“Servant Leader’’ hay lãnh đạo phụng sự không mong đợi bất kỳ kết quả nào ngoài việc đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của nhân viên.

Đồng thời, người lãnh đạo này sẽ có thiên hướng tìm cách hỗ trợ và tạo cơ hội để nhân viên phát triển một cách tốt nhất theo sở trường của họ.

Lãnh đạo phụng sự thời hiện đại

Lãnh đạo phụng sự hiện nay không còn là lý thuyết. Có nhiều nhà nghiên cứu đã thành công trong việc xác định được hiệu quả mà phong cách lãnh đạo này mang lại.

Trên thực tế, các tổ chức trên thế giới hiện nay đang hướng sự tập trung của họ vào việc giúp nhân viên phát triển, thực hiện tốt công việc của mình.

Nhân viên không chỉ trông đợi vào “sếp” ở khả năng lãnh đạo mà còn ở thái độ “phụng sự” của nhà lãnh đạo đó đối với mình. Nhân viên không chỉ trông đợi vào “sếp” ở khả năng lãnh đạo mà còn ở thái độ “phụng sự” của nhà lãnh đạo đó đối với mình.

Người lãnh đạo phải biết đồng cảm với nhân viên, sẵn sàng lắng nghe, ngoài việc có thể điều hành công việc hợp lý họ cũng cần phải thể hiện tinh thần sẵn sàng giúp người khác tiến bộ hơn.

Khác với cách quản trị truyền thống, người lãnh đạo tạo cơ hội, khuyến khích nhân viên của mình tham gia, đóng góp ý kiến của mình vào các quyết định của công ty.

Tương quan giữa phong cách lãnh đạo truyền thống và servant leadership. Tương quan giữa phong cách lãnh đạo truyền thống và servant leadership.

Việc này sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình là một thành viên quan trọng. Họ sẽ hiểu được vai trò và trách nhiệm của bản thân, từ đó họ sẽ gắng sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhưng điều này chỉ có thể đạt được khi nhà lãnh đạo không tự áp đặt ý chí, mệnh lệnh của mình lên người khác. Nhưng điều này chỉ có thể đạt được khi nhà lãnh đạo không tự áp đặt ý chí, mệnh lệnh của mình lên người khác.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo phải thật sự mong muốn giúp đỡ, lắng nghe những vấn đề họ đang gặp phải, từ đó tìm ra cho họ hướng phát triển tốt nhất.

Mặc nhiên lâu ngày người lãnh đạo sẽ xây dựng được niềm tin vững chắc với cấp dưới bằng sự chân thành của mình.

Servant Leadership giúp cải thiện năng suất làm việc của công ty

Hiệu suất công việc không còn được coi là nhất quán về việc thực hiện một nhiệm vụ.

Thay vào đó, với thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh, nhân viên được kỳ vọng phải vượt lên trên và vượt qua các yêu cầu được liệt kê trong bản mô tả công việc của họ.

Hiệu suất công việc tổng thể của nhân viên bao gồm hai khía cạnh: Hiệu suất công việc (Task Performance) và Hiệu suất ngữ cảnh (Contextual Performance).

Để dễ hình dung hơn, hiệu suất công việc là việc nhân viên thực hiện các đầu việc hàng ngày, đóng góp trực tiếp hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ.

Hiệu suất công việc tương đối dễ dàng để đo lường và giám sát.

Còn hiệu suất theo ngữ cảnh, được định nghĩa là các hoạt động đóng góp vào cốt lõi xã hội và tâm lý của tổ chức, đang bắt đầu được coi là quan trọng không kém đối với việc thực hiện nhiệm vụ.

Ví dụ về hiệu suất theo ngữ cảnh bao gồm nhận tình nguyện làm thêm công việc, tuân theo các quy tắc và thủ tục của tổ chức ngay cả khi cá nhân không tiện, hỗ trợ và hợp tác với đồng nghiệp và nhiều hành vi tùy ý khác.

Áp dụng Servant Leadership có khả năng giúp cho hiệu suất công việc của doanh nghiệp bạn tiến bộ hơn rất nhiều. Áp dụng Servant Leadership có khả năng giúp cho hiệu suất công việc của doanh nghiệp bạn tiến bộ hơn rất nhiều.

Lãnh đạo phụng sự đi ngược lại quản lý truyền thống, luôn hỗ trợ nhân viên tự do, linh hoạt để tự học, khám phá và giải quyết các thách thức.

Khi đó, nhân viên sẽ có sự hài lòng trong công việc và làm việc tích cực, chăm chỉ hơn.

Ngày nay trong các tổ chức, cách quản lý và lãnh đạo truyền thống dựa trên mệnh lệnh đang dần phải chịu lùi bước cho một cách lãnh đạo khác dựa trên lợi ích của cộng đồng, bình đẳng trong công việc và ra quyết định.

Lãnh đạo phụng sự sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Khi phong cách lãnh đạo phụng sự được đi sâu vào nội bộ và giữ đúng nguyên lý của nó thì thành quả lúc này sẽ dễ dàng nhận thấy.

Mọi người sẽ lắng nghe và được lắng nghe. Do đó, họ sẽ có ít hoặc không có hiểu lầm với nhau.

Ngoài ra, mọi người sẽ sử dụng lời nói hoặc các cuộc tranh luận để giải quyết xung đột chứ không sử dụng bạo lực hoặc quyền lực để chèn ép đối phương có thể gây ra bất mãn, mâu thuẫn trong nội bộ công ty.

Điều này sẽ giúp theo đuổi việc xây dựng một cộng đồng đoàn kết, gắn kết, tất cả đồng lòng như một để cùng vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Điều này làm gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức lên rất nhiều. Điều này làm gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức lên rất nhiều.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lãnh đạo luôn giữ tư duy lãnh đạo cũ từ chối “cải cách” phong cách lãnh đạo của mình.

Điều này có thể làm cho doanh nghiệp tụt hậu, đe dọa đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong thời buổi cạnh tranh về nhân lực như hiện nay.

Ban biên tập Trends Việt Nam biên dịch từ Entrepreneur