Theo khảo sát, khoảng 92% người tiêu dùng Millennial có nhiều khả năng mua sản phẩm từ các công ty có đạo đức.
82% người tiêu dùng đó tin rằng các thương hiệu có đạo đức hoạt động tốt hơn các công ty thiếu cam kết tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.
Mọi khía cạnh của đạo đức trong Marketing đều được thực hiện dựa trên trên các nguyên tắc công bằng, trung thực, trách nhiệm và tin tưởng.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng Moral Marketing thông qua các chiến dịch về bảo vệ môi trường hay các quan điểm lên án các vấn đề đang nhức nhối của xã hội.
Các lưu ý khi xây dựng nội dung Moral Marketing
- Tính minh bạch trong nội dung;
- Nội dung có thể hướng đến những đối tượng Người tiêu dùng đặc biệt;
- Bảo mật thông tin Người tiêu dùng.
Một số lưu ý mà một thương hiệu đạo đức không nên có
- Phóng đại lợi ích của sản phẩm, dịch vụ;
- Định kiến xã hội;
- Lợi dụng cảm xúc dư luận.
[Case Study] TOMS - Đặt vấn đề cộng đồng làm giá trị cốt
TOMS là một thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Hoa Kỳ và đây cũng là thương hiệu được nhiều người biết đến bởi giá trị cốt lõi hướng tới cộng đồng.
Rất nhiều người lầm tưởng TOMS là tên của người sáng lập nhưng thực tế đó là chữ viết tắt của “Tomorrow's Shoes”- những đôi giày cho tương lai.
Được thành lập năm 2006 bởi Blake Mycoskie, một doanh nhân trẻ đến từ Texas.
Trong chuyến đi tới Argentina, chứng kiến những trẻ em nghèo phải đi chân trần với những nguy cơ bị thương và nhiễm bệnh rất cao.
Blake Mycoskie hiểu rằng một đôi giày tưởng chừng nhỏ bé nhưng có thể tạo nên thay đổi thay đổi lớn cho cuộc sống của các em.
Đây là một trong những lý do khiến vị doanh nhân này thành lập TOMS.
Trong năm đầu tiên, Mycoskie bán được 10.000 đôi giày làm bằng vải bạt với giá 45 USD một đôi, đồng nghĩa với việc 10.000 đôi giày đã được trao tặng cho trẻ em Argentina.
Điều khiến TOMS trở thành một trong những thương hiệu đạo đức nhất trên thế giới là họ đặt vấn đề giúp đỡ cộng đồng làm giá trị cốt lõi.
Ngay trên Website bán hàng của hãng, TOMS đã dành một khoảng trống nổi bật để thông báo cho Người tiêu dùng về những chương trình thiện nguyện của mình.
Điều này nhằm thể hiện sự mua hàng của khách đã góp phần giúp đỡ những hoàn cảnh thiếu may mắn.
Với các chiến dịch tiếp thị mang tính đạo đức, Customer Retention của TOMS luôn đạt ở mức cao trong số các doanh nghiệp cùng ngành.
Kết luận
Tiếp thị đạo đức có tác động tích cực đến mọi khía cạnh của chiến lược tiếp thị, điều cốt lõi là thương hiệu cần thể hiện sự chân thật, minh bạch và chính xác trong các nội dung Marketing.