Lớp học đảo ngược - Mô hình học tập tiên tiến trên toàn thế giới
Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một phương pháp đào tạo cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp.
Ý tưởng và mô hình lớp học đảo ngược có nguồn gốc từ Mỹ vào những năm 1990.
Với hình thực đào tạo online, tài liệu học tập được giảng viên cung cấp trên hệ thống eLearning.
Người học sẽ học tập ở hai không gian trong và ngoài phạm vi lớp học làm tăng thời lượng và hiệu quả học tập.
Đây là mô hình học tập phổ biến tại Mỹ, đề cao chiến lược học tập và khả năng tự học của học sinh.
Khác với cách học truyền thống, giáo viên sẽ cung cấp trước tài liệu học tập cho học viên (thường là qua video).
Học sinh sẽ bắt đầu học tập theo hướng dẫn của video để thu thập thông tin và tự thực hành.
Mô hình cũng tạo không gian để học sinh năng động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, hợp tác với bạn bè và có thể đánh giá được kết quả học tập của bản thân.
Điểm khác biệt giữa mô hình lớp học truyền thống và mô hình lớp học đảo ngược
Cơ sở của mô hình lớp học đảo ngược dựa trên sáu bậc thang đo nhận thức của Bloom, từ thấp đến cao là:
Ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Trong lớp học truyền thống, thời gian ở lớp bị giới hạn, giáo viên chỉ có thể hướng dẫn học sinh nội dung bài học ở ba mức độ đầu của nhận thức là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng.
Mô hình mới “đảo ngược” mô hình truyền thống, ba mức độ đầu được học sinh thực hiện ở nhà nhờ những băng ghi hình hướng dẫn của giảng viên.
Thời gian ở lớp, giáo viên và học sinh sẽ cùng làm việc nhằm đạt ba bậc thang sau của thang đo nhận thức Bloom.
Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh với mô hình lớp học ưu tiên thực hành giúp nâng cao kinh nghiệm thực tế
Không hoàn toàn áp dụng mô hình Lớp học đảo ngược vì đối tượng học viên đa dạng độ tuổi ngành nghề nhưng Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh cũng ứng dụng mô hình học thực hành nhiều hơn là lý thuyết nhằm giúp học viên trang bị các kỹ năng thực tiễn nhiều nhất có thể.
Cụ thể hơn, mô hình học tập mà trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh cung cấp là mô hình hướng dẫn người học thực hành các công việc thực tế tại doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trong nghề.
Bà Lê Ánh - Giám đốc trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh cho biết học thực hành sẽ giúp người học nâng cao kiến thức, kỹ năng thực tế, hiểu rõ hơn về công việc.
Các chuyên gia cũng nhận định, nhân sự trong các ngành đòi hỏi kinh nghiệm thực tế cao như kế toán, tài chính, xuất nhập khẩu, thương mại điện tử... nên học thực hành càng sớm càng tốt, hay sinh viên có thể theo học từ năm thứ hai.
Hiện nay có khá nhiều các cơ sở đào tạo thực hành và người học nên lựa chọn theo tiêu chí:
Tính uy tín thể hiện qua số năm hoạt động, cấp phép; chất lượng giảng viên; chương trình đào tạo; quyền lợi của học viên và đánh giá của người trải nghiệm trước đó.
Trong đó, Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh là đơn vị có chương trình học đa dạng với lộ trình bài bản kết hợp giữa online và học trực tiếp, bao gồm khóa học xuất nhập khẩu, hành chính nhân sự và kế toán tổng hợp và nhiều khóa học đa ngành khác.
Trung tâm Lê Ánh đã được cấp phép bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đáp ứng các tiêu chuẩn về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.
Bên cạnh đó, học viên của trung tâm sẽ nhận được giấy chứng nhận của trung tâm sau khi kết thúc khóa học – điều mà rất nhiều các trung tâm không được cấp phép hiện nay không làm được.
Theo bà Lê Ánh, nội dung đào tạo của trung tâm được xây dựng, thẩm định bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, giữ những vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, tập đoàn.
Theo đó 100% giảng viên của trung tâm ngoài việc đáp ứng yêu cầu về trình độ bằng cấp, còn phải là những chuyên gia đang hàng ngày hàng giờ làm nghề, có nhiều kinh nghiệm thực tế, nhiệt tình và có phương pháp sư phạm dễ hiểu.