Nếu như năm 2019, câu chuyện "Bó rau bao tiền - Check inbox" chỉ là một trò đùa trên mạng xã hội thì năm 2021, nó đang từng bước trở thành sự thật.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến thương lái không thể sang Việt Nam thu mua nông sản như mọi năm, người nông dân buộc phải tìm kiếm kênh tiêu thụ mới cho sản phẩm của mình.

Trường hợp của những nhà nông trồng vải thiều là một ví dụ cho việc kinh doanh nông sản online. Trường hợp của những nhà nông trồng vải thiều là một ví dụ cho việc kinh doanh nông sản online.

Nông dân trồng vải tại Hải Dương

Đây là năm đầu tiên người dân Hải Dương đưa vải thiều Thanh Hà lên bán trên kênh thương mại điện tử Sendo.

Trong 2 giờ đầu tiên mở bán, sàn thương mại điện tử này cho biết đã bán hết 2 tấn vải thiều Hải Dương, trong một ngày bán ra hơn 6 tấn với giá ưu đãi 18.000 đồng một kg. Dự kiến, sàn này sẽ tiêu thụ khoảng 12 tấn vải thiều Hải Dương trong 4 ngày mở bán.

Còn trên sàn Lazada, gần 3 tấn vải u trứng của Hải Dương đã được tiêu thụ.

Hộ trồng vải thiều Bắc Giang

"Thương lái Trung Quốc hiện chưa sang vì dịch bệnh, gần 2 ha vải được hợp tác xã ký hợp đồng bao tiêu, thu mua nhưng tôi vẫn 'tập tành' đưa quả vải lên kênh bán trực tuyến với sự giúp đỡ của thành viên hợp tác xã".

- ông Sinh, một hộ trồng vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ.

Việc các hộ trồng vải chủ động tìm hướng đi mới cho quả vải đang tới mùa thu hoạch, theo ông là cần thiết trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt với Bắc Giang - một trong những "tâm bão" của đợt dịch này.

Vải thiều Lục Ngạn được bán trên trang web dacsanlucngan.vn. Vải thiều Lục Ngạn được bán trên trang web dacsanlucngan.vn.

Dự kiến trong tháng 5 này, những trái vải đầu tiên của Bắc Giang sẽ có trên kệ hàng online của một số sàn thương mại điện tử trong nước và sàn quốc tế như Alibaba, Amazon.

Ngoài ra, tỉnh này cũng thúc đẩy kênh bán trên website trực tuyến www.dacsanlucngan.vnwww.vaithieubacgiang.vn.

Thách thức nào trong việc "số hóa" kinh doanh nông sản?

Mặc dù việc đưa vải thiều lên sàn thương mại điện tử có thể là giải pháp phát triển kênh phân phối có lợi nhất cho người nông dân, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm và giảm thiểu tình trạng nông sản cần "giải cứu" nhưng vẫn gặp phải nhiều khó khăn.

Đầu tiên, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, bán online vẫn ngoài sức của nông dân bởi họ không rành công nghệ.

"Các hộ trồng vải tại Lục Ngạn vẫn quen với kênh tiêu thụ truyền thống, bán cho thương lái từ Trung Quốc sang chọn mua, hoặc "đổ buôn" cho hợp tác xã", ông Sinh cho biết.

Mặt khác, nông sản là sản phẩm đặc thù với các yêu cầu chặt chẽ về đóng gói, thời gian bảo quản hay vận chuyển. Thách thức cho việc đưa nông sản lên bán online là sự kết nối chuỗi cung ứng từ người trồng, thu mua với đơn vị vận chuyển và sàn thương mại điện tử. 

Chất lượng, sản lượng và giá nông sản khi đưa lên kênh bán trực tuyến cũng là thách thức được đại diện cơ quan xúc tiến thương mại nhắc tới:

"Người trồng cần chú trọng hơn tới quy trình canh tác để đảm bảo chất lượng nông sản đồng đều; các đơn vị tham gia chuỗi cung ứng phải cam kết chất lượng, giá... khi đưa sản phẩm lên lên kênh bán online, mới tạo được sự tin dùng từ người mua".

Kinh doanh nông sản trên sàn thương mại điện tử vẫn gặp phải nhiều thách thức. Kinh doanh nông sản trên sàn thương mại điện tử vẫn gặp phải nhiều thách thức.

Theo ông Hoàng Minh Chiến - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, thách thức tiếp theo là vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hiện các sản phẩm trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và sàn thương mại điện tử đều được dán tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo sản phẩm được minh bạch thông tin.

Ở điểm này, TS Đào Hà Trung - Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP HCM cho rằng, ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản là xu hướng mới, giúp cơ quan quản lý, người tiêu dùng và cả đơn vị sản xuất tránh được hàng giả, đảm bảo chất lượng.

Việc truy xuất dữ liệu còn giúp giải quyết những bài toán vĩ mô, không phải đưa ra các chiến dịch giải cứu nông sản như trước đây.

"Ứng dụng khoa học công nghệ giúp giảm chi phí cho các đơn vị, lấy lại niềm tin cho người dùng khi biết rõ những gì chúng ta ăn", ông Trung chia sẻ.

Tổng hợp