Kinh doanh tuần hoàn - chìa khóa đa nhiệm cho thương hiệu

“Kinh doanh tuần hoàn” là mô hình kinh doanh được hình thành và phổ quát trong nền công nghiệp thời trang thời gian gần đây với mục tiêu giảm sự lãng phí trong sản xuất và giúp kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng của hàng may mặc và phụ kiện.

Bài báo cáo với tiêu đề “Khi thời trang không cần trả giá bằng sức khỏe của Trái Đất” tiết lộ rằng việc áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững với môi trường, chẳng hạn như kéo dài tuổi thọ của sản phẩm bằng các dịch vụ sửa chữa và bán lại có thể “hái ra quả ngọt”, bao gồm cả việc tăng lòng trung thành của khách hàng.

Mô hình kinh doanh tuần hoàn có thể giúp tăng lòng trung thành của khách hàng. Mô hình kinh doanh tuần hoàn có thể giúp tăng lòng trung thành của khách hàng.


Điều này được chứng minh thông qua hai nghiên cứu điển hình trong báo cáo từ Farfetch (nền tảng thương mại điện tử thời trang cao cấp) và FW (thương hiệu thời trang khoác ngoài).

Cả hai đã làm việc với ReLondon và QSA Partners trong khoảng thời gian hai năm để phát triển, thử nghiệm và tung ra các sản phẩm “tuần hoàn” mới của họ, như một phần của dự án có tên Tiên Phong Thời Trang Tuần Hoàn.

ReLondon, trước đây được gọi là The London Waste và Recycling Board, lưu ý rằng các thương hiệu và nhà bán lẻ thực hiện mô hình kinh doanh theo nền kinh tế tuần hoàn có thể đạt được nhiều thành công hơn các mô hình tuyến tính truyền thống như ‘khai thác, sản xuất, sử dụng, vứt bỏ’.

Điều này được chứng minh bởi Farfetch và FW với các báo cáo của họ về “những tác động tích cực lên lợi nhuận và hành tinh” nhờ một số mô hình bền vững mới.

FW giảm 60% chi phí với dịch vụ bảo hành sửa chữa “tiêu chuẩn vàng” cho hàng thời trang khoác ngoài của mình

Thương hiệu FW đã sử dụng dự án này để tạo ra dịch vụ sửa chữa “tiêu chuẩn vàng”.

Theo FW, dịch vụ này không chỉ giúp họ xây dựng và củng cố lòng trung thành của khách hàng mà còn giảm 60% chi phí trả lại bảo hành và cuối cùng là giảm tác động đến môi trường do họ không phải sản xuất sản phẩm mới để thay thế các yêu cầu bảo hành.

Mô hình kinh doanh tuần hoàn giúp củng cố lòng trung thành của khách hàng, giảm chi phí trả lại bảo hành và giảm tác động đến môi trường. Mô hình kinh doanh tuần hoàn giúp củng cố lòng trung thành của khách hàng, giảm chi phí trả lại bảo hành và giảm tác động đến môi trường.


Sara Asmoarp, người đứng đầu mảng Chất lượng và ESG (Môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) tại FW, cho biết trong báo cáo:

“Tôi đã nghe nói về dịch vụ bán lẻ, cho thuê mướn, và sửa chữa nhưng tôi không chắc lựa chọn nào có thể phù hợp với chúng tôi hoặc có những trường hợp kinh doanh như thế nào.

Tôi muốn đảm bảo rằng chất lượng của bất kỳ dịch vụ nào mà chúng tôi cung cấp cũng có giá trị tương đồng với trải nghiệm mà khách hàng mong đợi từ trang phục khoác ngoài của chúng tôi.

Trang phục khoác ngoài thường chịu những môi trường khắc nghiệt từ bên ngoài. Rất khó cho bất kỳ thương hiệu may mặc nào có thể đo lường và xác định đâu là những hư hại do tác động mạnh bên ngoài và đâu là sự sai sót nội ẩn từ các bộ phận như khóa zipper hoặc đường may nẹp sườn.

Việc cung cấp dịch vụ sửa chữa đã giúp chúng tôi quản lý và xử lý các sản phẩm theo cách khiến khách hàng của chúng tôi hài lòng. Hơn hết, chúng tôi không ngờ công ty có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn nhờ mô hình này.”

FW cũng đã nói thêm rằng họ có kế hoạch thử nghiệm thêm nhiều dịch vụ kinh doanh mang tính tuần hoàn như vậy với khách hàng trong tương lai sau khi nhận được thành công ban đầu từ dịch vụ sửa chữa.

Lòng trung thành từ khách hàng có thể củng cố nhờ dịch vụ sửa chữa/bán lại của mô hình kinh doanh tuần hoàn, theo báo cáo bởi ReLondon và QSA

Farfetch cũng đã báo cáo kết quả tích cực từ việc ra mắt hai mô hình tái thương mại của mình, Farfetch Second Life và Farfetch Donate, đã giúp doanh nghiệp tăng trưởng “đáng kể” hàng năm trong việc mua các mặt hàng đã qua sở hữu kể từ năm 2010, với doanh số bán của các sản phẩm có tính bền vững đã tăng gần 240% từ năm 2017 đến năm 2019.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiết lộ rằng việc mua các sản phẩm đã-qua-sở-hữu giảm thiểu việc người tiêu dùng mua một mặt hàng mới, chiếm khoảng 60% trường hợp. Khách hàng của họ thể hiện nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm và dịch vụ bền vững hơn.

Lòng trung thành từ khách hàng có thể củng cố nhờ dịch vụ sửa chữa/bán lại của mô hình kinh doanh tuần hoàn, theo báo cáo bởi ReLondon và QSA. Lòng trung thành từ khách hàng có thể củng cố nhờ dịch vụ sửa chữa/bán lại của mô hình kinh doanh tuần hoàn, theo báo cáo bởi ReLondon và QSA.


Tom Berry, Giám đốc mảng kinh doanh bền vững toàn cầu tại Farfetch, cho biết trong một tuyên bố:

“Chúng tôi đang thực hiện sứ mệnh trở thành nền tảng toàn cầu về thời trang sang trọng – trao quyền và khuyến khích mọi người suy nghĩ, hành động và lựa chọn tích cực, đồng thời cam kết với những thay đổi dài hạn có tác động bền vững đến tương lai của ngành này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác của mình để đổi mới trong lĩnh vực này và cung cấp một loạt các giải pháp cho khách hàng để cho phép họ có những lựa chọn mua hàng có ý nghĩa.”

Báo cáo cho biết thêm rằng Farfetch đang tích cực tìm cách đưa nhiều danh mục sản phẩm hơn nữa vào mô hình tái thương mại của mình và đã triển khai đến 30 quốc gia.

Tháng trước, Farfetch cũng đã hợp tác với The Restory để tung ra dịch vụ chăm sóc sang trọng để sửa chữa và phục hồi giày, túi xách và đồ da. Và vào năm ngoái, công ty đã công bố các mục tiêu bền vững lâu dài đầy tham vọng nhằm đưa hoạt động kinh doanh bền vững của mình vượt qua doanh số của kinh doanh truyền thống vào năm 2030.

Andrea Crump, cố vấn chiến lược kinh tế tuần hoàn tại ReLondon, cho biết:

“Nhu cầu của khách hàng về tính bền vững không ngừng tăng lên và sẽ không có dấu hiệu giảm bớt. Và những gì chúng tôi thấy từ dự án này là nhu cầu đặt khách hàng làm trọng tâm trong các quyết định của mình lên các mô hình kinh doanh theo vòng tròn này”.

Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề bền vững. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề bền vững.

Kristina Bull, Đối tác tại QSA, nói thêm:

“Những lợi ích chính mà các nhà bán lẻ nhận được từ việc triển khai các mô hình kinh doanh tuần hoàn là mối quan hệ vững chắc với khách hàng và hiểu sâu hơn những nhu cầu ẩn của họ, ngoài việc chỉ mua một sản phẩm ban đầu.

Chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề bền vững, vì vậy thực sự việc triển khai các mô hình kinh doanh tuần hoàn giúp các thương hiệu trở nên linh hoạt và vững vàng hơn trước những nghi vấn hướng về các thương hiệu của người tiêu dùng.”

Cùng với báo cáo, QSA đã tung ra một nền tảng thông tin miễn phí với những hiểu biết sâu sắc từ những dự án của QSA dành cho các thương hiệu quan tâm đến việc điều hòa tính bền vững và lợi nhuận.

Cụ thể, trang thông tin này chia sẻ kiến thức chuyên môn về thương mại, tài chính và tính bền vững, cùng với kinh nghiệm và kiến thức quản lý dự án thực tế để giúp triển khai các mô hình kinh doanh tuần hoàn một cách thành công.

Theo Style-Republik