Ngành F&B bao gồm rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.

Từ hệ thống nhà hàng, quán ăn đường phố, điểm bán đồ ăn lưu động, chuỗi đồ uống, cafe, trà sữa, các dịch vụ suất ăn công nghiệp, dịch vụ tiệc cưới hỏi, tiệc tư gia,...

Nhiều mô hình kinh doanh có khả năng thích nghi với tình hình mới hậu đại dịch lại càng được kỳ vọng mang lại hiệu quả cao.

Có thể kể đến như bán mang về, tự phục vụ và tiện ích tất cả trong một.

Mô hình kinh doanh take-away không cần diện tích lớn

Take away là loại hình kinh doanh phục vụ đồ uống mang về khá được ưa chuộng hiện nay bởi sự tiện lợi và nhanh chóng.

Nguyên nhân thúc đẩy mô hình này phát triển là vì cuộc sống bận rộn, hối hả thúc ép nhu cầu ăn uống mang đi để tiết kiệm thời gian.

Hơn nữa, đại dịch vừa qua cũng đã tạo cho người dùng thói quen mua đồ ăn, đồ uống mang đi để vừa giữ an toàn, vừa chủ động.

Theo xu hướng đó, một số thương hiệu phục vụ tại chỗ đã mở thêm điểm bán nhỏ chỉ phục vụ take-away.

Hoặc thương hiệu chỉ bán online đã mở thêm cửa hàng để khách hàng có thể đến mua mang đi.

Sự đơn giản, nhanh gọn của cafe take-away thích hợp với nhịp sống hiện đại ngày nay.
Sự đơn giản, nhanh gọn của cafe take-away thích hợp với nhịp sống hiện đại ngày nay.

Để tăng tốc độ phục vụ, nhiều cửa hàng còn đầu tư sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ ghi nhận order và thực hiện thanh toán với nhiều phương thức nhanh chóng.

Kinh doanh loại hình này không cần diện tích cửa hàng quá lớn.

Tuy nhiên, vị trí phải dễ tìm, đường đi thuận lợi, có chỗ để xe cho khách và được gắn với đối tượng khách hàng mà quán đang hướng tới.

Chẳng hạn, nếu khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng thì địa điểm kinh doanh nên được đặt gần trường học, công sở, khu thương mại, nơi có nhiều người qua lại.

Mô hình kinh doanh tự phục vụ đang là xu hướng nở rộ hiện nay

Trong năm 2022, nhiều nhà hàng, quán cafe cũng đi theo xu hướng thay đổi quy trình hoạt động từ “Table Service” (phục vụ tại bàn) sang “Self Service” (tự phục vụ).

Hình thức tự phục vụ mang lại lợi ích cho cả khách hàng và chủ kinh doanh.

Về phía khách hàng, họ được trải nghiệm cảm giác thú vị, mới lạ khác hoàn toàn với kiểu phục vụ truyền thống.

Họ không phải chờ đợi nhân viên mang món ăn, đồ uống tới mà có thể tự do đi lại và lấy đồ.

Bên cạnh đó, các công ty có thể tiết kiệm chi phí nhân sự nhờ mô hình này.

Hình thức này được ra đời nhằm giảm thiểu những công đoạn dư thừa về nhân sự cũng như rút ngắn thời gian khách hàng phải chờ đợi để trải nghiệm.
Hình thức này được ra đời nhằm giảm thiểu những công đoạn dư thừa về nhân sự cũng như rút ngắn thời gian khách hàng phải chờ đợi để trải nghiệm.

Mô hình này tương đối mới nên chủ cửa hàng cần thiết kế bảng hướng dẫn chi tiết quy trình từ chọn món – đặt đồ ăn – thanh toán – tự mang ra bàn.

Bảng hướng dẫn cần được đặt ở những vị trí dễ nhận biết để khách hàng có thể nắm rõ cách thức hoạt động của quán.

Từ đó họ sẽ tự nhiên trải nghiệm mà không bị e ngại hay lúng túng.

Đối tượng khách hàng của mô hình này thường là những người bận rộn họ thích sự nhanh gọn và tiện lợi.

Vậy nên thực đơn cần đơn giản và tối ưu hóa quy trình để khách hàng có thể dễ dàng đặt món, cũng như dễ dàng mang đi.

Mô hình All-in-shop đầy đủ tiện ích

All-in-shop được hiểu là nhiều tiện ích khác nhau được quy tụ trong một khu nhất định.

Những tiện ích này thường sẽ có liên quan đến nhau, đáp ứng hầu hết những yêu cầu cấp thiết để kích thích khách hàng hành động nhiều hơn.

Ví dụ, một chuỗi tiện ích có thể bao gồm mặt hàng tiêu dùng, quầy thực phẩm, quầy dược phẩm, thương hiệu đồ uống và dịch vụ ngân hàng tích hợp...

Đối tượng khách hàng mà mô hình này nhắm đến thường là dân công sở, sinh viên và giới trẻ, những khách hàng ưa thích xu hướng mua sắm hiện đại.

Các doanh nghiệp F&B trong mô hình này đóng vai trò như một mắt xích quan trọng.

Cửa hàng sẽ đáp ứng nhu cầu ăn uống lớn và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Đơn cử như mô hình bán lẻ tiện ích của CVLife (Convenience Life) của tập đoàn Masan với tên Fresh & Chill.

CVLife là mô hình cửa hàng tích hợp tiện ích "5 trong 1".
CVLife là mô hình cửa hàng tích hợp tiện ích "5 trong 1".

Đây là chuỗi các cửa hàng tiện ích bao gồm:

Mặt hàng FMCG, sản phẩm thịt tươi MEAT Deli, thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn Hifresh, quầy dược phẩm Phano, thương hiệu đồ uống Phúc Long.

Ngoài ra còn tích hợp dịch vụ ngân hàng Techcombank.

Rất nhiều nhu cầu về ăn uống của khách hàng sẽ được đáp ứng ngay chỉ trong một địa điểm.

Trên đây là những mô hình kinh doanh F&B được dự đoán sẽ tạo nên trào lưu trong năm 2023.

Thị trường đang thay đổi và nhu cầu của khách hàng cũng biến chuyển không ngừng.

Để kinh doanh F&B thành công, hãy là người đón đầu những xu hướng mới và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với thị hiếu để không bị bỏ lại phía sau!