Đồng hành với Trends Talk #1 là hai vị khách mời có kinh nghiệm dày dặn trong những lĩnh vực như phần mềm, quảng cáo và chăm sóc sức khỏe.
Đó là ông Nguyễn Tiến Huy - CEO Pencil Group và ông Phan Đức Anh Tuấn - Founder Calo App, hai vị đã mang đến góc nhìn của mình về sự phát triển cũng như đổi mới của Metaverse trong tương lai.
Sự ra đời của Metaverse
“Metaverse là gì mà liên tục được “nhắc tên” trong thời gian qua? Đây là một câu hỏi mở ra nhiều trí tưởng tượng không giới hạn về Metaverse.”, ông Nguyễn Tiến Huy - Co-Founder nền tảng Seens.io nhận xét.
Định nghĩa Metaverse lần đầu tiên được nhắc tới vào năm 1992 bởi nhà văn khoa học viễn tưởng Neal Stephenson. Ông đã đặt ra thuật ngữ “metaverse” trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash của mình.
Neal Stephenson mô tả Metaverse như là một thế giới mới, nơi con người tương tác với nhau thông qua các phần mềm trong một không gian ảo ba chiều tồn tại song song với thế giới thực.
Con người ở nơi này thay đổi các chuẩn mực xã hội, thoát khỏi sự cứng nhắc về văn hóa và kinh tế ở thế giới thực tại.
Ra mắt vào năm 2018, bộ phim khoa học viễn tưởng “Ready Player One” của đạo diễn Steven Spielberg cũng khắc họa rất rõ về thế giới Metaverse.
Cụ thể, bộ phim lấy bối cảnh năm 2045, khi hành tinh của con người đang bị nuốt chửng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu.
Với sự sụp đổ của thế giới vật chất, con người dành phần lớn thời gian của mình trong không gian OASIS, một thế giới thực tế ảo nhập vai.
OASIS đã trở thành một sân chơi chung cho nhân loại và đây cũng là ý tưởng về Metaverse mà đạo diễn muốn truyền tải.
Tại thời điểm đó, thuật ngữ Metaverse đã tạo nên một làn sóng trong dư luận.
Tuy nhiên, cho đến khi Mark Zuckerberg nói về tham vọng thực tế ảo của Facebook và dự án chuyển sang mô hình Metaverse, đã tạo nên một “cơn sốt” trong thị trường công nghệ toàn thế giới.
Ngày 28/10, Mark Zuckerberg thông báo đổi tên công ty Facebook thành Meta, đồng thời đổi logo công ty.
Ông tuyên bố: “Vũ trụ ảo sẽ là chương tiếp theo của Internet và từ giờ sẽ ưu tiên cho metaverse hơn mạng xã hội.”
Trong quá trình Facebook phát triển đã có rất nhiều những sự chuẩn bị cho việc thay đổi. Họ sử dụng những thiết bị không người lái để tạo ra các hệ thống internet toàn cầu.
Thêm vào đó, Facebook còn thực hiện nhiều sự kết hợp với các đơn vị kính AV và kính AR để hỗ trợ cho các trải nghiệm trong Metaverse được chân thực hơn.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tiến Huy cho rằng: “Metaverse có mặt trên thị trường tại thời điểm hiện tại là bởi vì cái khát vọng của con người về chuyện có thể kết nối với nhau vượt qua cái khoảng cách của không gian và thời gian.”
Hãy liên tưởng đến một viễn cảnh các doanh nghiệp ký hợp đồng ngay trên một bãi biển cách đó hàng ngàn kilomet. Nghe thật viển vông nhưng Metaverse hoàn toàn có thể thực hiện điều đó trong tương lai thông qua sự hỗ trợ của thực tế ảo AV và thực tế tăng cường AR.
Về cơ bản, nhu cầu của con người trong xã hội công nghệ hiện tại chính là sự tương tác và kết nối.
Ông Nguyễn Tiến Huy tin rằng: “Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một một bản thể mang theo một khát vọng và mong muốn phá cách. Họ muốn sự dễ dàng và nhanh chóng nhất để kết nối với bạn bè và gia đình. Vì vậy mọi người sẽ yêu thích “vũ trụ ảo”, vì nó cho phép chúng ta thực hiện những điều đó.”
Chính vì vậy, Metaverse là một bước nhảy vọt trong sự phát triển và là tương lai của Internet.
Sức hút của các bộ phim viễn tưởng Metaverse
Con người luôn bị thu hút bởi kỹ thuật công nghệ mới mẻ và hơn bất kỳ thể loại nào, dòng phim khoa học viễn tưởng Metaverse luôn “đi đầu” trong các xu thế công nghệ.
Những đại diện ưu tú của dòng phim Metaverse này như Avatar, Interstellar, The Hunger Games, The Matrix,... đều được thực hiện bởi những kỹ xảo điện ảnh hoành tráng và hiện đại.
1. Avatar và hiện tượng “cháy vé” trước khi phim công chiếu
Vào năm 2009, Avatar là bộ phim Metaverse khám phá thế giới Pandora bằng cách đặt con người vào một mô phỏng thực tế vào cơ thể và tâm trí của Na’vi (một loài có khả năng làm những thứ vượt quá trí thông minh của con người).
Avatar đã phô trương khả năng của công nghệ AR và VR vào bộ phim một cách đáng kinh ngạc. Đó cũng chính là hai công nghệ chính tạo nên vũ trụ số – Metaverse hiện nay.
2. Ready Player One thu về doanh thu khủng trong những ngày đầu ra mắt
Tác phẩm điện ảnh mới nhất của Ready Player One ra mắt hồi cuối tháng 3 đã thu về lợi nhuận khổng lồ - 475 triệu USD, giúp ông trở thành đạo diễn đầu tiên cán mốc 10 tỷ USD doanh thu phòng vé.
Lấy bối cảnh năm 2045, bộ phim Metaverse Ready Player One tập trung vào nền tảng ảo OASIS. Đây được coi là bộ phim “giải thích Metaverse là gì?”.
Đồng thời bộ phim thể hiện rất tốt những trải nghiệm sống động của công nghệ VR, cũng như tương lai không xa của thế giới.
3. Wreck-it Ralph là phim hoạt hình với thông điệp về vũ trụ ảo đầy ấn tượng
Wreck It Ralph (Ráp-Phờ Đập Phá) là một bộ phim hoạt hình Metaverse được ra mắt vào năm 2012 do Disney sản xuất và phát hành.
Wreck it Ralph 1 & 2 kể về Ralph - nhân vật phản diện trong trò chơi điện tử, đang thực hiện khát khao trở thành người tốt sau khi quá mệt mỏi với vai trò phản diện.
Hành trình tìm kiếm câu chuyện về một anh hùng của anh ta kết thúc tạo ra sự tàn phá cho trò chơi điện tử.
Ralph có thể di chuyển trên toàn bộ internet, từ trò chơi này sang trò chơi khác và thể hiện khả năng kết nối tiềm năng trong Metaverse game.
Hiện thực hóa các ý tưởng với Metaverse
Kể từ năm ngoái, khi đại dịch COVID-19 lan rộng ra toàn thế giới, nhu cầu về công nghệ được đẩy nhanh hơn khiến Metaverse nhanh chóng “len lỏi” vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Trong buổi tọa đàm, ông Ông Phan Đức Anh Tuấn đã nhận xét rằng: “Metaverse là nhu cầu tất yếu. Nó sẽ là điểm hội tụ giữa công nghệ và những cảm xúc, trải nghiệm, cũng như những mong muốn trong bản thân của chúng ta về nhu cầu được kết, nối nhu cầu được chia sẻ.”
Ông Phan Đức Anh Tuấn chia sẻ: “Chúng ta đều biết là trong tháp maslow nhu cầu lớn nhất đó là tự thực hiện hóa và COVID-19 sẽ thúc đẩy những nhu cầu công nghệ và những yếu tố kết nối và chia sẻ đó.”
“Bằng chứng là vừa rồi những “Ông lớn” như là Facebook, Nike, Disney,... đã tham gia vào lĩnh vực Metaverse và định nghĩa câu chuyện của họ.”, ông Anh Tuấn nói thêm.
Biến trải nghiệm thật thành trải nghiệm siêu tưởng
Trên thực tế, Metaverse đã xuất hiện từ rất lâu với những hình thái và màu sắc khác nhau.
Cụ thể, mô hình Metaverse sẽ giúp chúng ta thỏa khao khát cũng như trí tưởng tượng của mỗi cá nhân và chia sẻ chúng với mọi người dưới nhiều góc độ khác nhau.
Ông Phan Đức Anh Tuấn cho rằng: “Metaverse không dừng lại ở những yếu tố như giải trí, giáo dục,... mà còn giải quyết nhiều vấn đề như là kế nói, chia sẻ.”
Những bộ phim khoa học viễn tưởng do một nhóm người tạo ra. Nhưng giờ đây với Metaverse, tất cả mọi người có thể kiến tạo mọi thứ.
Cùng xem lại sự kiện Trends Talk #1:
Như Ý - Trends Việt Nam