Kinh doanh thủy hải sản có thể coi là một ngành hàng đặc thù do đòi hỏi cao về trang thiết bị, nguồn hàng lẫn kiến thức về sản phẩm và thị trường. Thế nhưng tương tự như các ngành hàng khác, doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản cũng không tránh được những khó khăn trong kinh doanh mùa COVID.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Trả lời phỏng vấn của Trends Việt Nam, đại diện chuỗi nhà hàng siêu thị Thế Giới Hải Sản cho biết việc kinh doanh nhà hàng hải sản lẫn hải sản tươi sống trong thời điểm này gặp phải muôn vàn khó khăn.

Chuỗi siêu thị - nhà hàng Thế Giới Hải Sản có cam kết "Con gì đang bơi chúng tôi đều có" và “Con gì đang bơi chúng tôi mới nấu”. Chuỗi siêu thị - nhà hàng Thế Giới Hải Sản có cam kết "Con gì đang bơi chúng tôi đều có" và “Con gì đang bơi chúng tôi mới nấu”.

Đầu tiên, doanh nghiệp dễ gặp phải rủi ro chết cao trong quá trình nuôi dưỡng hải sản vì bán ra chậm, tồn kho nhiều. Đại diện Thế Giới Hải Sản cho biết:

"Chi phí vận hành hệ thống nuôi dưỡng hải sản sống cao, nhưng trước dịch thì nhu cầu tiêu thụ ổn định nên lượng trữ hàng nuôi dưỡng đạt số lượng tối đa. Đến khi dịch xảy ra bán hàng chậm nên lượng trữ hàng ít đi, mà chi phí vận hành không thay đổi dẫn tới chi phí/ sản lượng bị cao."

Thêm vào đó, ngành thủy hải sản cũng gặp phải nhiều khó khăn về chi phí mặt bằng, nhân viên,... tương tự những ngành hàng khác.

Đáng chú ý nhất chính là sản lượng và giá thủy hải sản thời gian này thay đổi rất thất thường do nhu cầu tiêu dùng không ổn định: Lúc nhiều hàng thì nhu cầu thấp và giá thấp, lúc ít hàng nhu cầu lại cao, giá cao, khiến Thế Giới Hải Sản và những doanh nghiệp thuộc ngành này chật vật "bơi" trong mùa COVID.

Một chi nhánh của  Thế Giới Hải Sản tại TP.HCM.

Thay đổi không chỉ để sống sót, mà còn để phát triển

Không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số, ngành sản xuất thủy hải sản cũng cần đến ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hiệu quả nuôi trồng, từ đó mới góp phần khắc phục vấn đề về nguồn cung cho các nhà bán lẻ, bán sỉ hay xuất khẩu.

Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của Farmext - nền tảng quản lý, điều khiển và đo lường dành cho các trại chăn nuôi thủy sản thuộc thương hiệu Tép Bạc.

Thiết bị quan trắc các chỉ số ao nuôi của Tép Bạc được đặt trong buồng đo để bảo vệ và đẩy nước ra ngoài khi không đo. Thiết bị quan trắc các chỉ số ao nuôi của Tép Bạc được đặt trong buồng đo để bảo vệ và đẩy nước ra ngoài khi không đo.

Một số tính năng tiêu biểu của Farmext có thể kể đến giải pháp IoT kết hợp nền tảng dữ liệu trung tâm điện toán đám mây, giúp chủ ao quản lý trang trại từ xa hay các tiện ích hỗ trợ như quy trình nuôi được xây dựng dựa trên thực tế sản xuất, cảnh báo dịch bệnh, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật từ chuyên gia... 

Ông Trần Duy Phong - CEO Công ty Tép Bạc nhấn mạnh, người Việt cần làm chủ thị trường thủy sản của người Việt. Tối ưu quy trình nuôi trồng giúp nhà nông làm giàu trên chính quê hương mình.

Mặt khác, những thương hiệu bán lẻ thủy hải sản hay nhà hàng hải sản cũng chật vật tìm hướng đi mới trong mùa COVID. Nhiều nhà bán lẻ cũng rẽ hướng sang kinh doanh online hay O2O (online to offline), nhưng đây không phải là hướng đi tối ưu cho tất cả doanh nghiệp. 

"Đặc thù mô hình kinh doanh của Thế Giới Hải Sản là nhà hàng fine dining nên chúng tôi không chuyển đổi mô hình kinh doanh từ nhà hàng sang bán hàng mang về.

Thay vào đó, Thế Giới Hải Sản thực hiện song song 2 hoạt động kinh doanh: Phục vụ thực khách tại nhà hàng và phục vụ thực khách tại tư gia hay bán mang về.

Vào những thời điểm nhà hàng chung tay phòng dịch, tạm dừng phục vụ tại nhà hàng theo quy định của chính phủ, thì Thế Giới Hải Sản tập trung phục vụ thực khách tại gia nhằm mang đến những món ăn tươi ngon, tròn vị và dịch vụ tương đương tại nhà hàng."

- đại diện Thế Giới Hải Sản chia sẻ.

Dù gặp phải một số bất cập trong việc cử nhân viên phục vụ đến tận bàn tiệc tại gia của khách hàng như chi phí đi lại, vận chuyển tăng cao, phát sinh thêm công cụ, dụng cụ hay cơ sở vật chất tại nhà thực khách khác tại nhà hàng, nhưng trước mắt đây là hướng đi phù hợp nhất cho thương hiệu này.

Những món ăn của Thế Giới Hải Sản sẽ được đem đến tận bàn tiệc tại gia của thực khách với mô hình "Nhà hàng di động". Những món ăn của Thế Giới Hải Sản sẽ được đem đến tận bàn tiệc tại gia của thực khách với mô hình "Nhà hàng di động".

Muốn "sống sót" hay "phát triển" đều cần chiều lòng khách hàng 

Một vấn đề của mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản hiện đại (online, O2O hay nhà hàng tại gia) trong mùa dịch là khi không còn được tận mắt nhìn thấy các loại hải sản tươi sống, niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm có thể thay đổi.

Thế nhưng với trường hợp của Thế Giới Hải Sản, người đại diện đã chỉ ra rằng muốn sống sót hay phát triển trong giai đoạn này cũng đều cần đến uy tín thương hiệu và dịch vụ khách hàng.

"Triết lý kinh doanh của Thế Giới Hải Sản là tính trung thực và cam kết “Con gì đang bơi chúng tôi mới nấu”, điều này đã được minh chứng và chiếm được lòng tin của thực khách Thủ đô qua 8 năm phát triển từ 2013."

Khi không thể tập trung vào cung cấp trải nghiệm khách hàng với mô hình fine dining, Thế Giới Hải Sản đã dồn tâm huyết vào mô hình "nhà hàng di động".

Thực khách được phục vụ trong không gian riêng tư ngay tại nhà mình, hạn chế tiếp xúc xã hội, nâng cao khả năng phòng tránh Covid, tự tay lựa chọn menu mà mình yêu thích, tận hưởng các món ăn chuẩn về hương vị và cách trình bày như tại nhà hàng ngay tại tổ ấm thân thuộc.

Bên cạnh việc ưu đãi các loại hải sản tươi sống, nhà hàng Thế Giới Hải Sản luôn dành tặng (không tính) phí dịch vụ và vận chuyển trong bán kính xa đến 10km đối với dịch vụ Tiệc tại gia – Chuẩn nhà hàng. Nhà hàng Thế Giới Hải Sản với ưu đãi tặng phí dịch vụ và vận chuyển trong bán kính xa đến 10km đối với dịch vụ Tiệc tại gia – Chuẩn nhà hàng.

"Trong giai đoạn bán hàng mang về, mặc dù các thực khách không được tận tay trải nghiệm lựa chọn hải sản tươi sống, tận mắt ngắm nhìn hải sản đang bơi nhưng niềm tin vào 1 thương hiệu lâu năm, niềm tin vào 1 thương hiệu đã khẳng được khẳng định chất lượng sản phẩm trong lòng thực khách, niềm tin vào sự minh bạch của nhà hàng vẫn không thay đổi. " - đại diện Thế Giới Hải Sản chia sẻ.

Bích Hà - Trends Việt Nam