Ngành dược phẩm được dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới

Theo Hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô của ngành dược Việt Nam có thể đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026.

Ngành này cũng có mức tăng trưởng 2%, đạt tốc độ tăng trưởng kép hằng năm 6% trong giai đoạn 2018-2020.

null
Việt Nam có quy mô thị trường tương đối lớn với dân số hơn 98 triệu người và tuổi thọ xấp xỉ 76 tuổi.

Duy trì tốc độ tăng trưởng cao, công nghiệp dược phẩm Việt Nam ngày càng thu hút các hãng dược trong và ngoài nước mở rộng đầu tư cũng như gia tăng sức cạnh tranh.

Tại Việt Nam, trong số những công ty tham gia ngành dược, ngoài 250 nhà sản xuất, hơn 200 hãng xuất nhập khẩu dược phẩm và khoảng 62.000 đại lý bán lẻ thì ngành dược phẩm còn ghi nhận tới 4.300 đại lý bán buôn (theo số liệu của IQVIA).

null
Các đại lý bán buôn này đang tham gia phân phối trên cả 3 kênh: bệnh viện, nhà thuốc và phòng khám tư, chủ yếu theo hình thức bán hàng trực tiếp.

Những doanh nghiệp trong và ngoài nước tiên phong về hình thức eB2B

Những năm gần đây, bán buôn dược phẩm còn mở rộng ra hình thức bán sỉ trực tuyến (eB2B).

Thuocsi.vn - Sàn thương mại điện tử dược phẩm lớn nhất Việt Nam

Ước tính có khoảng 15-20 công ty tham gia cuộc chơi như POC Pharma, Telio, JioHealth, Thuocsi.vn…

Trong đó, theo bà Hoàng Thị Kim Dung, thuộc Quỹ Genesia Ventures, “Thuocsi.vn được coi như Amazon dành cho ngành dược phẩm Việt Nam”.

null
Thuocsi.vn - Chợ thuốc sỉ online lớn nhất Việt Nam.

Các hãng ngoại tạm chưa dồn lực cho cuộc chơi eB2B dược phẩm dù DKSH có DKSH OneConnect còn Zuellig có eZRx.

Theo ông Vương Đình Vũ, đồng sáng lập cũng là Giám đốc Thương mại của BuyMed, đơn vị sở hữu Thuocsi.vn, các công ty trong mảng eB2B tại Việt Nam còn nhiều cơ hội tăng tốc.

null

Trước đây, nếu Thuocsi.vn như một nhà phân phối sỉ dược phẩm thì từ năm nay, BuyMed chuyển sang mô hình sàn giao dịch, kết nối nhà thuốc, phòng khám, nhà phân phối, nhà sản xuất dược và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Để chuyển đổi mô hình, ông Vũ cho biết, BuyMed đã mở rộng kho bãi từ 6.000 m2 của năm ngoái lên 18.000 m2 hiện tại và tự giao hàng thay vì dùng đến các hãng trung gian.

null
Một thay đổi khác là BuyMed sẽ mời 1.000 đối tác chuyển sang sàn giao dịch Thuocsi.vn.

Trước mắt, Durex của Reckitt, Sanofi, CVI, Sohaco và USP đã đồng ý mở gian hàng chính hãng.

Cách thức thay đổi của Thuocsi.vn dễ khiến kinh doanh của BuyMed bị ảnh hưởng vì mất đi một phần nguồn thu từ mảng mua bán và gia tăng chi phí đầu tư.

Tuy nhiên, theo ông Vũ, đây là thay đổi cần thiết để giữ vai trò trung lập, nhằm đưa Công ty lên một tầm vóc mới và nhất là để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Thuocsi.vn sẽ tìm cách gia tăng nguồn thu bằng việc tăng thêm trung bình 1.000-2.000 nhà thuốc/tháng từ con số 15.000 nhà thuốc thường xuyên giao dịch hiện nay.

Công ty cũng sẽ tăng thêm danh mục sản phẩm từ 25.000 mặt hàng các loại cũng như ước tính ghi nhận tăng trưởng doanh thu năm 2022 lên gấp 4 lần so với năm trước, đạt hàng trăm triệu USD.

Xa hơn, Thuocsi.vn đặt mục tiêu mở rộng thị trường nội địa cũng như ở các nước lân cận như Campuchia, Thái Lan và sẽ kinh doanh thêm nhiều sản phẩm sức khỏe khác.

null
BuyMed định vị là công ty công nghệ y tế (health tech), cung cấp mọi giải pháp giúp nhà thuốc/nhà phân phối lẫn nhà sản xuất có lợi ích kinh doanh bền vững.

Đường đi của BuyMed đã nhận được nhiều sự ủng hộ của giới đầu tư khi trong thời gian ngắn, công ty huy động thành công hơn 12 triệu USD.

DKSH - Tập đoàn đa quốc gia tiên phong thực hiện hóa hình thức eB2B

Đến nay, Zuellig Pharma, DKSH, Mega Products, Diethelm Việt Nam vẫn tiếp tục thống lĩnh thị trường.

Đây đều là những tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh, không chỉ trong phân phối dược mà còn kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, hàng tiêu dùng, hóa chất, mỹ phẩm, công nghiệp...

Theo thông tin từ DKSH Việt Nam, sau 30 năm hiện diện ở Việt Nam, thương hiệu này sở hữu mạng lưới khắp cả nước.

Không những thế, DKSH còn hợp tác cùng hàng trăm nhãn hàng, gồm cả những nhà sản xuất đình đám như Roche (Thụy Sĩ), Sanofi (Pháp) và phục vụ cho hàng trăm ngàn khách hàng doanh nghiệp.

null
DKSH còn là nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường, cung cấp nhiều dịch vụ từ đăng ký, marketing, phân phối và bán thuốc.

DKSH cũng dùng kênh online như cách hỗ trợ nhãn hàng qua bán hàng đa kênh (omni-channel).

null
Theo chia sẻ từ DKSH Việt Nam, cách thức của DKSH là tổ chức gian hàng chính hãng trên sàn thương mại điện tử.

Việc này giúp các nhãn hàng tăng nhận diện thương hiệu, tiếp cận đúng đối tượng và tăng doanh số bán hàng qua các tháng.

Cùng với DKSH, Zuellig Pharma đã giữ vị thế khó ai qua mặt tại các thị trường dược phẩm châu Á, với tổng doanh thu của 2 công ty này vào khoảng 15 tỷ USD.

Kết luận

Với tiềm năng mà thị trường dược phẩm đem lại sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp có cơ hội bứt tốc mạnh mẽ với sân chơi eB2B.

Vì vậy, để chiếm ưu thế, các doanh nghiệp dược cần đầu tư nhiều hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 hiện nay nhằm hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn như EU-GMP,PIC/S,JAPAN-GMP…

Ngoài ra, việc kết nối với các nhà bán lẻ lớn sẽ giúp hoàn thiện chuỗi phân phối,mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.