Ngành thời trang đón nhận công nghệ số mới 

Lĩnh vực thời trang đang đón nhận công nghệ số mới, với mục tiêu cải thiện nhận thức về sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

NFT sẽ trở thành xu hướng nóng nhất trên sàn diễn thời trang năm nay.

Việc NFT ngày càng nổi lên trong ngành công nghiệp thời trang bởi công nghệ tân tiến này cho phép các công ty thời trang thu thập dữ liệu về bản chất sản phẩm cũng như tìm hiểu đặc tính của người tiêu dùng. 

Nữ ca sĩ Cardi B và rapper Offset tại buổi lễ thời trang của hãng Balenciaga ở Paris. Nữ ca sĩ Cardi B và rapper Offset tại buổi lễ thời trang của hãng Balenciaga ở Paris.

Đến nay, công nghệ này đã có tác động sâu sắc lên ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Tuy nhiên, đó chỉ mới là bề nổi của tảng băng chìm.

Hiện nay, các thương hiệu thời trang đặt mục tiêu mở rộng chi phí hoạt động, nâng mức độ nhận diện và hơn hết, làm nổi bật bản sắc thương hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận. 

Thực chất, xu hướng hiện nay dự đoán NFT không chỉ phát triển hơn, mà chắc chắn sẽ tăng giá trị từ sức mua của người tiêu dùng trong năm 2022.

“Cơ hội thị trường biến metaverse thành hiện thực mang đến giá trị doanh thu hằng năm hơn 1.000 tỷ USD và có thể cạnh tranh với các công ty Web 2.0 trị giá 15.000 tỷ USD hiện nay,” theo Fortune Magazine.

Chúng ta sẽ phải chuẩn bị những gì cho làn sóng thay đổi kinh doanh này?

Thị trường thời trang phải chuẩn bị cho điều tất yếu này.

Đây là con số rất lớn dành cho những nhà đầu tư vào lĩnh vực thời trang và chắc chắn sẽ trở thành thứ được tìm kiếm nhiều nhất sau cuộc cách mạng công nghệ Web 2.0 một khi thành hiện thực.

Có vẻ như game NTF và cuộc cách mạng về metaverse sẽ thay đổi lối sống và tiêu chuẩn làm việc của chúng ta. 

Không những vậy, việc này sẽ có nhiều tác động nhất đến ngành công nghiệp thời trang, nơi NFT và metaverse đều đóng một vai trò quan trọng.

Các dự án metaverse sử dụng NFT để nắm bắt những ngành nghề ở thế giới thực như ngành công nghiệp thời trang. 

Buổi biểu diễn Thu-Đông năm 2021 của hãng Louis Vuitton trong tuần lễ thời trang Paris vào ngày 16.1.2020. Buổi biểu diễn Thu-Đông năm 2021 của hãng Louis Vuitton trong tuần lễ thời trang Paris vào ngày 16.1.2020.

Một trong những dự án metaverse NFT Gamefi (kết hợp giữa game và mô hình DeFi) tiềm năng nhất là PeakXV từ EverestCoin (EV Coin). 

Đây là tựa game metaverse theo mô hình PtE (chơi và kiếm tiền) được phát triển để đưa người chơi vào metaverse, nơi họ có thể nhận miễn phí NFT và token bằng cách tham gia trò chơi phiêu lưu-sinh tồn.

Tương tự như những công nghệ đi trước, NFT, metaverse, Web 3.0 mang rất nhiều tiềm năng và một vài ứng dụng hiện nay trong và ngoài lĩnh vực thời trang. 

Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng một nền tảng công nghệ, cho dù cho bao nhiêu từ khóa hay trào lưu đi chăng nữa, vẫn chỉ là một vật trung gian/nền tảng.

Thành công từ các thương hiệu và công ty thời trang sẽ quyết định cách mà họ tận dụng nền tảng này trong việc mở rộng giá trị cốt lõi, mục tiêu và tích hợp công nghệ vào mô hình kinh doanh. 

Còn không sẽ chỉ là một dạng tiếp thị ngắn hạn khác và ‘chết yểu’ như những trào lưu trước đó trong lịch sử” nhà đồng sáng lập và CTO của Skyless Game Studio, Arad Malhotra cho biết.

Một vài NFT được EVCoin cung cấp tới người dùng, gồm NFT dưới dạng trang phục như áo khoác, đôi ủng và găng tay. 

Người chơi cần phải sở hữu những món đồ này để nhân vật của họ vượt qua ngọn núi Everest ảo. 

PeakXV là cái tên dẫn đầu thế giới metaverse PtE, với những nhân vật sẽ thể hiện tiềm lực của NFT trong việc thay đổi cách mà chúng ta cảm nhận thời trang và phong cách. 

Đồng EverestCoin cũng sẽ ra mắt khu giao dịch NFT, nơi các nhà đầu tư và người chơi có thể mua nhân vật NFT.

Thế giới ảo Metaverse “xâm chiếm" ngành thời trang

Nhà sáng lập của Facebook, Mark Zuckerberg đã công bố thay đổi tên công ty từ Facebook thành Meta. 

Thông báo đột ngột này đã khiến cho cả thế giới phải cảm thấy ngạc nhiên và metaverse nhanh chóng trở thành từ khóa phổ biến.

Metaverse là một thế giới ảo, nơi mọi người có thể giao tiếp, làm việc và vui chơi. Mark Zuckerberg tin rằng, đây là tương lai của Internet và “đế chế” nghìn tỉ USD của anh, Facebook.

Người mẫu nam tạo dáng cho bộ trang phục từ bộ siêu tập Thu-Đông của hãng thời trang Stefano Ricci’ đặt tại Ý. Người mẫu nam tạo dáng cho bộ trang phục từ bộ siêu tập Thu-Đông của hãng thời trang Stefano Ricci’ đặt tại Ý.

“Tôi chưa thể nhận định rằng đó có phải là định nghĩa hoàn chỉnh không? Điều mà chúng ta thực sự đang nói đến là tương lai của internet,” CEO và giám đốc bộ phận metaverse, Cathy Hackl cho biết.

Tuy vậy, “ý tưởng thông minh” này lại dấy lên những lo ngại kể cả trong công ty.

Gần đây, Facebook đã đáp trả lại những mối lo ngại khi đổi tên thành Meta, đưa ra thông cáo từ một bài đăng bởi hai giám đốc Andrew Bosworth và Nick Clegg vào tháng 9.2021. 

Đưa metaverse vào ngành thời trang. Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một trung tâm mua sắm và tìm mua một chiếc áo có in hình đôi mắt của một con rồng sống. 

Quả là một điều điên rồ. Nhưng với thế giới bên trong metaverse lại đang hiện thực hóa khoảnh khắc bạn đeo kính VR lên. 

Cộng đồng game đã được mặc người lên những mẫu thời trang mới nhất và thương hiệu cao cấp.

Các thương hiệu như Balenciaga và Stefan Cooke đang xem cộng đồng game là một trong những nhóm khách hàng chưa được tiếp cận và “con gà đẻ trứng vàng” đầy tiềm năng. 

Đến nay, việc đầu tư vào metaverse của ngành thời trang là trang phục trong game, ước tính mỗi năm thu về 40 tỷ USD.

Louis Vuitton đã hợp tác với game Liên minh huyền thoại của Riot Games cho những bộ trạng phục tại giải vô địch thế giới Liên minh huyền thoại năm 2019 (Vào tháng 4.2021, Riot Games công bố hợp tác mới với UNIQLO).

Burberry, sở hữu nhiều web game như B Surf (kết hợp giữa Mario Kart và đồ chơi xe đua) đã tạo ra bộ trang phục cho tựa game Honor of Kings (Vương giả vinh diệu) của Tencent.

Đối với cả hai thương hiệu lớn và nhỏ, các bộ trang phục đều có chi phí bỏ ra tương đối thấp (và bền vững) để thu hút cộng đồng game yêu thích thời trang. 

Song song với đó, chủ sở hữu NFT đã sẵn sàng đầu tư vào những hướng đổi mới và cải tiến.

Công nghiệp thời trang được “cứu vớt" hậu đại dịch

Có thể nhận định rằng, ngành công nghiệp thời trang ngay từ thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19 đã muốn hạn chế số lượng sản phẩm và tìm ra cách chuyển sang sản phẩm ảo hoàn toàn.

Khó để mường tượng ra việc thương hiệu thời trang hạng sang tuyển dụng những chuyên viên công nghệ để tạo ra người mẫu ảo khoác lên sản phẩm của họ. 

Thực chất, các thương hiệu như Burberry và H&M đã hợp tác với những công ty công nghệ “để tạo ra nhân vật ảo, thời trang ảo và trình diễn bên trong thứ được gọi là metaverse,” nhà đồng sáng lập và giám đốc quản lý của Dimension, Simon Windsor giải thích.

Công ty công nghệ đã tạo ra những bộ trang phục cho chương trình biểu diễn của Balenciaga trong tựa game Afterworld theo phong cách mô phỏng ảnh thực bằng cấu trúc, màu sắc và kết xuất một thế giới đậm chất tương lai, nơi người dùng có thể di chuyển camera khắp mọi nơi. 

Qua đó, giúp Balenciaga có khả năng vẽ nên câu truyện hay biến những trải nghiệm thành hiện thực với hoàn toàn tự do trong sáng tạo, điều mà nhiếp ảnh và quay phim thông thường khó có thể đạt được.

Quả thực, đây là một bước tiến quan trọng từ metaverse; tạo ra một thế giới giả tưởng, nơi những nhà thiết kế và tạo mẫu thời trang có thể đưa vào và bộc lộ khả năng sáng tạo kỳ diệu của họ.

Metaverse giúp cho họ có khả năng bán ra nhiều hơn những vật phẩm độc lạ, kể cả khi đó chỉ mang hình dạng ảo. Công nghệ này đem lại sự tự do hơn và biến sự sáng tạo thành hiện thực.

Đến đây, tôi có thể tự tin nói rằng trang phục ảo là giải pháp cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khiến cho ngành công nghiệp thời trang bị trì trệ hơn 6 tháng qua cũng như vấn đề chung về tính bền vững. 

Ý tưởng về NFT, metaverse giúp cho ngành thời trang thu về lợi nhuận mà không cần đến bất kỳ sản phẩm vật lý nào.

“Đối với người trẻ, cách họ mặc trang phục cho các nhân dạng ảo là một điều cực kỳ quan trọng. Tập trung vào nhân dạng ảo là một hướng tiếp cận khách hàng mới,” Hackl cho biết, sau đó yêu cầu dành cho chức vụ giám đốc. Tuy vậy, khách hàng sẽ mua gì nếu không có sản phẩm thực?


Tương tự, cách tiếp thị truyền thống sẽ có hiệu quả như thế nào khi thuyết phục khách hàng mua sản phẩm ảo? 

RTFKT là công ty đã giải quyết khúc mắc trên, và gần đây huy động hơn 8 triệu USD trong vòng gọi vốn được dẫn dắt bởi Andressen Horowitz.

RTFKT trả lời câu hỏi: “Đây là hướng tiếp cận cộng đồng của thương hiệu. Chúng tôi là thương hiệu vì cộng đồng, nên bạn cũng là một phần của công ty. Vì nếu công ty kinh doanh tốt, NFT mà bạn đã mua sẽ tăng cao. Do vậy, bạn vừa là khách hàng vừa như một cổ đông” nhà đồng sáng lập của RTFKT, Pagotto cho biết.

Với mọi thứ đang diễn ra, càng ít sản phẩm vật lý đồng nghĩa bền vững hơn.

“Thực sự là như một nét văn hóa,” Lee nhấn mạnh từ tuần lễ NFT được Bored Ape Yacht Club tổ chức tại New York. Đây là sự kiện chỉ dành những ai sở hữu NFT. “Việc này đang hình thành nên một nền văn hóa mới. Tôi không rõ là có tên gọi cho văn hóa như thế chưa?” ông cho biết.

Một thông tin bên lề, Dogmonaut là thương hiệu khác đang có hướng tiếp cận tương tự cho thành viên cao cấp trong Moon club.

Tương tự, Space Rhinos có bộ sưu tầm 10.000 tê giác 3D trong solana (nhưng tôi thấy nghi ngờ đây là hành động bảo trợ loài tê giác…)

Những dòng mô tả trên trang web đều rất buồn cười và mang tính cách mạng, dưới đây là trích dẫn:

“Từ một phần của chòm sao xử nữ, từ nhân vật Rrhinebula nổi tiếng, 10.000 tê giác không gian được mong chờ đang trên đường tới trái đất. Bạn sẽ sớm có được cơ hội sở hữu chúng trong metaverse với ví Solana”.

Từ tê giác 3D và nuôi chó ảo, “Chúng ta không cần phải tuân theo di sản, mà tự làm nên quy luật của chính mình” Benoit cho biết (đến từ nước Pháp, nơi thời trang được bảo vệ như bảo vật quốc gia).

Theo Forbes