Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm thuộc danh sách quốc bảo Việt Nam
Sâm Ngọc Linh là loại sâm có hàm lượng saponin cao, đã được đưa vào danh sách quốc bảo của Việt Nam.
Saponin là một chất có lợi cho sức khỏe.
Trong sâm mà chứa hàm lượng saponin càng nhiều thì càng có chất lượng tốt.
Theo như trung tâm nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh, các loại sâm của Triều Tiên, Hàn Quốc và chỉ có khoảng 26 saponin với cấu trúc hóa học thông thường.
Trong khi đó, sâm Ngọc Linh của Việt Nam đến từ 56 saponin.
Đây là một trong những sản phẩm quan trọng nhất về dược liệu.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc lúc còn làm Thủ tướng từng đề nghị Trung tâm Quốc Gia nghiên cứu và phát triển loại sâm Ngọc Linh.
Đặc biệt yêu cầu làm rõ loại sâm này là đặc hữu của Việt Nam và là loại sâm tốt nhất trên thế giới.
Chỉ có sâm Ngọc Linh mới có được hợp chất saponin dammaran chứa ocotilol với majonoside R2 (MR2), chiếm hơn 50% hàm lượng saponin có chứa trong sâm.
Chất này có thể giúp cho sâm Ngọc Linh có thể bào chế thành dược liệu có thể điều trị các bệnh lý nguy hiểm.
Do đó đây được cho là loại sâm quý hiếm nhất trên thế giới hiện nay.
Tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu mở rộng diện tích trồng sâm Ngọc Linh
Sau gần 20 năm sưu tầm và nhân giống sâm Ngọc Long, ông Huỳnh Văn Liêm, Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết tỉnh hiện có khoảng 1.240 ha.
Số lượng sâm Ngọc Linh hiện nay tập trung chủ yếu ở vùng huyện Tu Mơ Rông với hơn 1,190 ha còn lại ở huyện Đăk Glei.
Năm 2022 tỉnh đặt mục tiêu sẽ trồng mới với diện tích 500 ha sâm Ngọc Linh, trong đó huyện Tu Mơ Rông được giao trồng 490 ha, còn lại là tại Huyện Đăk Glei.
Tỉnh Kon Tum cũng kỳ vọng đến năm 2025, tỉnh có thể phát triển quỹ đất 4.500 ha sâm Ngọc Linh và khoảng hơn 10.000 ha cây dược liệu khác.
Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, Kon Tum trở thành thủ phủ Sâm Ngọc Linh cũng như vùng phát triển dược liệu lớn nhất cả nước với 10.000 ha cây trồng.
Để thực hiện được mục tiêu như kỳ vọng thì Tỉnh Kon Tum chủ động giao cho các địa phương thực hiện việc kết nối với các doanh nghiệp để cùng nông dân phát triển.
Trong đó với vai trò là chuỗi cung ứng các doanh nghiệp sẽ là đầu mối cung cấp nguồn giống cho người dân.
Tạo điều kiện để các hộ gia đình phát triển kinh tế với sâm Ngọc Linh
Ngoài việc chủ động về giống cây và nguồn vốn, tỉnh Kon Tum còn là đơn vị trung gian kết nối các đơn vị doanh nghiệp với nông dân nhằm phát triển các vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh.
Ông Trần Hoàn, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum cho biết hằng năm doanh nghiệp sẽ tặng mỗi hộ gia đình khoảng 100 cây sâm Ngọc Linh giống để họ có thể phát triển kinh tế nhờ cây giống.
“Năm nay công ty sẽ tặng một triệu cây giống (gồm có sâm Ngọc Linh) cho người dân đồng bào Xê Đăng ở Kon Tum. Đồng thời chúng tôi cho bà con đến tận vườn để làm việc và học hỏi kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc để họ có thể tự phát triển vườn sâm cho gia đình” ông nói.
Trong khi đó Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông, Kon Tum ký cam kết bao tiêu sản phẩm Sâm Ngọc Linh, ngũ vị tứ, sa nhân tím, hồng đẳng sâm và một số các loại dược liệu khác với Uỷ Ban nhân dân xã Ngọk Lây.
Mục tiêu sẽ tạo đầu ra cho người dân vùng này đồng thời cam kết sẽ thu mua theo mức giá thị trường.
Quy hoạch vùng trồng Sâm Ngọc Linh cung ứng cho thị trường
Các công ty sản xuất và phân phối dược liệu ở khu vực phía Bắc và Tây Nguyên cũng đang lên kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu về sâm Ngọc Linh tại Kon Tum.
Lãnh đạo một công ty dược tại Hà Nội cho hay công ty ông đang có kế hoạch trồng khoảng 100 ha sâm Ngọc Linh để phục vụ cho sản xuất và chế biến dược phẩm sau này.
Công ty cũng tìm được nguồn cung cấp cây giống và đang thuê chuyên gia nghiên cứu thêm về thẩm định và chọn vùng trồng phù hợp.
Hiện nay, cả nước có 2 tỉnh duy nhất tập trung trồng sâm Ngọc Linh là Quảng Nam và Kon Tum.
Trong đó Quảng Nam được chính phủ quy hoạch trồng khoảng 16.000 ha còn Kon Tum là 17.000 ha.
Quảng Nam có tới 20 doanh nghiệp tham gia vào việc ký kết hợp đồng thuê môi trường rừng trồng sâm với diện tích trồng đạt 7.000 -8.000 ha.
Vì vậy, số lượng sâm cung ứng cho cho thị trường khá đều đặn.
Vào đầu tháng những phiên chợ sâm được mở tại trung tâm huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
Giá của chúng giao động tùy vào tuổi đời và trọng lượng của sâm quanh mức 80-250 triệu đồng/kg.
Tại Kon Tum, tỉnh đã và đang lên kế hoạch giới thiệu sâm đến khách du lịch trong và ngoài nước tại các chợ và lễ hội du lịch.