Market Penetration: Chiến lược gia tăng thị phần của doanh nghiệp

Thâm nhập thị trường (Market Penetration) là việc bán thành công một sản phẩm hoặc dịch vụ trong thị trường mới.

Công thức:

Tỷ lệ thâm nhập thị trường = (số lượng khách hàng sử dụng/quy mô thị trường mục tiêu) x 100.
null
Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp thông qua các nỗ lực Marketing.

Chiến lược thâm nhập thị trường có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp:

- Khuếch tán thị trường suôn sẻ, điều này có nghĩa là khách hàng sẽ ít phản đối hơn khi họ được giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho một công ty, cải thiện triển vọng tương lai và niềm tin cho khách hàng.
- Tiếp cận khách hàng mới và phát triển cơ sở khách hàng của mình một cách nhanh chóng.
- Thường tiết kiệm hơn so với các chiến lược tiếp thị khác vì đòi hỏi đầu tư ít hơn và có thể được thực hiện nhanh chóng.

Coca-Cola: Thâm nhập thị trường chăm sóc sức khỏe

Coca-Cola nhận được rất nhiều lợi ích của thị trường đồ uống giải khát cho đến khi thị hiếu khách hàng bắt đầu thay đổi và lựa chọn thức uống lành mạnh hơn.

Bắt kịp Xu hướng, Coke cung cấp sản phẩm Diet Coke để chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường đồ uống, thu hút những người quan tâm đến sức khỏe hơn.
null
Coca-Cola đã xây dựng và áp dụng hiệu quả các chiến lược thâm nhập thị trường.

Chiến lược thâm nhập thị trường là công cụ hữu ích dành cho các doanh nghiệp, Startup, SaaS đang tìm kiếm chiến lược tăng trưởng kinh doanh có rủi ro thấp.

Cẩm nang để doanh nghiệp có một chiến lược thâm nhập thị trường thành công

1. Định giá động (Dynamic Pricing)

Định giá động cho phép tự động hóa giá cả một cách thông minh đối với bất kỳ quy mô hoạt động hoặc độ phức tạp của sản phẩm/dịch vụ mang lại.

2. Mở rộng kênh phân phối

Mỗi kênh phân phối sẽ có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng sản phẩm/dịch vụ cũng như lĩnh vực khác nhau mà doanh nghiệp hướng tới.

Những kênh phân phối phổ biến mà doanh nghiệp cần phải quan tâm và tìm hiểu:

Kênh tiêu dùng trực tiếp, Kênh phân phối truyền thống, Kênh phân phối hỗn hợp.

3. Cải tiến sản phẩm

Cải tiến sản phẩm là một loạt các hoạt động bao gồm:

Cải tiến kiểu dáng, cải tiến tính năng và cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.

4. Tăng cường Quảng cáo (Aggressive Advertising)

Tăng cường quảng cáo hay còn gọi là Aggressive Advertising là một chiến lược xâm nhập thị trường bằng các hình thức quảng cáo ở nhiều “mặt trận” khác nhau nhằm tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách rộng rãi.

5. Tạo rào cản gia nhập

Các thương hiệu sẽ tạo ra rào cản gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh.

Bằng cách thương hiệu sử dụng các nguồn lực hiện có hoặc tìm kiếm những thứ có thể làm cho sản phẩm/dịch vụ trở nên độc đáo và vượt trội hơn.

6. Suy nghĩ khác biệt

Một số yếu tố doanh nghiệp nên xem xét thực hiện:

Giáo dục khách hàng, Làm cho việc mua hàng dễ dàng hơn, Tăng cường giới thiệu, Vị trí nhắm mục tiêu cụ thể.

7. Liên minh chiến lược (Strategic Alliances)

Liên minh chiến lược (Strategic Alliances) là những thỏa thuận hợp tác của các công ty hoặc đối tác cùng chung một thị trường mục tiêu, có những sản phẩm/ dịch vụ tương đồng nhau.

Kết luận

Thâm nhập thị trường là tiền đề để doanh nghiệp phát triển sản phẩm/dịch vụ của công ty, đồng thời khẳng định giá trị, mở rộng quy mô và thị phần một cách hiệu quả.

Đây là một phần trong nội dung báo cáo Marketing Trends Report 2022 do Trends Việt Nam thực hiện nhằm cung cấp những xu hướng Marketing nổi bật trong năm 2022.