Vậy logo Xiaomi mới có ý nghĩa gì, con số 7 tỷ (2 triệu Nhân Dân tệ) có phải là một cái giá quá "chát"? Cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Mất 10 tháng nhưng chỉ đổi mỗi màu

"Thiết kế logo cho Xiaomi nhàn thật. Bo mỗi 4 góc, đổi mỗi màu là xong", một người bình luận.

Trong dịp sinh nhật lần thứ 11, Xiaomi đã quyết định cập nhật logo và bộ nhận diện của công ty.

Hãng mạnh tay chi tới 2 triệu nhân dân tệ (tương đương 7 tỷ đồng) để thay đổi thiết kế của logo. 

So sánh giữa logo mới và cũ. So sánh giữa logo mới và cũ.

Theo Xiaomi, điều này nhằm cho thế giới thấy rằng một thời kỳ mới đang bắt đầu trong quá trình phát triển của hãng.

Designer Kenya Hara. Designer Kenya Hara.

Người phụ trách thay đổi logo mới của Xiaomi là nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng của Nhật Bản - Kenya Hara.

Theo nhiều nguồn tin, Kenya đã mất tới 4 năm để tìm hiểu và truyền tải tinh thần bên trong của Xiaomi vào logo mới.

Theo nhà thiết kế và chính Xiaomi, hình vuông tròn phản ánh rõ nhất quá trình chuyển đổi của công ty và bước vào kỷ nguyên "kết nối thông minh". Đồng thời, nó đã được thông báo rằng ngoài màu cam, màu sắc doanh nghiệp của công ty sẽ là đen và trắng.

Thay vì hưởng ứng nhưng công chúng lại tỏ ra thất vọng sau lần đổi logo lần này

Khi Xiaomi công bố logo mới, công chúng đã tỏ ra thất vọng khi nó chẳng khác là bao so với logo cũ.

Sự thay đổi duy nhất là 4 góc vuông vức được bo tròn để trở nên mềm mại hơn. Kiểu chữ và màu sắc của logo mới cũng không có quá nhiều khác biệt.

CEO LeI Jun giới thiệu logo bo góc mới của Xiaomi vào năm ngoái. CEO LeI Jun giới thiệu logo bo góc mới của Xiaomi vào năm ngoái.

Nhà thiết kế Kenya và Lei Jun – CEO của Xiaomi giải thích rằng góc bo tròn phản ánh rõ nhất quá trình chuyển đổi của công ty để bước vào kỷ nguyên "kết nối thông minh".

Một điều đáng chú ý là trong sự kiện này, Xiaomi thông báo rằng ngoài màu cam truyền thống, logo của hãng sẽ có thêm phiên bản đen trắng.

Tuy nhiên, phải mất gần 10 tháng từ khi công bố, Xiaomi mới có thể đăng ký và chính thức giới thiệu logo đen trắng mới.

Sau khi hình ảnh logo đen trắng của Xiaomi xuất hiện và được chia sẻ trên một số mạng xã hội của Trung Quốc, nhiều cư dân mạng lại được dịp bàn tán. 

Một người bình luận: "Thiết kế logo cho Xiaomi nhàn thật. Ngày trước bo mỗi 4 góc, thay đổi mỗi một chút nhận ngay 7 tỷ đồng. Bây giờ đổi mỗi màu là xong".

Logo đen trắng mới của Xiaomi. Logo đen trắng mới của Xiaomi.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin về việc Xiaomi sẽ sử dụng logo đen trắng này khi nào và với sản phẩm nào.

Nhiều khả năng, công ty vẫn chủ yếu dùng logo màu cam còn phiên bản đơn sắc sẽ chỉ được sử dụng cho một số danh mục sản phẩm riêng biệt của hãng.

Tinh thần của Xiaomi muốn gửi gắm đến công chúng qua lần ra mắt logo mới này

Năm ngoái, Xiaomi cho biết để cho ra mắt logo bo tròn mới, họ đã mất một thời gian khá dài. Từ năm 2017, hãng đã bắt đầu quá trình tái định hình thương hiệu.

Trước phản ứng của dư luận về việc logo mới trông chẳng khác logo cũ là bao, nhà thiết kế Kenya giải thích:

"Logo mới không chỉ đơn giản là thiết kế lại hình thù mà còn mang ý nghĩa sâu xa hơn là thiết kế lại tinh thần nội bộ của công ty. Về cơ bản, nó phản ánh ý niệm sự sống (alive)".

Triết lý về sự cân bằng trong cuộc sống của Xiaomi. Triết lý về sự cân bằng trong cuộc sống của Xiaomi.

Về cái tên "Alive", Kenya cho biết cụm từ này có thể truyền tải, hình ảnh hóa quan điểm cũng như phương thức hoạt động của Xiaomi, mang đến 1 bộ nhận diện mới với hàm nghĩa: Con người đang sinh sống rất hòa hợp với công nghệ - thứ được chính con người tạo ra.

Điều đó khiến cho công nghệ cũng như trở nên có hồn hơn và là một phần không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu của con người. 

Logo Xiaomi sinh động bên cạnh sản phẩm. Logo Xiaomi sinh động bên cạnh sản phẩm.

Nhà thiết kế tài năng còn nhấn mạnh rằng đây là ý tưởng hoàn toàn phù hợp với Xiaomi, thương hiệu đã mang đến rất nhiều tiện nghi cho nhân loại nhờ hàng loạt sáng kiến, phát minh công nghệ của họ.

Trong khi đó, một số người cho rằng đây có thể chỉ là một chiến thuật marketing khôn khéo của Xiaomi để được truyền thông và công chúng chú ý và bàn luận nhiều hơn.

Nguồn: Cafebiz