gì về tiềm năng của ngành?

Ngành thuỷ sản nước ta đang nhận được sự quan tâm cùng tiềm năng phát triển lớn nhờ các đặc điểm sau:

Thứ nhất, Việt Nam ta có diện tích khai thác thuỷ sản lớn với đường bờ biển dài tới 3260km và 112 cửa sông lạch.
Thứ hai, nguồn thuỷ sinh vật của nước ta vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều loại có giá trị kinh tế.
Thứ ba, Việt Nam đang nằm trong top 3 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.

Vậy ngoài những tiềm năng phát triển thì ngành thuỷ sản nước ta còn đang gặp phải những khó khăn gì?

Thuỷ sản nước ta vẫn chưa thể thoát ra khỏi đặc điểm chung của ngành nông nghiệp là: “Được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa” do tình trạng thương lái ép giá.

Ngoài ra, đặc điểm dịch bệnh ở động vật thuỷ sản lan nhanh, khó điều trị dứt điểm cũng khiến người nuôi khó tối ưu được giá trị bán ra so với số vốn bỏ vào.

Chuỗi giá trị của nước mình cũng quá dài, qua nhiều trung gian khiến đẩy giá tôm xuất khẩu trong top cao nhất thế giới, cũng như khiến việc truy xuất nguồn gốc khó khăn hơn, nhiều khi không được minh bạch.

Cái khó nữa là Việt Nam mình không có dữ liệu ngành nên không thể biết được tại sao năm ngoái lại lỗ, năm nay lại lãi. Chính vì mù mờ về nguyên nhân nên người nuôi không thể tìm ra cách khắc phục.

Đây cũng là lý do mọi người hay nói người nông dân “đánh cược với trời”. Họ không có thông tin, dữ liệu thì đành phải đánh cược thôi!

Hơn nữa, kiến thức về ngành cũng chưa tiếp cận được tới người dân dù có những đơn vị làm về truyền thông thuỷ sản đã làm trước mình cả chục năm. Nhưng thông tin họ đưa ra về mặt kỹ thuật không được chính xác, chỉ đơn thuần là truyền thông.

Tép Bạc đang nhận được sự quan tâm lớn với 200.000 - 300.000 lượt truy cập hàng tháng và có hơn 20.000 thành viên đăng ký. Tép Bạc đang nhận được sự quan tâm lớn với 200.000 - 300.000 lượt truy cập hàng tháng và có hơn 20.000 thành viên đăng ký.

Đứng trước cơ hội và khó khăn thì động lực nào giúp anh phát triển Tép Bạc?

Mình vốn xuất thân là sinh viên trong ngành, gia đình mình cũng nuôi trồng thuỷ sản luôn, nên mình hiểu được người nông dân đang gặp những khó khăn gì.

Lúc ấy, mình nghĩ cần phải có giải pháp để mang tới thông tin kỹ thuật chuyên ngành chính xác hơn cho người nông dân, và mình đã quyết định thành lập Tép Bạc.

Trong quãng thời gian còn đi học, mình đã nhận ra rằng người nông dân đang thiếu thông tin, kiến thức để sản xuất.

Cá nhân mình rất thích công nghệ, mình cũng tin rằng một website đưa kiến thức về thuỷ sản sẽ giúp ích cho người nông dân hơn nữa, nên mình quyết định tự học rồi tự viết những dòng code đầu tiên cho website Tép Bạc.

Vậy khởi nguồn từ một website cung cấp kiến thức cho bà con nông dân, tới nay, hệ sinh thái Tép Bạc bao gồm những gì?

Hiện tại hệ sinh thái của mình gồm có:
Website thông tin ngành thủy sản Tép Bạc, Ứng dụng quản lý trại nuôi từ xa Farmext, và các thiết bị thủy sản như máy đo chỉ số môi trường theo thời gian thực, thiết bị điều khiển từ xa, thiết bị điều khiển tự động…

Mình xây dựng nền tảng Cloud (lưu trữ đám mây) với mong muốn có thể tạo ra được hệ sinh thái kết nối với các thiết bị IOT trong ao giúp nông dân tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Đội ngũ phát triển nội dung của Tép Bạc. Đội ngũ phát triển nội dung của Tép Bạc.

Theo anh, điểm nổi bật của Tép Bạc so với các website thuỷ sản khác?

Về giao diện, điểm mạnh của Tép Bạc nằm ở việc sắp xếp thông tin một cách gọn gàng, dễ truy cập hơn các website khác. Chất lượng thông tin của mình cũng đầy đủ và chính xác hơn.

Đặc biệt, điều quan trọng nhất là đội ngũ xây dựng nội dung đều là các kỹ sư, Thạc sĩ và Tiến sĩ trong ngành, bản thân mình cũng là dân trong ngành nên có thể phân biệt được thông tin đúng hay sai ngay vì thế đảm bảo mang tới một chất lượng nội dung có giá trị cho người đọc.

Ngoài ra, mình còn mong muốn người nông dân phát triển bền vững, nên không bao giờ Tép Bạc đăng bất kỳ thông tin nào ủng hộ dùng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thuỷ sản cả.

Những tính năng được tích hợp trên ứng dụng quản lý trại nuôi Farmext. Những tính năng được tích hợp trên ứng dụng quản lý trại nuôi Farmext.

Còn ứng dụng Farmext sở hữu những tính năng nào và giúp ích cho những cá nhân, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản ra sao?

Tính năng đầu tiên của ứng dụng Farmext mình muốn nói tới là nhật ký chăn nuôi được người nông dân cập nhật hàng ngày, từ đó AI (Trí tuệ nhân tạo) sẽ phân tích và dự đoán tương lai phát triển của trại nuôi.

Ngoài ra chỉ với hình ảnh, kích thước và trọng lượng của con tôm, hệ thống cũng có thể dự báo tôm có khả năng mắc bệnh gì, bao giờ thì có thể thu hoạch.

Bệnh đốm trắng trên tôm có khả năng lây lan cao từ cò khi bay từ ao này qua ao khác kiếm ăn, bệnh này lây rất nhanh và không thể chữa. Bệnh đốm trắng trên tôm có khả năng lây lan cao từ cò khi bay từ ao này qua ao khác kiếm ăn, bệnh này lây rất nhanh và không thể chữa.

Bên cạnh đó, thiết bị IOT quan trắc môi trường để đo và cập nhật các chỉ số môi trường trong hồ nuôi liên tục giúp người sử dụng dự báo được ao đó có gặp vấn đề gì hay không.

Trong trường hợp khu vực có một ao bị bệnh, tính năng quản lý dịch bệnh của ứng dụng sẽ cảnh báo cho các ao xung quanh để có phương án phòng bệnh sớm, tránh tổn thất.

Đây là tính năng vô cùng hữu ích, vì với ngành nuôi tôm thì kỹ năng phòng bệnh là kỹ năng quan trọng nhất.

Cuối cùng, Farmext còn có khả năng giúp các doanh nghiệp, cá nhân tính toán được lúc nào nên bán thuỷ sản để có lãi. Trước đây người dân thường chỉ ghi chép dữ liệu tính toán trên giấy, còn trong doanh nghiệp thì cần đội ngũ kế toán 5-7 người mới có thể tính toán hết các số liệu tài chính trong ngày.

Nhưng bây giờ, với Farmext, chỉ cần điền nhật ký mỗi ngày, nhập các chi phí thì hệ thống có thể tự động tính được với chi phí sản xuất và giá thị trường hiện tại để ‘’tham mưu’’ cho “ông chủ” nên bán vào lúc nào thì sẽ có lãi.

Nhật ký điện tử cũng giúp việc truy xuất nguồn gốc dễ dàng hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu cần chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản, mà tất cả chứng nhận đó đều cần có nhật ký nuôi trồng.

Thiết bị IOT được lắp đặt tại ao cũng giúp người nuôi điều khiển trại nuôi từ xa, hẹn giờ hoặc theo chỉ số môi trường, với biểu đồ được đo liên tục.

Tủ điều khiển được đấu nối với công tắc của các thiết bị. Nếu trong ao có nhiều oxy quá, hệ thống sẽ tự tắt bớt quạt đi giúp tiết kiệm năng lượng. Tủ điều khiển được đấu nối với công tắc của các thiết bị. Nếu trong ao có nhiều oxy quá, hệ thống sẽ tự tắt bớt quạt đi giúp tiết kiệm năng lượng.

Farmext được ví như cuộc cách mạng chuyển đổi số trong ngành, vậy anh đã có chiến lược gì để thay đổi nhận thức của người nông dân vốn đã quen với phương pháp nuôi truyền thống được ông cha truyền lại?

Thực tế là mình không thể thay đổi suy nghĩ của người nông dân trong một thời gian ngắn ngay được, nó đòi hỏi cả một quá trình và nguồn lực lớn. Nên mình chọn cách làm từ từ, làm thế nào để người nông dân nhìn thấy rõ rằng ứng dụng của mình có ích cho họ.

Đầu tiên, mình hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước để tạo ra các chương trình hỗ trợ, hướng dẫn cho bà con nông dân.

Sau đó, mình phát triển thêm hệ thống đại lý tích hợp cùng ao nuôi demo, người dân có thể thấy và so sánh ao nuôi sử dụng công nghệ của mình sẽ phát triển như thế nào. Tai nghe mắt thấy nên mọi người sẽ yên tâm hơn.

Mục tiêu phát triển mình đặt ra cũng rất nhỏ, 2021 - 2022 này mình chỉ đặt 0,001%, sang năm lại lên 0,03% thôi. Mưa dầm thấm lâu, rồi mọi người sẽ chịu thay đổi. Ngoài ra, người trẻ trong ngành thuỷ sản cũng rất nhiều, họ cũng sẵn sàng học hỏi các phương pháp mới hơn thế hệ trước.

Trong bối cảnh các vấn đề về an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc trong chăn nuôi gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Ngoài những tính năng để hỗ trợ người nuôi, Farmext có khả năng gì để bảo vệ người tiêu dùng?

Với tính năng nhật ký điện tử, người tiêu dùng sắp tới chỉ cần vài thao tác là đã có thể xác minh được đồ hải sản này được nuôi ở ao nào, khâu chế biến ở đâu, đóng gói ở đâu. Mọi quy trình đều được minh bạch với Farmext.

Bên mình có slogan là: “Dễ dàng hơn cho nông dân, nhiều cá hơn cho mọi người”.

Đó cũng là trăn trở của mình làm sao để giúp người nông dân nuôi được cá sạch, người tiêu dùng không sợ ăn phải cá bẩn nữa. Vì thực chất người nông dân không muốn như vậy, chỉ là vì dịch bệnh họ không còn cách nào khác ngoài dùng thuốc cho ao tôm cá của mình.