Giới thiệu giải pháp tiếp thị gián tiếp qua giới thiệu - Indirect Marketing via Referrals

Tiếp thị gián tiếp (Indirect Marketing) là phương pháp tiếp thị tập trung trước hết vào việc giành được sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng.
Mục đích của nó là tăng sự quen thuộc với thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng cuối cùng mua hàng của doanh nghiệp (DN).

Trên thực tế, tất cả khách hàng đều tin tưởng gia đình, bạn bè và thậm chí cả những người xa lạ hơn là tin tưởng vào các quảng cáo và thương hiệu.

Họ có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các đề xuất, bài đánh giá, lời chứng thực, cuộc trò chuyện trên mạng xã hội và quan trọng nhất là qua giới thiệu.

Niềm tin là yếu tố cốt lõi để khách hàng gia tăng mức độ tương tác với thương hiệu.
Niềm tin là yếu tố cốt lõi để khách hàng gia tăng mức độ tương tác với thương hiệu.

Nắm bắt được điểm mấu chốt trong quy luật xây dựng niềm tin, các DN ngày càng ưa chuộng và đầu tư hơn vào mô hình tiếp thị giới thiệu (Referral Marketing).

Tiếp thị giới thiệu là một chiến thuật tiếp thị sử dụng các khuyến nghị và truyền miệng để phát triển cơ sở khách hàng của DN thông qua mạng lưới khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.

Bản chất của tiếp thị giới thiệu là DN kích thích khách hàng truyền miệng có chủ đích để quảng bá thương hiệu.
Bản chất của tiếp thị giới thiệu là DN kích thích khách hàng truyền miệng có chủ đích để quảng bá thương hiệu.

Nói cách khác, tiếp thị giới thiệu biến khách hàng hiện tại thành những người ủng hộ thương hiệu đặc biệt là cơ hội tiếp cận với thương hiệu mới.

Trong phương pháp tiếp thị gián tiếp, DN tập trung vào việc xây dựng danh tiếng thương hiệu của mình theo thời gian, thay vì đưa ra lời rao bán hàng.

Thay vì bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, DN sẽ bán một câu chuyện có tầm ảnh hưởng lớn mà khán giả có thể liên quan đến.

Nike là một ví dụ tuyệt vời trong việc theo đuổi mô hình tiếp thị gián tiếp qua giới thiệu câu chuyện thương hiệu trong một thời gian dài.

Chiến dịch "You Can't Stop Sport" và khẩu hiệu "Just Do It" của họ truyền đạt tầm quan trọng của lối sống năng động, thay vì thúc ép việc sở hữu trang phục tập luyện của họ một cách bất khả kháng.

Chiến dịch "You Can't Stop Sport" và khẩu hiệu "Just Do It" của Nike là một ví dụ điển hình cho mô hình tiếp thị gián tiếp qua giới thiệu.
Chiến dịch "You Can't Stop Sport" và khẩu hiệu "Just Do It" của Nike là một ví dụ điển hình cho mô hình tiếp thị gián tiếp qua giới thiệu.

Trong tâm trí của nhiều người trên toàn cầu, thương hiệu Nike giờ đây đồng nghĩa với thể thao.

Cũng cần lưu ý rằng tiếp thị giới thiệu và tiếp thị truyền miệng (Word-of-mouth marketing) có vẻ giống nhau, nhưng chúng thực sự khác nhau.

Sự khác biệt chính giữa tiếp thị giới thiệu và tiếp thị truyền miệng là tiếp thị giới thiệu mang tính "có chủ ý" hơn.

Một doanh nghiệp tham gia vào tiếp thị giới thiệu sẽ cố gắng khuyến khích khách hàng của họ nói với bạn bè về công ty bằng nhiều hình thức khác nhau.

Ngược lại, tiếp thị truyền miệng sẽ để nó diễn ra tự phát, vốn thường được bắt đầu bởi những khách hàng hài lòng và không từ bất kỳ nỗ lực có chủ ý nào của thương hiệu.

Khi DN Việt Nam hưởng ứng trào lưu tiếp thị gián tiếp qua giới thiệu

Thành công từ mô hình tiếp thị gián tiếp qua giới thiệu của các nhãn hàng lớn trên thế giới là động lực để các DN Việt Nam đưa phương phương pháp này xâm nhập thị trường kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trong nước.

Những năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã không còn quá “mặn mà” với các chiến lược tiếp thị trực tiếp.

Thay vào đó, các hoạt động tiếp thị “kín đáo mà sâu sắc”, đơn cử như các chiến dịch tiếp thị giới thiệu hoặc tiếp thị bắc cầu qua nhãn hiệu cùng chủ sở hữu, v.v đang được ứng dụng rộng rãi.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số case study tiếp thị gián tiếp qua câu chuyện của 5 lĩnh vực kinh doanh tiêu biểu, bao gồm:

Điện tử - Công nghiệp - Công nghệ cao, F&B, Kiến trúc, Thời trang và Hạ tầng - Giao thông.

Tiếp thị tiếp gián tiếp lĩnh vực kinh doanh Điện tử - Công nghiệp - Công nghệ cao: Case study từ hãng smartphone danh tiếng một thời Asanzo và “người hùng” thị trường xe điện Việt Nam VinFast

  • Hãng smartphone Asanzo từng là một bước ngoặt lịch sử của Tập đoàn Asanzo

Dù vắng bóng trên thị trường điện tử nhiều năm nay nhưng mỗi khi nhắc đến cái tên Asanzo, người tiêu dùng chắc hẳn vẫn không thể quên “ván cược lịch sử” của hãng khi cho ra đời dòng điện thoại Asanzo năm nào.

Điện thoại Asanzo làm nên tên tuổi hãng Asanzo một thời.
Điện thoại Asanzo làm nên tên tuổi hãng Asanzo một thời.

Ngay khi tìm được thị phần vững chắc trong lĩnh vực tivi, điện lạnh, điện gia dụng, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam đã “nóng lòng” theo đuổi một mục tiêu mới mẻ.

Đó là gia nhập thị trường smartphone bằng cách tự sản xuất - một lĩnh vực mà nhiều thương hiệu lâu năm đã phải từ bỏ.

Ông chia sẻ:

“Chúng tôi sản xuất điện thoại không chỉ để bán mà còn làm đa dạng sản phẩm và nâng tầm thương hiệu Asanzo.”

Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam.
Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam.

Và chiến lược "lấn sân smartphone" của hãng đã thành công ngoài mong đợi khi doanh thu bán tivi và hàng điện gia dụng tăng đột biến ngay sau đêm công bố ra mắt điện thoại.

Khác với trước đây, nhiều khách mua sản phẩm của Asanzo nhưng chưa biết tầm cỡ công ty, nay biết công ty có thêm điện thoại, thương hiệu Asanzo được nâng tầm trong nhận thức người tiêu dùng.
  • Hãng xe điện VinFast khơi nguồn giấc mơ chinh phục thị trường xe điện toàn cầu của tập đoàn Vingroup

Nhắc đến thương hiệu xe hơi Việt Nam, VinFast là cái tên không thể bỏ qua.

Thời gian gần đây, thương hiệu này càng trở nên “hot” hơn khi tuyên bố ngừng kinh doanh ô tô chạy xăng dù trước đó các hoạt động trong mảng này vẫn vô cùng sôi nổi.

Theo đó, VinFast sẽ trở thành hãng xe thuần điện tiên phong tại thị trường Việt Nam, tham gia thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe điện trên toàn cầu.

Động thái mới này của VinFast thực chất là một hình thức tiếp thị gián tiếp nhằm củng cố thương hiệu trước khi tiến đến tham vọng chinh phục thị trường xe điện thế giới.

Xe ô tô điện VinFast đem thương hiệu Vingroup đến gần hơn với thị trường thế giới.
Xe ô tô điện VinFast đem thương hiệu Vingroup đến gần hơn với thị trường thế giới.

Chiến dịch này của VinFast cũng đem về “trái ngọt” mà theo chia sẻ của đại diễn hãng là:

"Tính đến nay, chúng tôi đã nhận hơn 73.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu cho các mẫu ôtô điện.”

Trên tất cả, người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ không chỉ nhắc đến VinFast như một “ông trùm” xe chạy xăng “made in Vietnam”.

Từ nay, khách hàng sẽ “điểm mặt đặt tên” cho hãng với danh xưng “người tiên phong” dùng xe điện để lan tỏa “cuộc cách mạng di chuyển xanh” tại Việt Nam.

VinFast - Người “cầm đèn” cuộc cách mạng di chuyển xanh tại Việt Nam.
VinFast - Người “cầm đèn” cuộc cách mạng di chuyển xanh tại Việt Nam.

Tiếp thị tiếp gián tiếp lĩnh vực kinh doanh F&B: Cà phê Saigon Casa Café và chuỗi mở rộng của đơn vị Nova F&B thúc tiến nhận diện thương hiệu bất động sản Novaland Group

Tập đoàn bất động sản Novaland là một trong những “ông lớn” hàng đầu của thị trường BĐS Việt Nam.

Ngay từ khi thành lập, Novaland luôn có ý thức xây dựng thương hiệu qua từng dự án, sản phẩm của mình.

Trong bối cảnh hậu đại dịch, DN này mở rộng sang ngành F&B và “gây choáng” với danh mục đầu tư phong phú của Nova F&B.

Nổi bật trong danh mục thương hiệu của đơn vị Nova F&B là mảng cà phê với chuỗi Saigon Casa Café.

Chuỗi cửa hàng cà phê “nổi bần bật” giữa Siêu thành phố Biển – Du lịch – Sức khỏe NovaWorld Phan Thiet là đặc điểm nhận biết và niềm tự hào của thương hiệu Novaland.

Saigon Casa Café dần trở thành điểm check-in quen thuộc của cư dân và du khách.
Saigon Casa Café dần trở thành điểm check-in quen thuộc của cư dân và du khách.

Sự thành công của Saigon Casa Café được nói lên khi có mặt tại 5 địa điểm sầm uất được đặt ở các thành phố lớn.

Giờ đây mỗi khi nhìn thấy hay đặt chân đến các chi nhánh cà phê này, khách hàng sẽ nghĩ ngay tới “cha ruột” Novaland.

Cùng với mảng cà phê, mảng nhà hàng của Novaland cũng chiếm trọn “spotlight” với hàng loạt chuỗi mở rộng Jumbo Seafood, The Dome Dining & Drinks, Dynasty House – Hongkong Dimsum & Hotpot, Au Lac Do Brazil, Viet Kitchen, Marina Club, Embassy Lounge, Number 1 Beach Club, Food Train Restaurant, Grand Lounge, Shark Restaurant, v.v.

Nhà hàng Jumbo Seafood - một thương hiệu của tập đoàn Novaland Group.
Nhà hàng Jumbo Seafood - một thương hiệu của tập đoàn Novaland Group.

Tiếp thị gián tiếp lĩnh vực kinh doanh Kiến trúc: Nhà hàng Thái Công-nơi tôn vinh vẻ đẹp thiết kế nội thất của thương hiệu Thái Công Interior Design

Thái Công là một trong những nhà thiết kế kiến trúc nổi tiếng tại Việt Nam.

Không chỉ những người trong lĩnh vực thiết kế hay những khách hàng trước đó, mà bất cứ ai đi qua hay từng đặt chân tới Nhà hàng Thái Công đều biết đến ông trong vai trò một người yêu không gian nội thất đẹp.

Nhà hàng Thái Công là nơi tôn vinh vẻ đẹp thiết kế nội thất từ thương hiệu Thái Công Interior Design.
Nhà hàng Thái Công là nơi tôn vinh vẻ đẹp thiết kế nội thất từ thương hiệu Thái Công Interior Design.

Nhà hàng Thái Công là một không gian ẩm thực phong cách thượng lưu với mỗi chi tiết là một sự chọn lọc khắt khe và tỉ mỉ của nhà thiết kế.

Không gian trong nhà hàng được bày trí sang trọng, kỹ lưỡng: từ ghế bọc da, bàn đá đen bóng dưới ánh đèn pha lê thanh nhã, cho đến từng chiếc bát, đĩa, dao, dĩa đều là sản phẩm cao cấp.

Không gian sang trọng và tinh tế bên trong nhà hàng Thái Công.
Không gian sang trọng và tinh tế bên trong nhà hàng Thái Công.

Thực khách khi đến nhà hàng không chỉ để thưởng “thực” mà còn thưởng thức nét đẹp kiến trúc nơi đây.

Như vậy không cần lời thuyết minh thương hiệu, mỗi góc trong nhà hàng đã là một “biển quảng cáo vô hình” cho chính nhà thiết kế.

Tiếp thị gián tiếp lĩnh vực kinh doanh Thời trang: Nhà hàng chay Nưa Vegetarian truyền bá nét đẹp thời trang qua các thời kỳ của thương hiệu Áo Dài Võ Việt Chung

Trong ngành kinh doanh ăn uống, Nưa Vegetarian là địa điểm quen thuộc của những tín đồ ăn chay.

Và thật bất ngờ khi đây chính là thương hiệu ẩm thực của nhà thiết kế thời trang Võ Việt Chung.

Nhà thiết kế áo dài Võ Việt Chung (bên phải) trong không gian nhà hàng Nưa Vegetarian của chính mình.
Nhà thiết kế áo dài Võ Việt Chung (bên phải) trong không gian nhà hàng Nưa Vegetarian của chính mình.

Theo đuổi đam mê mới những vẫn không từ bỏ khát vọng thời trang là yếu tố thúc đẩy anh Chung kết hợp cả hai lĩnh vực trong cùng một không gian.

Tại Nưa Vegetarian, thực khách không chỉ say sưa thưởng thức đồ ăn theo lối “eat-clean” mà còn đắm chìm trong vẻ đẹp của những tà áo dài thương hiệu Áo Dài Võ Việt Chung.

Đây cũng là một điểm đặc sắc khó quên của nhà hàng.

Nhiều người tới đây phần vì muốn thỏa cơn thèm mĩ thực, phần vì muốn thỏa cơn say mĩ phục.

Nhà hàng chay Nưa Vegetarian truyền bá nét đẹp thời trang qua các thời kỳ của thương hiệu Áo Dài Võ Việt Chung.
Nhà hàng chay Nưa Vegetarian truyền bá nét đẹp thời trang qua các thời kỳ của thương hiệu Áo Dài Võ Việt Chung.

Sẽ chẳng có gì sai khi nói nhờ có những bộ áo dài mà nhà hàng chay Nưa được nhiều người biết đến hơn.

Và càng không sai khi khẳng định nhà hàng chay Nưa đã tiếp thị gián tiếp cho thương hiệu Áo dài Võ Việt Chung.

Tiếp thị gián tiếp lĩnh vực kinh doanh Hạ tầng - Giao thông: Tổ hợp Bệnh viện - Khách sạn Phương Đông là một điểm sáng thương hiệu của tập đoàn đa ngành Intracom Group

Trong xu thế bất động sản y tế, tập đoàn đa ngành Intracom Group “chơi lớn” khi bỏ ra 4.500 tỷ để xây dựng Tổ hợp y tế Phương Đông cực hiện đại.

Toàn cảnh Tổ hợp Bệnh viện - Khách sạn Phương Đông của tập đoàn đa ngành Intracom Group.
Toàn cảnh Tổ hợp Bệnh viện - Khách sạn Phương Đông của tập đoàn đa ngành Intracom Group.

Với nền tảng vững chắc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, năng lượng sạch, vật liệu xây dựng, thi công xây lắp, dự án Tổ hợp Bệnh viện - Khách sạn đã được đón nhận tích cực ngay từ những ngày đầu.

Khi đi vào hoạt động chính thức, không chỉ giới truyền thông mà các cơ quan Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt trước mô hình bệnh viện hiện đại theo tiêu chuẩn 5 sao này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến thăm Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến thăm Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Và hơn hết, công chúng cũng dành nhiều khen ngợi trước quyết định đầu tư đúng đắn của tập đoàn Intracom.

Từ đó, khách hàng không chỉ yên tâm khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Phương Đông, mà còn tin tưởng vào các dự án tương lai của tập đoàn Intracom.

Lời kết

Bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể tận dụng lợi thế của tiếp thị gián tiếp qua giới thiệu.

Loại chiến lược tiếp thị này có thể đem lại hiệu quả cho DN, từ chủ sở hữu nhỏ cho đến các tập đoàn lớn.

Bằng chiến lược tiếp thị giới thiệu khôn khéo, DN có thể tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo mà vẫn đạt được mục đích tiếp thị một cách nhanh chóng.