Định nghĩa phổ đồng cảm - The spectrum of Empathy và Lợi ích của Phổ đồng cảm trong môi trường công sở
Phổ đồng cảm - The spectrum of Empathy - là khả năng nhận thức và liên hệ với những suy nghĩ, cảm xúc hoặc kinh nghiệm của người khác.
Đồng cảm trong bối cảnh nơi làm việc hiểu đơn giản là nhân viên có thể thiết lập các kết nối thực sự từ sự thấu hiểu và tương tác với nhau.
Tạo dựng được môi trường làm việc có tính đồng cảm sẽ đem đến nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm:
Cải thiện giao tiếp, Củng cố các mối quan hệ công việc, Thúc đẩy tư duy sáng tạo, Gia tăng doanh số bán hàng và cơ hội đầu tư, và Nâng cao dịch vụ khách hàng.
Tìm hiểu về các cấp độ trong phổ đồng cảm -The spectrum of Empathy và Biểu hiện của chúng tại nơi làm việc
Phạm vi của phổ đồng cảm bao gồm lòng thương hại (pity), sự cảm thông (sympathy), sự đồng cảm (empathy), và lòng trắc ẩn (compassion).
Những người vận dụng được nhiều mức độ của phổ đồng cảm có kỹ năng thấu hiểu tình huống từ quan điểm của người khác và phản ứng bằng lòng trắc ẩn.
Lòng thương hại và sự cảm thông
Lòng thương hại và sự cảm thông là 2 mức độ đầu tiên trong phổ đồng cảm, đòi hỏi ít hoặc không cần nỗ lực hoặc hiểu biết về vấn đề của người khác.
Tuy nhiên, đây lài chính là những bước đệm tâm lý cơ bản để xây dựng những mức độ tiếp theo trong phổ đồng cảm.
Trên thực tế, những suy nghĩ, lời nói, cử chỉ đơn giản phản ánh sự tiếc nuối hay thấu hiểu vấn đề giữa các cá nhân trong tổ chức được xem là sự vận dụng phổ biến nhất của 2 cấp độ này.
Trong đó, thương hại chỉ đơn giản là sự xác thực cảm xúc tiếc nuối với người khác về một vấn đề cụ thể.
Tương tự, sự cảm thông được hiểu là phản ứng dưới dạng đau buồn hoặc thương cảm trước khó khăn hoặc cảnh ngộ của người khác nhưng ở mức độ cảm xúc cao hơn.
Sự đồng cảm và lòng trắc ẩn
Khác với 2 cấp độ kể trên, sự đồng cảm và lòng trắc ẩn đòi hỏi nhiều hơn nữa nỗ lực thấu hiểu và sự tương tác để tạo ra một sự thay đổi tích cực trong văn hóa doanh nghiệp.
Đồng cảm là khả năng thấu hiểu hoàn toàn, phản chiếu (liên hệ bản thân), sau đó chia sẻ những biểu hiện, nhu cầu và động lực của người khác.
Lòng trắc ẩn là lời kêu gọi hành động xuất phát từ sự đồng cảm.
Đó là khi sự hiểu biết của chúng ta về suy nghĩ hoặc cảm xúc của người khác mang lại cho chúng ta sự bắt buộc, nghĩa vụ hoặc mong muốn giúp thay đổi hoàn cảnh của người đó theo hướng tốt hơn.
Biểu hiện của 2 mức độ này tại nơi làm việc chính là thái độ sẵn sàng, sự bày tỏ nguyện vọng, lời đề nghị hay gợi ý giúp đỡ giữa cấp trên và cấp dưới hay giữa các nhân viên.
Lời kết
Khả năng kết nối và đồng cảm với người khác là một yếu tố quan trọng để định vị thương hiệu cá nhân và tập thể.
Thể hiện sự đồng cảm ở nơi làm việc - một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc và hiệu quả lãnh đạo - cũng cải thiện các tương tác hiệu quả hơn và tạo ra kết quả làm việc tích cực trong cả môi trường làm việc.