Xu hướng "nằm thẳng" phản ánh áp lực nặng nề của một văn hoá làm việc quá tải

Công việc không phải tất cả, tiền không đi đôi với hạnh phúc và việc khó quá thì buông… trở thành "triết lý sống" của một bộ phận giới trẻ Trung Quốc.

"Tang ping" (Triết lý nằm phẳng) xuất phát từ một bài viết trên mạng xã hội Tieba hồi giữa tháng 4. 

Người viết bài thuộc thế hệ 9X đề cập đến thuật ngữ này với lời giải thích: "Quyết tâm bỏ qua mọi nỗ lực để hoàn thành một công việc hay mục tiêu nào đó".

"Ở nước tôi, chưa bao giờ có một xu hướng đề cao tính chủ quan của con người, nên tôi muốn tạo ra lẽ sống cho riêng mình: Nằm yên mặc kệ tất cả. Chỉ khi nằm xuống, con người mới có thể trở thành thước đo của vạn vật", người này viết. Tác giả tự giới thiệu mình thất nghiệp hai năm qua, nhưng điều này không làm anh cảm thấy chán nản.

Triết lý "nằm phẳng" ngay lập tức tạo ra một làn sóng hưởng ứng trên Internet. Triết lý "nằm phẳng" ngay lập tức tạo ra một làn sóng hưởng ứng trên Internet.

Đó là phản ứng chống lại lịch trình làm việc mệt mỏi 996 (từ 9h sáng đến 9h tối trong 6 ngày một tuần) với những áp lực từ gia đình, xã hội và thậm chí cả chính phủ.

Cứ như thế, triết lý này ám chỉ lối sống chỉ nằm một chỗ, không làm việc và lao động nâng cao năng suất xã hội. Thay vì cố gắng hướng tới học hành chăm chỉ, mua nhà hoặc lập gia đình, lối sống này cổ súy cho việc từ bỏ hết các mục tiêu và đơn giản là “nằm yên một chỗ”.

Một số người cho rằng đó chỉ đơn giản là sự lười biếng. Những người khác lại cho rằng đây là kết quả không thể tránh khỏi, khi mọi người đã làm việc quá vất vả và mệt mỏi tới mức họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ. 

Tang ping - Nằm yên mặc kệ đời 

Triết lý này hiện đang được nhiều người trẻ tại Trung Quốc ủng hộ và áp dụng, vì họ cho rằng cuộc sống ngày càng khó khăn khi giá cả leo thang, làm việc nhiều nhưng đồng lương lại ít ỏi.

"Tang Ping" (躺平/Thảng bình; "Tang Ping" (躺平/Thảng bình; 'thảng' là 'nằm', 'bình' là 'bằng, phẳng') hay triết lý nằm phẳng, nằm ườn, mặc kệ đời xuất phát từ một bài viết trên mạng xã hội Trung Quốc hồi giữa tháng 4.

Mục tiêu của họ là: “Với một ngày công, bạn có thể có được niềm vui trong 3 ngày”. 

“Bí quyết” của họ là ngủ trong công viên, ăn mỳ ăn liền và ngồi lỳ trong các quán cung cấp dịch vụ internet cho tới khi nhẵn túi. 

Vì lẽ đó nên họ thường chọn những công việc làm ngắn hạn, thậm chí là nhận lương ngay trong ngày.

Cụm từ được nhắc tới với tần suất cao thời gian gần đây trên mạng Internet Trung Quốc đã khiến “tang ping” trở thành một từ thông dụng trong giới trẻ Trung Quốc. 

Trên nền tảng Douban, một nhóm có tên “Lying Down Group” thu hút gần 6.000 thành viên. 

Bài đăng nhận được nhiều sự quan tâm trên nhóm này là “Hướng dẫn cách nằm xuống”, trong đó liệt kê các bước để chấp nhận những thiếu sót của bản thân thay vì cố thay đổi, tiền bạc không liên quan tới hạnh phúc và “khó quá thì mạnh dạn cho qua”.

Liều thuốc độc mang tên Life Flat 

Thời gian gần đây, từ những nhân viên công sở ở các thành phố lớn cho đến sinh viên đại học, cả một đội quân những người trẻ thất chí ở Trung Quốc đang lên mạng xã hội và Internet phát đi những thông điệp trong vài tháng gần đây, tuyên bố họ là “thế hệ trẻ tang ping”. 

Trên khắp Trung Quốc, áo phông in những khẩu hiệu như “Không làm gì ngoài nằm yên” đã cháy hàng. 

Nhà chức trách nhiều địa phương đang cố gắng khắc phục hiện tượng này do lo ngại nó có thể thách thức trật tự kinh tế-xã hội hiện có.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi trào lưu trên là “đáng xấu hổ”. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi trào lưu trên là “đáng xấu hổ”.

Theo nhận định của Tiến sĩ Gavin Sin Hin Chiu (Phó Giáo sư ở Đại học Thâm Quyến), hiện nay giới chức Trung Quốc đang “nóng ruột” trước thái độ “tang ping” của một bộ phận người dân. 

“Nếu tình trạng này lan rộng, nó sẽ tác động đến kỳ vọng của người trẻ đối với tăng trưởng thu nhập, tiêu dùng, hôn nhân và sinh con - điều này sẽ gây bất lợi cho khả năng tránh bẫy thu nhập trung bình của Trung Quốc, khi tăng trưởng và thu nhập bị đình trệ”.

Lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình về một xã hội “trong đó mọi người đều tham gia”, và việc ông nhấn mạnh rằng mọi người không “tang ping”, đã được công bố chỉ 3 ngày trước khi Trung Quốc thông báo tăng trưởng GDP trong quý 3 năm nay đã chậm lại, xuống mức tăng 4,9% so với cùng kỳ.

Trung Quốc đối mặt với thách thức từ làn sóng tiêu cực 

Từ nhóm lao động trí thức ở các thành phố lớn cho tới các sinh viên mới ra trường, không ít người trẻ ở Trung Quốc thời gian qua đã lên mạng xã hội tuyên bố rằng họ là những người theo triết lý "nằm yên, mặc kệ đời".

Chính quyền đã nỗ lực ngăn chặn tác động của trào lưu này, vì lo ngại nó có thể thách thức trật tự xã hội và kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo, về lâu dài, xu hướng này không chỉ ảnh hưởng đến tiêu dùng và tăng trưởng của Trung Quốc mà còn làm giảm tỷ lệ sinh và đe dọa hệ thống phúc lợi xã hội của nước này.

Làn sóng này là một "mối nguy hại" theo đánh giá của những quan chức cấp cao tại Trung Quốc. Làn sóng này là một "mối nguy hại" theo đánh giá của những quan chức cấp cao tại Trung Quốc.

Tiến sĩ Gavin Sin Hin Chiu, cựu phó giáo sư tại Đại học Thâm Quyến, nhận định rằng việc chính phủ Trung Quốc lo ngại là rất dễ hiểu: "Nếu trào lưu trở nên phổ biến, nó sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng của những người trẻ tuổi về tăng trưởng thu nhập, tiêu dùng, kết hôn và sinh con. Điều này sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tránh bẫy thu nhập trung bình của Trung Quốc".

Ông Tập Cận Bình đã kêu gọi một xã hội mà "mọi người trong đó cùng tham gia xây dựng". Ông cũng nhắc tới khái niệm "thịnh vượng chung", cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải thúc đẩy mục tiêu là tất cả công dân đều có cơ hội trở nên giàu có.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi trào lưu trên là "đáng xấu hổ". Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Global Times, cho rằng: "Giới trẻ là niềm hy vọng của đất nước. Bản thân họ, và cả đất nước này, sẽ không cho phép họ nằm yên một chỗ".

Phương Trang, Trends Việt Nam