Truyền thông về bản chất là quá trình truyền tải thông điệp từ chủ thể tới khách thể (nhiều đối tượng) thông qua các kênh truyền thông và thu lại sự ghi nhận, phản hồi từ phía người nhận.

null
Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của truyền thông – như một sợi dây kết nối và truyền bá kiến thức tới mọi người.

Có thể nói, tại các doanh nghiệp hoạt động luôn được đẩy mạnh và chú trọng nhằm quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, cũng như quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình tới các đối tượng mục tiêu. 

Với sự phát triển đa dạng của các mô hình kinh doanh, hệ thống nhận diện thương hiệu, các hoạt động truyền thông này giờ đây không còn chỉ gói gọn trong các mục tiêu tiếp thị và quảng cáo. 

Tuy nhiên, dù hướng tới đối tượng nào, mục tiêu ra sao thì mọi hoạt động truyền thông, tiếp thị vẫn cần phải thực hiện thông qua những kênh truyền thông dù là chính thống hay phi chính thống, truyền thống hay hiện đại, trực tiếp hay trực tuyến.

null
Kênh truyền thông chính là phương thức, cách thức được sử dụng để thực hiện việc lan tỏa, truyền tải thông điệp đến đông đảo công chúng.

Nếu như trước đây, kênh truyền thông phổ biến nhất chính là truyền thông miệng, qua sự trao đổi trực tiếp bằng ngôn ngữ thì hiện nay các kênh truyền thông đã trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.

Và mặc dù có phần bị “lấn át" bởi các kênh truyền thông mới nổi trong thời đại số, kênh báo chí vẫn giữ một vị thế quan trọng, bền vững. 

Bởi đây cũng chính là phương tiện truyền thông uy tín, có lịch sử phát triển lâu đời nhất. 

Bài viết sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp và người làm truyền thông, tiếp thị có cái nhìn chính xác, cụ thể hơn về kênh báo chí cũng như cách nhận biết, phân loại các loại hình thuộc kênh báo chí hiện nay.

Hiểu đúng về kênh báo chí

Nhiều người thường lầm tưởng khái niệm truyền thông và báo chí là một. 

Tuy nhiên trên thực tế, lĩnh vực truyền thông khá rộng lớn và báo chí chỉ là một kênh trong truyền thông hay một khái niệm hẹp hơn trong lĩnh vực này.

Hiểu một cách cơ bản, báo chí là các sản phẩm thông tin bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh để cung cấp thông tin cho mọi người về các sự kiện và vấn đề trong xã hội.

null
Báo chí là một phần trong lĩnh vực truyền thông và là lĩnh vực có lịch sử phát triển lâu đời nhất.

Đặc điểm về nội dung của kênh báo chí thường mang tính truyền thống, chủ yếu là thực hiện tiêu chí cung cấp thông tin đầy đủ, chuẩn mực và chính xác đến người tiếp nhận. 

Trong khi ở các kênh truyền thông khác như mạng xã hội (social media), đòi hỏi sự tương tác cao với người tiêu dùng thì nội dung sẽ có nhiều sáng tạo hơn về cách thức thể hiện cũng như ngôn ngữ truyền tải.

Về phân loại, kênh báo chí nói chung được chia thành báo in, báo phát thanh, báo hình và báo điện tử. 

Trong đó, báo in, báo phát thanh và báo hình đã có mặt từ lâu và đây cũng là phương tiện truyền thông được các doanh nghiệp ưa dùng vì độ uy tín và chuẩn mực của nó.

Và mặc dù “sinh sau đẻ muộn" nhưng báo điện tử có thể coi là đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của kênh báo chí nói chung.

Cụ thể trong các hoạt động truyền thông tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị trực tuyến (digital marketing), khi nhắc đến “kênh báo chí”, mọi người đều mặc định đó là kênh thông tin qua các báo điện tử hoặc các trang thông tin điện tử.

null
Phần lớn người tiêu dùng hiện nay đều tiếp nhận thông tin qua các báo điện tử và các trang tin tức điện tử.

Do vậy khi thực hiện truyền thông tiếp thị, các kênh còn lại như báo in, báo phát thanh & báo hình sẽ được xếp vào nhóm các kênh truyền thống do tính chất đặc thù của từng kênh này.

Thực tế cũng cho thấy, cùng với sự phát triển của “công nghệ số”, báo điện tử ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong việc đưa tên tuổi của doanh nghiệp vào trong nhận thức của khách hàng tiềm năng. 

Phân biệt các loại hình thuộc kênh báo chí trong hoạt động truyền thông trực tuyến

Hiện nay, người dùng đang tiếp cận thông tin qua môi trường Internet dưới nhiều hình thức đa dạng. 

Các loại hình truyền thông thuộc kênh báo chí thông thường được thể hiện dưới dạng Website (trang thông tin điện tử).

Tuy nhiên, đó chỉ là cách thể hiện về mặt “vật lý". 

Về bản chất, các trang tin hay các thể loại báo chí cũng cần có sự phân biệt, hiểu biết sâu sắc, mới đảm bảo xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp.

Bởi cũng là Website nhưng tính chính thống và “quyền lực” của mỗi thể loại báo chí cũng khác nhau.

1. Báo điện tử - Kênh báo chí quyền lực nhất

Là một loại hình của báo chí nên báo điện tử sẽ có những đặc điểm của báo chí theo pháp luật quy định.

Đó là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng. 

Thông thường, sẽ có hai loại báo điện tử chính:

Thứ nhất, là các trang tin ra đời được xem như là phiên bản trực tuyến của báo giấy, bắt nhịp xu hướng “đa phương tiện" thời kỳ “digital transformation" lên ngôi.

Có nhiều tờ báo truyền thống trước kia đã chuyển mình theo những tiến bộ của thời đại công nghệ thông tin như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người lao động, Tiền phong, An ninh Thủ đô, Pháp luật... đã đăng ký và xuất bản báo điện tử.

Thứ hai, là các trang tin báo điện tử ra đời từ cuộc cách mạng chuyển đổi số và đã xây dựng tên tuổi vững chắc trong “làng” báo điện tử những năm qua như: VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí, VTC News…

null
Đối tượng độc giả của các báo điện tử thường là hướng đến đối tượng đại chúng.

Những đơn vị được phép xuất bản báo điện tử phải kể đến như:

Cơ quan Đảng; cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên..

Để được xuất bản báo điện tử, các cơ quan này phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.

Do được quản lý chặt chẽ như vậy nên báo điện tử chính là sự lựa chọn tối ưu khi doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu, cũng như nâng cao uy tín, hình ảnh của thương hiệu mình tới công chúng mục tiêu.

 2. Tạp chí điện tử - Kênh thông tin có nội dung chuyên sâu

Tạp chí điện tử là một loại hình khác của báo điện tử, bản chất cũng là phiên bản trực tuyến của các tạp chí (báo giấy). 

Cũng hoạt động theo hình thức sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh được truyền dẫn trên môi trường mạng.

Điểm khác biệt với báo điện tử là những thông tin được đăng tải trên tạp chí điện tử thường có tính chất chuyên sâu, chuyên ngành, phục vụ cho một nhóm đối tượng nhất định. 

Thường được các cơ quan như: Cơ sở giáo dục bậc đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ hoạt động dưới hình thức viện hàn lâm, bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên....

null
VnEconomy là tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.

Những tạp chí điện tử tiêu biểu phải kể đến như: Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Kiến trúc, Tạp chí Kinh tế chứng khoán Việt Nam...

Hoặc các phiên bản online của các tạp chí giấy như:

Kinh tế Việt Nam, Nhịp Cầu Đầu Tư, Thương Gia, Nữ Doanh Nhân, Doanh Nhân Sài Gòn, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn…

Với nội dung mang tính chuyên sâu, đặc thù nên nhược điểm của các trang tạp chí điện tử là số lượng độc giả sẽ không nhiều bằng những loại hình khác. 

Điều này cũng là một hạn chế nếu doanh nghiệp muốn tập trung đẩy mạnh nâng cao nhận diện thương hiệu ra cộng đồng.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu của mình phù hợp với đối tượng độc giả của tạp chí điện tử thì chắc chắn việc hoạt động tiếp thị truyền thông sẽ đạt được hiệu quả cao.

3. Trang thông tin điện tử tổng hợp - Kênh có lượng độc giả hùng hậu

Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Đây là loại hình phổ biến và có nhiều độc giả nhất trên mạng internet hiện nay ví dụ như: CafeF, Cafebiz, Kênh 14…

null
Các trang thông tin điện tử tổng hợp thông thường sẽ xây dựng nội dung phù hợp với đối tượng độc giả mà họ muốn hướng tới.

Mặc dù vẫn hoạt động theo giấy phép được cấp bởi Cục phát thanh và truyền hình - Bộ Thông Tin và Truyền Thông, nhưng trang thông tin điện tử không có hình thức hoạt động như báo điện tử.

Các trang thông tin điện tử chỉ có chức năng tổng hợp và truyền tải thông tin tới cho độc giả, góp nhặt các nguồn thông tin để đưa tin và phải ghi rõ đường dẫn truy cập của nguồn tin.

Chính vì thế, mọi tin tức được đăng tải trên những trang thông tin điện tử dạng này nếu không ghi rõ nguồn trích dẫn, tác giả... thì đều được coi là tin tức không chính thống và có độ tin cậy thấp hơn so với báo điện tử.

Đây cũng là một trong những điểm mà người làm truyền thông hay “nhầm lẫn chết người". 

Bởi, với nhiều người, độ tin cậy của một tờ báo thường đánh giá ở “view”, rating nên không quan tâm lắm đến “tính pháp lý” của trang tin đó.

null
Một trang có nhiều rating và nổi tiếng như Cafebiz thực tế cũng không được công nhận là một trang báo điện tử.

Điều này cũng không hẳn là sai hay đúng hoàn toàn. 

Bởi, nếu nhìn nhận ở góc độ báo chí thì quyền lực và độ tin cậy sẽ thuộc về đơn vị có tính pháp lý cao hơn. 

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận báo chí như một sản phẩm thông tin và vận hành theo nền kinh tế thông tin (info business) thì ở đâu có độc giả trung thành, ở đó có sức mạnh. 

Những quan điểm trên là những lưu ý rất quan trọng cho người làm truyền thông trong việc lựa chọn kênh báo chí phù hợp cho từng chiến dịch.

4. Mạng xã hội - Kênh thông tin hướng đến cộng đồng chất lượng

Loại hình mạng xã hội của kênh báo chí ở đây hoàn toàn khác với cách gọi mạng xã hội (social media) của kênh digital.

Có thể hiểu đây là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau.

So với các loại hình còn lại của kênh báo chí, loại hình này tương đối mới và chưa được nhiều người biết đến, tuy nhiên lại rất có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Đối tượng độc giả của các trang thuộc loại hình mạng xã hội thường tập trung vào một nhóm đối tượng có cùng mối quan tâm hoặc sở thích.

Chính vì vậy, sẽ là một lợi thế rất lớn để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình nếu thực hiện truyền thông tiếp thị trên các kênh này.

Trên thị trường hiện nay, một số Website mạng xã hội đã gầy dựng được một lượng một cộng đồng độc giả với nội dung chất lượng như: Brands Việt Nam, Advertising, Trends Việt Nam…

null
Thuộc loại hình mạng xã hội của kênh báo chí, Trends Việt Nam là trang tin tức Đầu tiên, Toàn diện về Xu hướng & Đổi mới Sáng tạo với định vị mục tiêu trở thành lựa chọn số một cho độc giả giới kinh doanh tại Việt Nam.
Mặc dù không có quyền lực như các báo chính thống nhưng các trang mạng xã hội giờ đây vẫn có khả năng tạo ra sức ảnh hưởng riêng tuỳ thuộc vào việc đáp ứng nhu cầu độc giả riêng biệt và chất lượng bài viết chuyên sâu.

Đơn cử như định vị của Trends Việt Nam là tập trung phục vụ giới kinh doanh nên các nội dung xoay quanh các chủ đề về thị trường, kinh doanh, xu hướng, quản trị.

Các bài viết được tổng hợp và soi chiếu dưới góc nhìn của các chuyên gia của nhiều ngành nghề, lĩnh vực cùng những câu chuyện, dẫn chứng thực tế sẽ giúp cho người làm kinh doanh tìm ra những thông tin có giá trị cho bản thân và doanh nghiệp.

Lời kết

Hiện nay, trong một chiến dịch truyền thông tiếp thị, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Tuy nhiên, với giá trị cốt lõi là mang đến những thông tin chuẩn mực, chính xác; cùng với sự phát triển không ngừng của Internet thì kênh báo chí có thể xem sẽ trở thành “vũ khí quyền lực ”để nhanh chóng tạo lập vị thế và củng cố uy tín của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Hiểu đúng về kênh báo chí với từng loại hình, đặc trưng cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch và chiến lược truyền thông chính xác và hiệu quả hơn.