Xu hướng xanh - giải pháp dẫn đầu kinh doanh hậu Covid

Nhận thức về “tiêu dùng xanh” của đại đa số người dân đang dần được nâng cao do sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và dịch Covid-19.

Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đều đang dần điều chỉnh hướng đầu tư và phát triển sản phẩm, dịch vụ sang “làn sóng xanh”.

Để có thể bắt nhịp với làn sóng này, doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới và phải cùng lúc đáp ứng được hai yêu cầu: đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và không gây hại cho môi trường.

Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong việc “xanh hóa” do là ngành tác động trực tiếp đến thiên nhiên và thảm thực vật.

Cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa ‘tỏa sáng’ nhờ xu hướng xanh.

Trong chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản, “xanh hóa” dù đơn giản nhưng lại là một thách thức nếu đi kèm với tiêu chí hiện đại hóa.

Thách thức khiến chưa nhiều doanh nghiệp quốc tế có thể đáp ứng được điều này, nhưng đồng thời mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa có tiềm năng phát triển bền vững.

null Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong việc “xanh hóa” do là ngành tác động trực tiếp đến thiên nhiên và thảm thực vật. 

Bằng cách ứng dụng công nghệ chiếu xạ để tạo ra Nano sử dụng trong nông nghiệp, mới đây Miphar - một doanh nghiệp Việt đã áp dụng Nano vào chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản.

Không chỉ giúp cây cối hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, sản lượng cao hơn so với thông thường Nano còn có cơ chế kháng và diệt các loại khuẩn, nấm, bổ sung vi lượng cho cây trồng, kích thích tăng trưởng.

Phối hợp cùng Cesti - Sở Khoa Học & Công Nghệ Tp.HCM, Hội thảo “Ứng dụng sản phẩm Nano vào chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản” của Miphar trong tháng 11 vừa qua đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà kinh doanh, đầu tư cũng như người nông dân để cùng hợp tác và phát triển.

Cột mốc này thể hiện tiềm năng lớn của công nghệ Nano, là tín hiệu tốt cho tương lai của ngành nông nghiệp Việt Nam xanh, an toàn.

null Ông Đỗ Lương Trường nhà sáng lập và chủ tịch HĐQT công ty cổ phần dược Miphar phát biểu tại hội thảo “Ứng dụng sản phẩm Nano vào chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản”.

Kỹ sư Lê Ngọc Anh đang công tác tại Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu tại hội thảo đã chia sẻ về các công nghệ sản xuất Nano đang được ứng dụng trong thời gian gần đây.

Bên cạnh các phương pháp hóa học như dùng oxi hóa khử, điện hóa hay vi nhũ tương để cho ra hạt Nano, cũng có thể dùng phương pháp vật lý như hồ quang điện, laser...

Tuy nhiên, nổi bật hơn hết vẫn là công nghệ chiếu xạ cho ra các hạt Nano có kích thước nhỏ, độ tinh khiết cao, không để lại tạp chất trong quá trình sản xuất.

Nano bạc có thể sử dụng cho tất cả các loại cây trồng, như hoa màu (rau củ quả), cây lương thực (lúa ngô), cây công nghiệp (hồ tiêu, tiêu, ca cao, chè, mía….), các loại hoa cây cảnh…

Sử dụng định kỳ đối với mỗi loại cây trồng khác nhau sẽ có lịch trình phun khác nhau.

Ví dụ, thời kỳ cây con sức đề kháng rất yếu, nên có thể xử lý ngay từ giai đoạn ngâm hạt giống và làm đất, thời kỳ phát triển của lá nếu được xử lý thì lá sẽ khỏe, cây phát triển mạnh và tăng cường khả năng quang hợp.

Bên cạnh đó, dung dịch Nano bạc có thể sử dụng để xử lý đất trước khi trồng, do trong đất có rất nhiều mầm bệnh, vì vậy trước khi gieo hạt hoặc trồng cây, sử dụng dung dịch phun đều lên bề mặt để tiêu diệt nấm bệnh vi khuẩn, sau đó tiến hành bón lót và gieo hạt hoặc trồng cây sẽ cho hiệu quả vượt trội.

Ngoài ra, Oligochitosan - “kháng sinh thực vật” tự nhiên cho cây trồng, vật nuôi cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc trong nông nghiệp.

Oligochitosan có khả năng chống oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch chống nhiễm bệnh đối với vật nuôi, cây trồng…

Thông thường, loại kháng sinh thực vật này được sử dụng nhằm kìm hãm quá trình sinh sản của vi sinh vật gây bệnh và nấm độc, ứng dụng trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Xanh hóa - từ đơn ngành tới đa ngành

Miphar là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu bước vào làn sóng xanh trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, không chỉ riêng Miphar hay đại diện ngành nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chuyển dịch hình thức phát triển hoặc kinh doanh sang những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp hướng tới việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe người tiêu dùng thể hiện rõ ở các ngành nổi bật như:

Bất động sản, sản xuất nguyên liệu, F&B, ... 

Thứ nhất là ngành bất động sản.

Tiên phong trong việc ‘’xanh hóa’’ là dự án Ecopark - một đại đô thị sinh thái đầu tiên ở Việt Nam với dự án căn hộ có 400 khu vườn trên cao.

null Dự án Ecopark với 400 khu vườn trên cao.

Được biết, các kỹ sư cây xanh, chuyên gia cảnh quan mất cả tháng để tìm ra các loại cây, giá thể , cách chăm sóc 400 khu vườn trên cao của 2 tòa tháp Solforest.

Solforest là tòa tháp xanh 41 tầng, cao hơn 150m, phát triển theo mô hình Vertical Forest (rừng thẳng đứng) với hơn hàng trăm khu vườn nhiệt đới.

Các khu vườn này sở hữu tầm nhìn bao trọn vịnh đảo rộng 54 ha và sông Hồng. Với chiều cao hơn 150m, khi hoàn thành, Solforest sẽ trở thành một trong những tòa tháp xanh cao nhất thế giới.

Thứ hai là ngành F&B. Tiêu biểu là giấc mơ ống hút cỏ bàng của doanh nhân Phan Thế Truyền vươn ra thị trường nước ngoài.

Giữa năm 2019, phong trào giảm đồ nhựa sử dụng một lần lan rộng, Truyền và người bạn thân quyết định làm ống hút cỏ bàng xuất khẩu.

null Ống hút cỏ bàng của doanh nhân Phan Thế Truyền với giấc mơ vươn ra thị trường nước ngoài.

Truyền nhớ lại: "Ống hút cỏ cũng dễ làm. Vả lại nhóm cũng muốn làm sản phẩm gì đó vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường vừa giúp bà con nông dân kiếm thêm thu nhập".

Nhà máy cũ được xây dựng trên khu đất gia đình ở Bình Thuận, rộng 200m2 với công suất 3 triệu ống/tháng và đang xây dựng nhà máy mới ở Long An với diện tích 700m2, công suất 20 triệu ống/tháng.

Thứ ba là ngành nguyên liệu. Tiêu biểu là sản phẩm nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco của An Phat Holdings cũng là một cái tên đáng chú ý về tính an toàn, bảo vệ môi trường.

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa công bố đầu tư 20 triệu USD cho An Phát Holdings (APH) nhằm góp vốn cho dự án xây dựng nhà máy nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn lớn nhất Đông Nam Á.

Nhà máy sẽ khởi công vào đầu năm 2021 tại Hải Phòng, xây dựng trong khoảng 18 tháng, hoàn thiện vào cuối năm 2022, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm.

null Nhà máy sản xuất bao bì của An Phát.

Việc tẩy chay sử dụng ống hút nhựa của người tiêu dùng đối với một số doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành F&B gần đây cho thấy doanh nghiệp dù muốn hay không đều phải có định hướng và suy nghĩ nghiêm túc về xu hướng xanh này nếu không muốn bỏ lại phía sau hoặc mất đi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, ông Đỗ Lương Trường - Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Dược Miphar cũng nhấn mạnh tới việc kết hợp giữa nghiên cứu và thực nghiệm.

“Để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp sạch, sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học đi đôi với thực nghiệm là rất quan trọng”. Ông Trường nhấn mạnh.

Anh Khoa