Hàng hoá xa xỉ vốn khó được định giá nếu không được chuyên gia đánh giá cao về giá trị. Chẳng hạn, một bức tranh hiếm không tạo ra dòng tiền, có nghĩa giá trị của nó thực tế nằm trong mắt người xem.

Theo dữ liệu từ Báo cáo thịnh vượng 2021 của Knight Frank, dưới đây là cách người giàu ở 9 khu vực lớn trên thế giới đang đầu tư vào thị trường hàng xa xỉ:

null


"Gu" hàng xa xỉ trên thế giới

Knight Frank đã khảo sát hơn 600 chủ ngân hàng tư nhân, cố vấn tài sản và các quỹ đầu tư gia đình để xếp hạng những khoản đầu tư xa xỉ phổ biến nhất năm 2020:

null


Mặt hàng hàng xa xỉ được nhiều người đầu tư nhất năm ngoái là các tác phẩm nghệ thuật, đứng đầu mọi khu vực địa lý trừ châu Phi và châu Á. Thị trường toàn cầu cho tác phẩm nghệ thuật ước tính trị giá 64 tỷ USD trong năm 2019 và được các nhà đấu giá như Sotheby ưu ái.

Rượu whiskey hiếm cũng tăng cao nhất về giá trị tài sản trong 10 năm qua. Những người sành rượu sẽ quen thuộc với những tên tuổi như Macallan, nơi có những chai rượu hiếm trị giá hơn triệu USD.

Đầu tư xa xỉ tại Bắc Mỹ và châu Á

Cùng là những món đầu tư xa xỉ, nhưng người tiêu dùng thuộc giới thương lưu Bắc Mỹ và châu Á lại có sự khác nhau về thị hiếu:

null

Khác biệt lớn nhất ở đây là đồng hồ, đứng đầu châu Á nhưng đứng thứ 4 ở Bắc Mỹ, xe ôtô cổ xếp thứ 2 ở Bắc Mỹ nhưng lại đứng thứ 5 ở châu Á. Tám hạng mục còn lại chiếm vị trí tương đương ở hai khu vực.

Đồng hồ là mặt hàng được ưa chuộng tại châu Á có thể xuất phát từ người tiêu dùng Trung Quốc - giờ đang là những người sở hữu đồng hồ cao cấp nhiều nhất toàn thế giới.

Nhu cầu đầu tư vào mặt hàng này đang dần phục hồi, với xuất khẩu đồng hồ từ Thụy Sĩ sang Trung Quốc tăng 17,1%, trong suốt đại dịch Covid-19 (từ tháng 1-11/2020).

Mặt khác, ôtô cổ phổ biến tại Bắc Mỹ hơn do lịch sử các nhà máy sản xuất xe hơi lâu đời. Hai nhà sản xuất ôtô - biểu tượng của Mỹ, Ford và General Motors đều có tuổi đời hơn một thế kỷ.

Theo NDH