Một trong những phương pháp đơn giản nhất để đánh bại sự trì hoãn trong hầu như bất kỳ nhiệm vụ nào, được truyền cảm hứng từ một nữ phục vụ bàn.
Đó là hiệu ứng Zeigarnik, sau khi nhà tâm lý học người Nga Bluma Zeigarnik để ý thấy một việc kỳ quặc trong khi đang ngồi ở một nhà hàng ở Vienna.
Những nữ phục vụ dường như chỉ nhớ những món ăn đang trong quá trình được phục vụ. Sau khi hoàn thành xong, những món ăn đó biến mất khỏi trí nhớ của họ.
Zeigarnik quay trở lại phòng thí nghiệm để kiểm tra một lý thuyết về điều gì đã xảy ra. Bà yêu cầu những người tham gia thực hiện 20 nhiệm vụ nhỏ đơn giản trong phòng thí nghiệm, như giải câu đố (Zeigarnik, 1927).
Không tính đến một số thời gian họ bị gián đoạn trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Sau đó, bà hỏi họ những nhiệm vụ nào họ nhớ làm.
Mọi người đã nhớ những nhiệm vụ họ bị gián đoạn gấp 2 lần những nhiệm vụ họ đã hoàn thành.
Điều này liệu có liên quan gì đến sự trì hoãn?
Gần 60 năm sau, Kenneth McGraw và các cộng sự đã tiến hành một thử nghiệm khác của hiệu ứng Zeigarnik (McGraw et al., 1982).
Những người tham gia phải giải một câu đố thực sự khó; ngoại trừ việc họ bị làm gián đoạn trước khi bất kỳ ai trong số họ cũng có thể giải câu đố và được bảo cuộc nghiên cứu đã kết thúc.
Mặc cho điều này, gần 90% vẫn tiếp tục giải câu đố.
Một trong những chiêu của truyền hình để giữ cho khán giả phải xem từ tuần này sang tuần khác là ‘câu chuyện cho đến phút cuối cùng vẫn chưa rõ kết cục’.
Người hùng dường như bị ngã xuống núi nhưng phim dừng tại đó trước khi bạn có thể chắc chắn.
Và sau đó là dòng chữ ‘còn tiếp…’ Bạn tiếp tục xem vào tuần tới để tìm lời giải đáp vì sự bí ẩn vẫn còn trong đầu bạn.
Nhà tiểu thuyết vĩ đại của Anh, Charles Dickens sử dụng chính xác kỹ thuật này. Nhiều tiểu thuyết của ông, như Oliver Twist, dù sau này được xuất bản trọn vẹn, thì ban đầu nó được đăng từng phần.
Những câu chuyện chưa rõ kết cục của ông tạo ra sự dự đoán trong tâm trí độc giả khiến những họ phải chờ ở bến cảng New York để đọc phần tiếp theo được chở đến từ tàu Anh. Họ muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo một cách kinh khủng.
Tôi đã bắt đầu, vì vậy tôi sẽ kết thúc.
Tất cả những ví dụ trên đều có điểm chung ở chỗ, khi mọi người bắt đầu làm việc gì, họ sẽ có khuynh hướng hoàn thành nó. Sự trì hoãn là tồi tệ nhất khi chúng ta đương đầu với một nhiệm vụ lớn mà chúng ta đang cố gắng để tránh bắt đầu.
Có thể vì chúng ta không biết bắt đầu như thế nào hoặc thậm chí là bắt đầu từ đâu.
Hiệu ứng Zeigarnik dạy chúng ta rằng, một vũ khí để đánh bại sự trì hoãn là hãy bắt đầu ở đâu đó… Ở bất kỳ đâu.
Đừng bắt đầu với cái khó nhất, hãy thử điều gì đó dễ dàng trước tiên. Nếu bạn có thể bắt đầu với bất kỳ phần nào của một dự án thì sau đó những phần còn lại sẽ có xu hướng đi theo sau.
Một khi bạn đã thực hiện sự khởi đầu, dù là không quan trọng, thì sẽ có điều gì đó khiến bạn làm đến cùng.
Dù kỹ thuật này khá đơn giản thì chúng ta vẫn thường quên nó vì chúng ta chỉ nghĩ đến những phần khó nhất của những dự án của chúng ta.
Cảm giác đoán trước có thể là một nhân tố lớn đóng góp vào sự trì hoãn.
Hiệu ứng Zeigarnik có một ngoại lệ quan trọng. Nó không hiệu quả lắm khi chúng ta không đặc biệt bị thúc đẩy để đạt được mục tiêu của chúng ta hoặc không mong đợi thực hiện tốt.
Điều này đúng với những mục tiêu chung chung: khi chúng không lôi cuốn hoặc không khả thi thì chúng ta không bận tâm với chúng.
Nhưng nếu chúng ta đánh giá cao mục tiêu và nghĩ rằng nó khả thi, chỉ thực hiện một bước đầu tiên có thể là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.