“Làn sóng” Gen Z đã và đang trở thành lực lượng lao động chiếm đại đa số trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Những người lao động trẻ làm việc trong thời đại kỷ nguyên số hóa 4.0 cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng quan trọng.
Để cạnh tranh và phát triển sự nghiệp của bản thân phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động đầy cơ hội và thách thức trong tương lai.
Xác định rõ ràng mục đích công việc và thứ tự ưu tiên
Một trong những bước quan trọng nhất để trở nên hiệu quả là biết rõ mục đích công việc của bạn.
Rốt cuộc, nếu bạn không biết công việc của mình phải làm hay đạt được là gì, thì làm sao bạn có thể thiết lập các ưu tiên thích hợp?
Và nếu bạn không thiết lập các ưu tiên, bạn sẽ luôn trong tình huống bị “chôn vùi” trong núi công việc, vì không thể phân biệt được đâu là điều quan trọng và đâu là điều không quan trọng.
Tất cả chúng ta đều có những nhiệm vụ quan trọng đem đến sự khác biệt lớn cho công việc.
Người biết cách làm việc là biết chọn ra hai hoặc ba nhiệm vụ đóng góp nhiều nhất cho sự thành công của bạn.
Chẳng hạn, những việc gì giúp bạn kiếm tiền nhiều nhất? Sau đó loại bỏ tất cả các nhiệm vụ linh tinh khác để tập trung cho những việc này.
Thái độ làm việc tích cực - yếu tố cốt lõi tạo nên thành công
Thái độ làm việc là cụm từ khá quen thuộc với mỗi chúng ta, thái độ làm việc quyết định rất nhiều đến sự thành công hay thất bại của mỗi người.
Những người có thái độ tốt luôn chủ động bất cứ khi nào họ có thể. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh với một tinh thần hăng hái.
Một thái độ tốt không chỉ khiến Gen Z được tôn trọng hơn khi đặt ra các tiêu chuẩn cho công việc và hành vi của bạn, điều này còn có nghĩa là bạn đang tự chịu trách nhiệm về mình.
Như vậy, người có thái độ tốt sẽ được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao không chỉ về năng lực mà còn về tinh thần làm việc.
Từ đó, bạn có thể mở rộng mối quan hệ và có nhiều cơ hội phát triển tốt hơn.
Rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết
Để có thể làm việc hiệu quả, GenZ cần chuẩn bị cho bản thân một bộ kĩ năng hỗ trợ như quản lý thời gian, quản lý căng thẳng, kỹ năng giao tiếp và định hướng phát triển sự nghiệp.
Đôi khi, chúng ta dễ dàng bỏ qua những việc này, nhưng nó lại rất quan trọng. Tất cả những điều này có những tác động vô hình đến hiệu quả của bạn trong công việc.
Kỹ năng quản lý thời gian
Có lẽ điều quan trọng nhất mà Gen Z có thể làm để trở nên hiệu quả hơn trong công việc là học cách quản lý thời gian của mình.
Bạn có thật sự biết mỗi ngày mình dành bao nhiêu thời gian để xử lý công việc không?
Có việc quan trọng và có việc ít quan trọng hơn, có việc phải mất 1, 2 ngày nhưng có việc chỉ mất 1, 2 giờ, đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý thời gian thích hợp.
Khi biết mình đang dành bao nhiêu thời gian cho các nhiệm vụ khác nhau thì nên học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho chúng.
Hiệu quả trong công việc có nghĩa là bạn sử dụng thời gian làm lợi thế cho mình, lên lịch làm việc có giá trị cao nhất vào những thời điểm trong ngày khi bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất.
Kỹ năng tư duy và hệ thống
Cuối cùng, kĩ năng sắp xếp và tư duy hệ thống sẽ thể hiện được sự khác biệt của một người làm hiệu quả và quản lý thời gian tốt hay không.
Hãy thử tưởng tượng việc mỗi ngày bạn đang tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm một file hợp đồng hay một món đồ thất lạc thì thật là lãng phí.
Vì vậy, hãy học cách quản lý dữ liệu có tổ chức, và sắp xếp đồ đạc gọn gàng dễ tìm khi cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp
Chúng ta dường như dành cả ngày để giao tiếp với những người xung quanh.
Đây là lý do tại sao kỹ năng giao tiếp tốt là điều cần thiết, đặc biệt khi mục tiêu của bạn là làm việc hiệu quả hơn.
Bắt đầu bằng cách phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực của bạn. Điều này thể hiện nỗ lực phối hợp để thực sự nghe và hiểu những gì người khác đang nói.
Đừng để bản thân bị phân tâm bởi những gì đang diễn ra xung quanh, và đừng lên kế hoạch cho những gì bạn sẽ nói tiếp theo trong khi người kia đang nói. Thay vào đó, chỉ cần lắng nghe những gì họ đang nói.
Hãy nhớ, giao tiếp cũng giống như việc bạn viết một bản báo cáo cũng cần có sự thống nhất, yếu tố thuyết phục về nội dung và một phong thái bình tĩnh, tự tin khi thể hiện.
Thêm nữa, luôn kiên nhẫn giải thích cho các thành viên khác trong nhóm làm việc cũng là cách bạn đang rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân.
Khả năng đối mặt với căng thẳng
Một chút áp lực có thể là một điều tốt. Nhưng khi áp lực vượt quá khả năng, chúng ta cũng mất khả năng đưa ra các quyết định chính xác và phù hợp.
Đây là lý do tại sao học cách quản lý căng thẳng là yếu tố then chốt để trở nên hiệu quả hơn trong công việc.
Khi không chắc điều gì gây ra căng thẳng cho mình, hãy ghi nhật ký căng thẳng trong một hoặc hai tuần.
Điều này giúp bạn xác định các nguyên nhân khiến bạn căng thẳng và hiểu mức độ bạn trải qua nó.
Khi cảm thấy bình tĩnh, bạn có thể phân tích các yếu tố kích hoạt này và đưa ra các chiến lược hiệu quả để quản lý chúng.
Phân tích SWOT cá nhân để xác định điểm mạnh và điểm yếu
Bất kể lĩnh vực của bạn là gì, điều quan trọng là bạn phải không ngừng học hỏi và phát triển các kỹ năng của mình.
Ngoài các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của bạn, bạn cũng cần chú trọng đến các kỹ năng mềm.
Chúng bao gồm các lĩnh vực như kỹ năng lãnh đạo, kỹ thuật giải quyết vấn đề, kỹ năng trí tuệ cảm xúc và tư duy sáng tạo.
Bất cứ điều gì bạn có thể làm để nâng cao những kỹ năng này sẽ được đền đáp tại nơi làm việc.
Ngoài ra, hãy xem xét nếu có loại bằng cấp hoặc kỹ năng nào bạn đang thiếu và có thể cản trở sự phát triển con đường sự nghiệp của bạn.
Trong một số trường hợp, bạn cần cập nhật những tiến bộ trong ngành để bạn có thể thích nghi với yêu cầu thị trường.
Tổng hợp, nguồn: L’OFFICIEL VIETNAM, Doanh nhân Sài Gòn, CafeF, Acabiz