Negative Bias là gì? Tầm quan trọng của nó đối với nhà lãnh đạo
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong một loạt các sự kiện tâm lý, mọi người có xu hướng tập trung nhiều hơn vào điều tiêu cực khi họ cố gắng nắm bắt vấn đề.
Đây được gọi là khuynh hướng thiên vị tiêu cực (Negative Bias).
Ví dụ cụ thể về lối tư duy này là:
- Chú ý đến những sự kiện tiêu cực hơn là những sự kiện tích cực.
- Học hỏi thêm từ những kết quả và trải nghiệm tiêu cực.
- Đưa ra quyết định dựa trên thông tin tiêu cực nhiều hơn là dữ liệu tích cực.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người thiên vị tiêu cực giao tiếp tốt hơn, suy nghĩ rõ ràng hơn, ít mắc lỗi hơn, ít cả tin hơn và giỏi ra quyết định hơn.
Trong môi trường làm việc, những thành kiến tiêu cực có thể có nhiều tác động tích cực đến cách mọi người suy nghĩ, phản ứng và cảm nhận.
Và kết quả là, những người tiêu cực chú ý hơn đến môi trường xung quanh họ.
Họ không phải lúc nào cũng suy nghĩ bi quan chỉ vì mục đích tiêu cực.
Họ chỉ nhận thức rõ hơn về những gì đang xảy ra xung quanh và do đó, tâm trạng của họ thay đổi tùy thuộc vào những gì họ nhận thấy.
Tận dụng sức mạnh của “chủ nghĩa bi quan” giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho những rủi ro.
Đó là một kỹ năng không thể thiếu đối với mọi doanh nhân.
Lợi ích bất ngờ của sự bi quan trong công sở
Lợi ích sau cùng của sự bi quan tích cực chính là cải thiện hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Điều này được thể hiện thông qua 2 tác động chính mà sự tiêu cực ảnh hưởng đến tư duy và văn hóa làm việc tại nơi làm việc, bao gồm:
Tư duy “bi quan để phòng thủ” và Tinh thần “No pain-No gain”.
Bi quan để phòng thủ - Defensive Pessimism
Suy nghĩ tích cực vô ích ảnh hưởng đến tất cả các loại đánh giá rủi ro.
Chấp nhận rủi ro có tính toán là một trong những cách tốt nhất để phát triển với tư cách cá nhân và tạo ra những bước đột phá trong kinh doanh.
Những người bi quan một cách tích cực luôn chuẩn bị kỹ lưỡng hết sức có thể để đối phó với những thách thức có thể xảy ra.
Tầm nhìn xa giúp họ trở nên linh hoạt dù cho áp lực có bất ngờ xảy ra hoặc gia tăng.
Tư duy “bi quan để phòng thủ” sẽ là chìa khóa để các nhà lãnh đạo đưa ra kế hoạch hành động nhằm xử lý những sự cố phát sinh.
Tinh thần “No pain-No gain”: Chấp nhận rủi ro đã được tiên liệu
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các CEO càng lạc quan thái quá, họ càng dễ gặp thất bại, và do đó càng dễ đưa doanh nghiệp vào vòng nguy hiểm hơn.
Những “doanh nhân bi quan” tránh được nguy cơ này vì họ suy nghĩ thực tế hơn.
Bằng cách thừa nhận hoặc đặt ra những giới hạn cho bản thân, phần lớn các lựa chọn chỉ nhằm đánh cắp năng lượng và sự chú ý sẽ được loại bỏ.
Mặc dù chúng ta thường cho rằng có nhiều lựa chọn là tốt, nhưng những gì chúng ta thực sự muốn là một vài lựa chọn tốt, không phải là vô số lựa chọn không chắc chắn.
Bằng cách xác định những gì không thể hoặc sẽ không làm, các nhà lãnh đạo cho phép mình tập trung vào một số lựa chọn có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.
Lời kết
Suy nghĩ tiêu cực không vượt trội so với suy nghĩ tích cực, nhưng suy nghĩ tích cực cũng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho mọi căn bệnh tại nơi làm việc.
Đôi khi những gì cần thiết là một liều lượng thực tế.
Và chính những người suy nghĩ tiêu cực, những người bị coi là hay quấy rầy, phiền phức và khó chịu, thường là giải pháp chữa trị hữu hiệu.