Thế nào là “nền tảng công nghệ tiếp nối”?
Đây là một nền tảng liên quan trực tiếp tới một số nền tảng trước đó, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh mà nền tảng trước mang đến nhưng chưa giải quyết triệt để.
Covid đã chứng kiến quá trình lên ngôi của nhiều mô hình kinh doanh tiếp thị mới, thậm chí sản phẩm “đẻ” sản phẩm, tạm gọi là nền tảng MarTech tiếp nối.
MarTech là sự kết tinh giữa Marketing và Technology (công nghệ). MarTech giúp marketer sở hữu một lượng lớn dữ liệu ngay trong tầm tay và có các insight khách hàng chi tiết hơn bao giờ hết.
Do đó, trong tương lai MarTech sẽ ngày càng mở rộng hơn bởi nền tảng này như một chất xúc tác kéo gần các marketer với khách hàng.
Sự ra đời của kỷ nguyên livestream kéo theo cả một hệ sinh thái livestream
Trước bối cảnh đại dịch và IoT, livestream nổi lên như một cơn sốt trong việc tối ưu hóa các giải pháp bán hàng.
Mặc dù ra mắt công chúng vào năm 1993 nhưng hai năm trở lại đây, livestream mới thực sự bùng nổ và dẫn đầu xu hướng.
Cộng hưởng thêm từ đại dịch Covid, livestream chính là cầu nối giúp người bán và người mua được tương tác với nhau một cách hiệu quả mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
Tin tưởng vào tiềm năng của nội dung trực tiếp và hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành viễn thông, 2 nhà sáng lập Phạm Ngọc Duy Liêm và Nghiêm Tiến Viễn đã lựa chọn khởi nghiệp GoStream tại thành phố Vinh.
Khát vọng của GoStream chính là trở thành công ty cung cấp các công nghệ hỗ trợ (add-on) livestream trên các mạng xã hội.
Hiện GoStream là doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai công nghệ livestream tương tác trên các mạng xã hội tại Việt Nam, đặc biệt là Facebook gồm 2 sản phẩm chủ lực là gostream.co và gostudio.co.
Sự tích cực của nền tảng nói riêng và hình thức livestream nói chung đã mang lại doanh thu lớn cho các nhà bán. Thế nhưng điều này cũng phát sinh vấn đề mới là làm thế nào quản lý đơn hàng hiệu quả trong quá trình livestream.
Và nền tảng Chotdon được ra đời nhằm quản lý bán hàng trên kênh livestream.
Chotdon ra đời với sứ mệnh đồng hành và đưa ra giải pháp tối ưu giúp cho việc kinh doanh online trở nên hiệu quả nhất.
Đây là hệ thống Web App, ứng dụng mobile cùng tính năng tối ưu hoá giúp người kinh doanh trên Facebook dễ dàng tạo và quản lý đơn hàng tránh khỏi các sai sót.
Việc này nhằm mang lại hiệu quả cũng như tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian cho việc kinh doanh.
Cụ thể, các nhà bán không còn phải “bán 1 giờ, chốt đơn 1 ngày” bởi với Chotdon, nền tảng này sẽ tạo đơn tự động và thậm chí kiểm soát doanh thu sau mỗi lần livestream bán hàng.
Chotdon luôn bên cạnh nhà bán thống kê doanh số theo ngày, theo tuần và theo tháng, giúp các nhà kinh doanh vạch rõ chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.
Đặc biệt hơn, Chotdon ứng dụng AI giúp nhận diện thông tin khách hàng nhanh chóng và chính xác.
Điều này giúp phân biệt được khách hàng trùng tên và đánh giá được nhóm khách hàng mới và cũ, nhóm khách hàng thân thiết hay những khách có tỉ lệ hoàn hàng cao.
Từ đó, nhà bán có thể đưa ra những chiến lược tri ân khách hàng thân thiết.
Có thể thấy, sự kết hợp giữa livestream và Chotdon là một sự kết hợp khá hoàn chỉnh khi một bên thúc đẩy doanh thu một bên giúp nhà bán quản lý tốt các đơn hàng khi thực hiện phát sóng trực tiếp.
Thương mại điện tử - nút thắt được tháo gỡ
Tương tự như hình thức livestream, thương mại điện tử mang lại cơ hội bán hàng cho tất cả mọi người khiến cho việc kinh doanh trở nên đơn giản rất nhiều.
Và hiển nhiên số lượng đơn hàng sẽ tỉ lệ thuận với các vấn đề phát sinh trong việc vận đơn và vận chuyển.
Tuy vậy, doanh nghiệp chuyên dịch vụ hậu cần Boxme đã cho ra mắt nền tảng công nghệ tiếp nối để giải quyết các khó khăn trên.
Tại Boxme đã có giải pháp hoàn tất đơn hàng, nói ngắn gọn hơn là Fulfillment.
Đây là quá trình từ nhận sản phẩm, liên hệ với các kênh bán hàng, đồng bộ đơn hàng đến đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Tất cả các công đoạn này đều chỉ được thực hiện bởi Boxme trên cùng một nền tảng.
Với quản lý vận đơn, Boxme tự động kết nối đơn hàng đang chờ xử lý với đơn vị 3PL phù hợp nhất dựa trên tính chất của sản phẩm và địa điểm giao hàng. Đồng thời tự thiết lập các giấy tờ cần thiết cho quá trình vận hành, giúp nhà bán thoát khỏi những rắc rối sau này.
Bên cạnh đó, Boxme cho phép nhà bán giám sát vận chuyển, theo dõi tình trạng của nhiều đơn hàng với đa dạng hãng vận chuyển trên hệ thống quản lý của Boxme.
Như vậy, Boxme cũng có thể được coi như một “nền tảng công tiếp nối” của thương mại điện tử khi giải quyết được các khúc mắc, thách thức vốn đã có nền tảng xử lý nhưng lại chưa triệt tận gốc rễ.
Có thể nói, nền tảng công nghệ tiếp nối là yếu tố tiếp sức hiệu quả nhất đối với các nhà bán tính đến thời điểm hiện tại.
Với công nghệ tiếp nối, những nền tảng chưa thực hiện “tròn vai” sẽ dần được hỗ trợ, tiếp sức, giúp nhà bán không còn lúng túng hay đau đầu trước vô vàn nền tảng nhưng hiệu quả đem lại thì thực sự chưa có.
Thục San - Trends Việt Nam