Tiền đề của mô hình kinh doanh xe đạp

Đây không phải lần đầu Thế Giới Di Động "lấn sân" sang lĩnh vực khác ngoài các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng,...

Trước đây, Thế Giới Di Động từng tận dụng mặt bằng để kinh doanh xe máy điện tại Hà Nội, tuy nhiên đến nay thử nghiệm này không được mở rộng. Lý do, xe máy điện này của một hãng sản xuất điện thoại đưa vào kinh doanh thử.

Ông lớn ngành bán lẻ cũng từng thử nghiệm bán mắt kính nhưng đã dừng lại. Riêng mảng đồng hồ vẫn đang phát triển.

Thế Giới Di Động từng có thời gian kinh doanh mắt kính vào năm 2019. Thế Giới Di Động từng có thời gian kinh doanh mắt kính vào năm 2019.

Bên cạnh đó, các mặt hàng gia dụng như nồi niêu xoong chảo cũng đã được thêm vào danh mục hàng hoá tại Điện máy Xanh, có doanh thu nhất định và đang được mở rộng.

Như vậy liên tiếp trong vài năm qua, chuỗi bán lẻ công nghệ chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam đã thử nghiệm khá đa dạng mặt hàng trong bối cảnh nhu cầu mua điện thoại bão hoà.

Bán xe đạp có phải một mô hình tiềm năng?

Thế Giới Di Động vừa khai trương hai cửa hàng bán xe đạp tại các quận vùng ven TP.HCM. Khu vực bán xe đạp được đặt dưới mái hiên của hai siêu thị Điện máy Xanh hiện hữu.

Các loại xe đạp được bày bán đa dạng chủng loại, gồm xe đạp leo núi, xe thể thao, xe thành phố, xe trẻ em. Giá bán trung bình mỗi mẫu xe khoảng 3 triệu đồng.

Trong đó, xe đạp trẻ em hiện đang có mức tiêu thụ tốt. Ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Thế Giới Di Động cho biết do khai trương đúng dịp lễ 30/4, doanh thu của ngành hàng mới rất khả quan.

Sau kỳ nghỉ lễ, số bán giảm xuống nhưng duy trì đều đặn mỗi ngày bán trung bình 15 xe mỗi cửa hàng. Các thương hiệu được chọn bán tại chuỗi này gồm có Giant, Martin 107, Asama, Thống Nhất, và các hãng khác.

Mô hình kinh doanh xe đạp của Thế Giới Di Động đem lại doanh thu khả quan. Mô hình kinh doanh xe đạp của Thế Giới Di Động đem lại doanh thu khả quan.

Liệu mô hình này sẽ duy trì được bao lâu?

Theo kế hoạch, Thế Giới Di Động sẽ mở thêm khoảng 10 cửa hàng khác trong thời gian tới. Ngoài TP.HCM, sẽ có các cửa hàng tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.

Để hút khách, ông Hiểu Em cho biết áp dụng giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, hoặc mua điện thoại nhận phiếu giảm giá mua xe,... tương tự cách chuỗi này áp dụng khi đưa vào kinh doanh các mặt hàng mới.

Theo tính toán của CEO Thế Giới Di Động, thị trường xe đạp mỗi năm bán được khoảng 2,4 triệu chiếc. Ông chưa đặt mục tiêu thị phần đối với mặt hàng mới này.

Các nhân viên hiện hữu được đào tạo để lắp ráp và sửa chữa xe đạp, mặt bằng được tận dụng từ nguồn có sẵn nên hầu như không phát sinh chi phí.

Đây không phải lần đầu Thế Giới Di Động thử nghiệm mô hình kinh doanh mới. Đây không phải lần đầu Thế Giới Di Động thử nghiệm mô hình kinh doanh mới.

Như đã đề cập, mô hình kinh doanh xe đạp mới chỉ đi vào hoạt động trong chưa đầy một tháng tính từ ngày 30/4. Vì vậy, không thể vội vàng đưa ra kết luận cụ thể về thời gian Thế Giới Di Động duy trì mô hình này.

Tuy nhiên hiệu quả của mô hình thử nghiệm này vẫn đáng để chú ý vì trước đây Thế Giới Di Động cũng phải đóng chuỗi cửa hàng thử nghiệm Điện thoại Siêu rẻ do không đạt chỉ tiêu kinh doanh như kỳ vọng.

Tổng hợp