Một trong những câu nói nổi tiếng của tỷ phú Bill Gates là: "Tôi luôn chọn người lười để làm việc khó bởi họ sẽ tìm ra cách dễ nhất để làm điều đó".
Bản thân Bill Gates có thể không lười biếng nhưng chắc chắn ông ấy hiểu giá trị thực sự của sự lười biếng.
Trong một báo cáo gần đây, người lười trên thế giới ngày càng tăng lên bởi sự bùng nổ của Smartphone và 5G.
Vậy “người lười” mang lại giá trị nào cho nền kinh tế hiện đại và các doanh nghiệp làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của “người lười"?
Khái niệm Lazy Economy?
Lazy Economy - kinh tế “thảnh thơi” (cách gọi của Trends Việt Nam từ 23/12/2021) là một xu hướng kinh tế thú vị với thế giới hiện đại khi thị trường liên quan đến những giá trị siêu tiện lợi này đang tăng lên nhanh chóng.
Minh chứng cho điều này, hãy nhìn vào số liệu của sàn thương mại điện tử hàng đầu ở Trung Quốc - Taobao từng cho biết:
Trong năm 2021, danh mục sản phẩm phục vụ con người như robot dọn nhà, máy nấu ăn tự động… đã tăng 70% so với các năm trước đó.
Ngoài ra, dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cho phép khách hàng đặt đồ ăn từ nhà hàng qua điện thoại ở bất kì đâu, đã tăng trưởng đáng kể.
Doanh số tăng liên tục từ 76 tỷ đô la Mỹ lên 107 tỷ đô la Mỹ vào cùng kỳ năm ngoái và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Nguyên nhân dẫn đến Lazy Economy?
Khi thời đại của con người ngày càng bận rộn, khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, việc theo đuổi một cuộc sống hiệu quả, nhàn hạ và chất lượng tốt sẽ sinh ra một hình thái kinh tế mới, đó là kinh tế “siêu tiện lợi”.
Đối với những người trẻ hiện đại, lười biếng không phải là một “tính xấu” của con người mà là một nhu cầu dựa trên sự phát triển kinh tế, công nghệ và sự phân công lao động xã hội đã được điều chỉnh rõ ràng.
Mặt khác, sự bận rộn của con người hiện đại cũng là một trong những nguyên nhân và là động lực thúc đẩy mạnh mẽ khiến Lazy Economy phát triển.
Kinh tế phát triển, GDP bình quân đầu người, thu nhập khả dụng cá nhân tăng lên tạo cho giới trẻ quyền lười biếng, tức là có quyền tự do lựa chọn tiêu dùng.
Gọi đồ ăn qua app có thể tiết kiệm thời gian nấu nướng, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa có thể tiết kiệm thời gian dọn dẹp.
Mua hàng tạp hóa trực tuyến có thể tiết kiệm thời gian đi chợ, từ máy rửa bát đến rô bốt quét nhà, đủ kiểu phục vụ dành cho những người lười biếng.
“Kinh tế lười biếng” phát triển mạnh trên thế giới
Tại Trung Quốc
Mua sắm trực tuyến đã trở thành một hình thức phổ biến với giới trẻ Trung Quốc, những người đang được gọi là "thế hệ lười biếng" của đất nước tỷ dân.
Nguyên nhân là họ đang ngày càng chi nhiều tiền để mua các sản phẩm mới lạ, được gắn mác "thông minh" giúp cuộc sống thuận tiện hơn.
"Nền kinh tế lười biếng" là một chủ đề được cư dân mạng Trung Quốc thảo luận sôi nổi.
Các sản phẩm thông minh được ra đời ngày càng nhiều đang góp phần nuôi dưỡng thói quen lười biếng của giới trẻ nước này.
Tính đến năm 2021, Trung Quốc có khoảng 983 triệu người dùng điện thoại thông minh, và họ bị chi phối bởi smartphone và Internet.
Apple - sự bùng nổ kinh doanh trong thế giới “lười"
Nút Home - Touch ID được thay thế bằng Face ID
Điển hình có thể thấy như Apple, hãy cùng nhìn lại nút Home trên Iphone. Qua mười năm phát triển, nút home đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nó được thiết kế.
Tuy nhiên dần dần nó trở nên không còn hợp thời, cồng kềnh với các tính năng, và chiếm những không gian giá trị trên các thiết bị.
Có thể thấy, người dùng Iphone rất ít sử dụng nút Home mà thay thế bằng 3D Touch hay double-click sau máy để có thể tắt màn hình.
IOS 15
Safari trên iOS 15 mang tới một giao diện hoàn toàn mới, khác hẳn so với bất kỳ phiên bản nào trước đây.
Thanh địa chỉ mới của Safari không chỉ cho phép người dùng chạm vào để nhập địa chỉ, mà người dùng còn có thể thực hiện các thao tác vuốt trên đó.
Bạn có thể vuốt thanh địa chỉ này qua lại để chuyển giữa các tab, hay vuốt từ dưới lên trên để về màn hình tổng hợp tất cả các tab đang mở.
Nhu cầu bùng nổ của "nền kinh tế lười biếng" đã khiến các nhà sản xuất tung ra hàng loạt sản phẩm mới được thiết kế dành riêng cho đối tượng tiêu dùng không muốn bỏ công sức để làm bất cứ việc gì, kể cả những việc đơn giản.
Nền “kinh tế lười biếng” phát triển nhanh chóng vì nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao của con người.
Và nhiều chuyên gia cho rằng "nền kinh tế lười biếng" sẽ bùng nổ hơn nữa khi tiêu dùng đang được nâng cấp.
Xu hướng Lazy Economy - Cơ hội kinh doanh mở
Nếu lười biếng hàm ý tiêu cực thì nền kinh tế lười biếng lại mở ra nhiều tiềm năng không tưởng của nhiều ngành nghề, lĩnh vực cho những ai thực sự hiểu sâu về nó.
Đồ ăn Take away
Take away là một sản phẩm hỗn hợp của nền kinh tế lười biếng và nền kinh tế gia đình.
Nấu ăn từng là "sự kiện trọng đại" quan trọng nhất trong một gia đình. Việc mua thực phẩm, nấu nướng và rửa bát giờ đây có thể được giải quyết bằng hình thức take away.
Theo khảo sát, lượng tiêu thụ mang đi tập trung ở hai nhóm tuổi: 18-25 tuổi và 26-30 tuổi, lần lượt chiếm 36,1% và 22,5%.
Thế hệ 9x là lực lượng lao động xã hội chính và cũng là những người tiêu dùng take away lớn nhất.
Nền kinh tế lười biếng đã thúc đẩy sự phát triển của giao thức ăn và đại đa số người dùng sẽ đặt hàng thông qua các nền tảng giao thức ăn.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành giao đồ ăn đã làm cho những người lười biếng vui vẻ ăn ở nhà, đồng thời thúc đẩy sự phát triển trực tuyến của dịch vụ ăn uống, thúc đẩy lưu thông nội bộ nền kinh tế, và góp phần phát triển ngành cung cấp dịch vụ ăn uống.
Mua thức ăn online
Mặc dù việc giao đồ ăn online phát triển, nhiều thanh niên trẻ vẫn yêu thích mua thức ăn về nấu ăn, nhưng so với các chợ trước đây, đi siêu thị mua thức ăn, mua thức ăn qua các app đi chợ vẫn là lựa chọn tốt, rau sạch cũng đã trở thành khuynh hướng mới mẻ.
Thị trường gia tăng lớn nhất cho nền kinh tế lười biếng vẫn đến từ tiêu dùng tức thời. Điều này có liên quan rất nhiều đến chính sản phẩm.
Những người trẻ không thích nấu nướng rõ ràng là khác biệt so với thế hệ trước về mức độ tiêu thụ thực phẩm.
Và có rất nhiều loại, bao gồm khoảng 200 loại rau, hơn 40 loại sản phẩm từ đậu nành, hơn 100 loại trái cây, 180-220 loại thịt, gia cầm và trứng, hơn 100 loại hải sản và thủy sản, và còn gia vị, đồ ăn nhẹ, đồ dùng thiết yếu hàng ngày, cho đến các sản phẩm ít được sử dụng.
Mua sắm thực phẩm có thể thuận tiện cho cư dân của các thành phố nhỏ, nhưng các thành phố vừa và lớn rất kém hiệu quả do quy mô thành phố lớn, thời gian giao thông dài, dân số đông và xếp hàng chậm.
Đặc biệt là những gia đình nhân viên văn phòng ở thành thị, đi làm về khó có thể tự mua thức ăn được nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng cho con thì mua hàng tạp hóa online vừa giải quyết được vấn đề thời gian lại tiện lợi và nhanh chóng.
Đồ ăn tiện lợi đa dạng và ngon hơn
Trước đây, nói đến thực phẩm tiện lợi, mì gói và bánh quy là những lựa chọn xuất hiện đầu tiên.
Những loại này đều bị đánh giá khí cân đối dinh dưỡng, thậm chí nhiều người cao tuổi cho rằng đây là thực phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe.
Bên cạnh những món ăn mang đi, giới trẻ cũng có nhu cầu lớn hơn về thực phẩm tiện lợi.
So với gọi đồ ăn, thực phẩm tiện lợi rẻ hơn và nhanh hơn, điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành thực phẩm đóng gói.
Các sản phẩm tiện ích cũng ngày càng đa dạng hơn, không chỉ giới hạn ở mì gói mà còn có các loại bún miến kết hợp đặc trưng của từng địa phương, nhiều loại mì cao cấp hay nồi lẩu thập cẩm.
Hơn nữa, hương vị và sản phẩm ngày càng trở nên phong phú, nhiều thực phẩm và món ăn đang được biến đổi để tiện lợi và thiết thực hơn, hiện thực hóa khái niệm bán lẻ thực phẩm.
Đằng sau thực phẩm tiện lợi là sự trỗi dậy của nền kinh tế lười biếng, cũng như sự thúc đẩy của marketing, và sự chung tay thúc đẩy những người tiêu dùng có sức mua mạnh mẽ.
Nó đương nhiên không thể tách rời sự phát triển của mạng lưới logistics và sự trỗi dậy của hình thức bán lẻ mới.
Nội thất, gia dụng thông minh
Hãy tưởng tượng mỗi buổi sáng khi bạn thức dậy, rèm cửa thông minh mở tự động, máy phát nhạc tự động phát những bài hát bạn yêu thích, nhâm nhi cà phê pha bằng chiếc máy mới tậu, vừa nghe tin tức vừa sắp xếp công việc ngày mới bên chiếc smart tivi.
Sau bữa sáng, máy rửa bát và robot hút bụi sẽ thay bạn dọn dẹp, đeo lên chiếc vòng tay thông minh, bạn còn có thể kiểm soát mức độ ăn uống, tập thể dục điều độ.
Thay vì chìa khóa sắt cũ kĩ, công nghệ mới bây giờ chỉ cần nhập mật khẩu hoặc ấn vân tay, cuộc sống gia đình thông minh quả là đáng mơ ước.
Nếu có dịp theo dõi trên Tiktok chúng ta có thể thấy vô số các sản phẩm “siêu tiện lợi” và “thông minh vô đối” đến từ Trung Quốc tràn ngập trong các video ngắn và biến cuộc sống của con người hiện đại thành các ông hoàng bà chúa trong chính ngôi nhà của mình.
Xét cho cùng, đối với những người trẻ, ở nhà là thời gian để nghỉ ngơi và giải trí, không phải họ lười biếng theo cách nghĩ truyền thống mà bản thân họ muốn lựa chọn phong cách sống và tiết kiệm thời gian cho bản thân với các sản phẩm thông minh.
Nền kinh tế gia đình ra đời trong thời kỳ đại dịch, cùng với nền kinh tế “lười biếng” đã đem lại sự trỗi dậy của đồ dùng gia dụng, nội thất số hóa.
Doanh số máy rửa bát năm 2020 đã vượt 20 tỷ chiếc, nồi nấu đa chức năng tăng 125%.
Nhu cầu về các thiết bị nhà bếp thông minh sau những năm 90 tiếp tục tăng và giới trẻ hy vọng rằng sản phẩm có thể thực hiện đầy đủ toàn bộ quy trình từ làm sạch thực phẩm đến nấu nướng đến khâu hoàn thiện cuối cùng.
Theo chia sẻ của một nữ doanh nhân, trước đây việc thuyết phục phụ huynh giải phóng các công việc nhà nặng nhọc bằng cách thuê người dọn nhà đã là một việc lớn thì nay mẹ chị cũng đã đồng ý để con cái mua sắm máy rửa bát mặc dù mức giá của sản phẩm này lên tới 25 triệu đồng.
Điều này cho thấy, Lazy Economy đã đi sâu vào đời sống, không chỉ là việc phát triển và mang đến các sản phẩm mới thông minh hiện đại mà còn giúp cởi bỏ cả những rào cản về mặt tâm lý thậm chí là định kiến xã hội.
Nền kinh tế “lười” trong tương lai
Thiết hệ thiết bị mới từ điện toán đám mây đến mạng 5G, trí tuệ nhân tạo sẽ nâng cao trí thông minh của các sản phẩm.
Về xu hướng, bán lẻ truyền thống sẽ chuyển đổi sang kỹ thuật số.
Không chỉ đồ ăn mang đi và thực phẩm tươi sống, mà dịch vụ giao hàng của các cửa hàng truyền thống như siêu thị, chợ rau quả, cửa hàng ăn uống cũng sẽ được cải thiện.
Sự tiện lợi của các dịch vụ gia đình và dịch vụ dọn phòng sẽ tăng lên, nâng cao nhận thức của người dùng về các dịch vụ trả tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ của toàn ngành.
Dưới làn sóng kinh tế mới, những kẻ “lười” được xã hội tái định nghĩa. Đó chính là lý do để nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới sẽ ra đời, từ thực phẩm tiện lợi đến đồ dùng “lười biếng”.
Anh Thư - Trends Việt Nam