Công nghệ điện tử là một trong những thị trường có đa số sản phẩm luôn nằm trong phân khúc giá cao.
Ở giai đoạn 2016-2020, ngành điện tử Việt Nam được đánh giá có tốc độ phát triển mạnh mẽ và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ngày càng tăng.
Nhiều ông lớn mảng điện tử đã đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất đồ điện tử công nghệ cao tại Việt Nam như Samsung, LG hay Foxconn.
Trong những năm trở lại đây, đời sống kinh tế của đại bộ phận người dân Việt đã được cải thiện rõ rệt. Điều này dẫn đến xu hướng sự tiếp cận, mua sắm các đồ điện tử, sản phẩm công nghệ cao không còn là điều gì quá xa vời.
Nhận thấy điều đó, các hãng công nghệ đều đang cố gắng nâng cao năng suất để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng Việt.
Đặc biệt, nhu cầu mua sắm cũng gia tăng cao hơn trong các đợt bùng dịch vì mọi người dành phần lớn thời gian ở nhàCụ thể với điều hòa - một mặt hàng thuộc ngành điện tử những năm gần đây, các thương hiệu máy lạnh Việt đã sản xuất ra những chiếc điều hòa chất lượng cao, mẫu mã với giá cả phù hợp đã đáp ứng được đại đa số người tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, một thực trạng đang hiện hữu đó là tại sao nhiều hãng máy lạnh có phân khúc giá rẻ nhưng lại chưa chạm tới nhóm khách hàng ở vùng nông thôn?
Tiếp cận khách ''sang'' để nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Khi Việt Nam chưa thể tự sản xuất cũng như tìm được các nguồn hàng điện tử chất lượng giá rẻ, chính sách của các hãng này đều dành phần nhiều ưu ái cho nhóm tiêu dùng sinh sống và làm việc tại các đô thị lớn.
Lý do cho việc này là chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển gần như luôn ở mức cao và mạng lưới phân phối, chăm sóc khách hàng cũng chưa trải khắp.
Điều này dẫn đến sự chênh lệch khá lớn giữa giá thành sản phẩm với thu nhập trung bình, thậm chí dưới trung bình của người dân nông thôn.
Không phải khách hàng nào cũng là "Thượng đế''.
Quay lại nhiều năm về trước, những tiêu đề “Nhân viên chỉ quan tâm đến khách hàng giàu có” hay “Nhân viên tư vấn bán hàng không tận tâm vì khinh thường người nông dân không có tiền” như này không khó để ta tìm đọc ở các bài báo, bài viết được đăng tải trên mạng.
Những suy nghĩ và hành động tưởng chừng vô thưởng vô phạt lại là nỗi “ám ảnh”, sự e ngại của bà con nông thôn mỗi khi quyết định mua sắm đồ điện tử.
Tuy các doanh nghiệp hiện nay đều có chương trình đào tạo bài bản cho nhân viên và cách nhìn về người nông thôn đã thay đổi nhưng tâm lý lo ngại, bị coi thường từ xưa thì không thể nào xóa bỏ trong ngày một ngày hai.
Thờ ơ tư vấn, mất lòng ''thượng đế nông thôn''.
Bởi mục tiêu của những thương hiệu điện tử trước kia đều hướng đến những khách hàng có thu nhập khá trở lên do vậy, nhân viên chăm sóc khách hàng thường giải đáp thắc mắc bằng thái độ không niềm nở với khách hàng là người dân nông thôn.
Chính vì lẽ đó, bà con vùng quê cảm thấy mình làm phiền người khác nên dần hình thành tâm lý e ngại khi hỏi về những dịch vụ sản phẩm đáng lẽ mình được hưởng.
Quan trọng hơn hết, tâm lý là hiện tượng tinh thần xảy ra trong não bộ con người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người vậy nên yếu tố chủ quan là không thể bỏ qua.
Suy nghĩ không đủ tiền, đủ đẳng cấp đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nông thôn, nay lại “cộng hưởng” từ những trải nghiệm không vui vẻ, bị phớt lờ khi đi mua hàng.
Tất cả đã vô hình chung tạo nên một rào chắn giữa người dân nông thôn và những món hàng điện tử khó vượt qua.
Bên cạnh đó, tâm lý sợ bị dè bỉu, coi thường khi vào các cửa hàng điện tử là do người dân nông thôn họ luôn tự đặt mình với người ở thành phố lên bàn cân để so sánh từ cách ăn mặc, cách chi tiêu cho đến lối sống.
Nắm rõ và thấu hiểu những rào cản tâm lý mà bà con vùng quê đang gặp phải, nhiều hãng sản xuất đã ''chuyển hướng'', đổi chiến lược, đưa ra chính sách giá cả phù hợp và quy trình dịch vụ tận tâm để mang cảm giác “Mọi khách hàng là thượng đế” cho mọi người dân.
Tiêu biểu cho chiến lược này là ông lớn ngành viễn thông - Viettel, với chiến lược “Lấy nông thôn bao vây thành thị” đã giúp người nông dân vùng quê được “hòa chung” vào mạng lưới viễn thông toàn quốc và chiếm trọn tình cảm của người tiêu dùng Việt.
Học hỏi thành công của những thương hiệu ''quốc dân'', nhiều nhà sản xuất khi thâm nhập vào các thị trường mới cũng cân nhắc lựa chọn việc khai hoang những vùng đất mới.
Là nhà sản xuất điều hòa khi tham gia vào thị trường điện máy đầy cạnh tranh, Hikawa đã có những bước đi vững chắc trong việc ''lấy lòng" bà con ở cả khâu phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Thương hiệu này theo đuổi sứ mệnh “Đưa sản phẩm điện tử, công nghệ cao, tiên tiến của thế giới, chất lượng và dịch vụ tốt, tùy biến linh hoạt, phù hợp với điều kiện khí hậu, văn hóa bản địa đến tận tay từng gia đình khắp các vùng miền Việt Nam”.
Anh Trần Văn Tuyển - CEO Hikawa, chia sẻ “Tôi luôn trăn trở về việc còn rất nhiều hộ gia đình vẫn chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận với điều hòa, mặc cho ngoài trời nóng như đổ lửa.
Và anh nhận thấy rằng người dân tuy có hiểu biết nhất định về thị trường và các sản phẩm điều hòa, nhưng chưa có cơ hội để tiếp cận vì nhiều lý do.”
Để mang cơ hội được là “thượng đế” đến với bà con nông thôn, sản phẩm điều hòa Hikawa được tối giản một cách tối đa nhất, chỉ phục vụ nhu cầu cơ bản để cắt giảm giá thành đồng thời vẫn đảm bảo tính năng tiết kiệm điện của sản phẩm.
Việc tối giản các chức năng giúp cho bà con sử dụng điều hòa dễ dàng hơn và cũng vì nhu cầu người dùng nông thôn chỉ quan tâm tới những giá trị thiết thực nhất.
Và để giảm gánh nặng tâm lý về kinh tế người dân, Hikawa đã ưu đãi cho khách hàng chế độ bảo hành vàng lên tới 6 năm, trong khi các hãng điều hòa chỉ đưa ra thời gian bảo hành tối đa là 2 năm.
Bên cạnh đó, hãng cũng đưa ra chính sách 1 đổi 1 trong vòng 30 tháng.
Hơn thế, với chiến lược “Nhà phân phối song song trạm bảo hành” từ thành thị tới nông thôn, Hikawa bước đầu giúp bà con vùng nông thôn cảm nhận được sự quan tâm của ngành hàng đắt đỏ này đối với thị trường bình dân. Từ đó, tâm lý e ngại, sợ bị coi thường cũng phần nào được xóa nhòa.
Ngoài ra, anh Tuyển cũng chú trọng việc xây dựng đội ngũ với triết lý “bán hàng bằng cảm xúc”, phần nhiều tạo được sự gần gũi, thân thiện với khách hàng, đặc biệt xóa bỏ định kiến “bị phớt lờ” của người thôn quê.
Bằng cái tâm trong nghề, anh Tuyển quyết tâm đưa sản phẩm Hikawa chất lượng tốt, giá thành hợp lý và dịch vụ chăm sóc khách hàng thân thiện đến gần hơn với thị trường nông thôn.
Điều này, phần nào đã giúp bà con nơi đây tạo cho mình một niềm hứng khởi mới “Được chào đón mọi nơi, kể cả ở những cửa hàng bán đồ dùng điện tử - được nhận định là một trong những nhóm sản phẩm có phân khúc giá cao.”
Hikawa đang thực sự tiến từng bước trong việc xóa bỏ tâm lý sợ bị coi thường của người dân nông thôn khi sắm đồ điện tử. Thương hiệu điều hòa này cũng giúp những bà con nơi vùng quê chưa phát triển được tiếp cận dịch vụ tận tâm và mức giá phải chăng cho một sản phẩm điện tử máy lạnh chất lượng cao.
Thục San - Trends Việt Nam