Sự tích cực độc hại ưu tiên hạnh phúc hơn tất cả những thứ khác, bỏ qua những cảm xúc tiêu cực.

Một nơi làm việc với tâm lý này không thể thành công trừ khi nhân viên nơi đó học cách đón nhận những khía cạnh buồn vui lẫn lộn của cuộc sống.

Ở đây, chúng ta cùng khám phá tại sao sự tích cực độc hại là “thuốc độc” của nền văn hóa doanh nghiệp

Đồng thời cùng tìm ra phương cách loại bỏ và ngăn chặn tính tích cực độc hại ở nơi làm việc.

Sự tích cực độc hại là gì?

Về bản chất, mọi người đều ngầm thừa nhận rằng tích cực là điều tốt.

Đây cũng là lối tư duy mà trong các cuốn sách dòng Self-help, các khóa học về thành công, v.v. đều khuyến khích duy trì hàng ngày.

Tuy nhiên, tư duy tích cực không đồng nghĩa từ bỏ tiêu cực hoàn toàn.

Bởi nếu tích cực mà phớt lờ tiêu cực thì đó lại là tích cực độc hại.

Sự tích cực độc hại là sự kìm hãm những cảm xúc thực, tiêu cực thông qua những cụm từ như:

  • “Hãy tích cực lên!”, “Vui lên!” hoặc "Hãy nhìn vào mặt tích cực!" “Vượt qua nó” hoặc “Tiếp tục”.
  • “Mọi chuyện sẽ ổn thôi” hoặc “Mọi thứ sẽ ổn thỏa”.
  • “Hãy là một người đàn ông” hoặc “Mạnh mẽ lên”.
  • "Tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do."
  • "Nó có thể tồi tệ hơn." hoặc "Ít nhất (điều gì đó tệ hơn) đã không xảy ra."
  • “Đừng lo lắng/căng thẳng/khó chịu về điều đó.” “Đừng tiêu cực nữa” hoặc “Hãy nghĩ những suy nghĩ vui vẻ!”
Sự tích cực có hại xuất hiện khi một người chủ động hoặc bị gượng ép kìm nén, giảm thiểu hoặc làm mất hiệu lực những cảm xúc tiêu cực.
Kiểu tư duy tích cực độc hại coi nhân viên như những con ong thợ: dùng một lần, chỉ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt, bằng bất cứ giá nào.
Kiểu tư duy tích cực độc hại coi nhân viên như những con ong thợ: dùng một lần, chỉ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt, bằng bất cứ giá nào.

Mặc dù lạc quan là một công cụ hữu ích nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hạnh phúc.

Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy họ phải như vậy.

Hơn 75% người được hỏi trong một cuộc khảo sát của Science of People cho biết họ “đôi khi, thường xuyên hoặc rất hay phớt lờ cảm xúc của mình để được hạnh phúc”.

Trong khi đó, 67,8% người khác cho biết họ đã trải qua tình trạng tích cực độc hại chỉ trong tuần trước.

Sự tích cực bên ngoài + Sự kìm hãm bên trong = Sự độc hại

Ở nơi làm việc, tính tích cực độc hại có thể đặc biệt có hại. Nó có thể làm cho nhân viên cảm thấy vô hiệu hóa cảm xúc, không được lắng nghe và không được chia sẻ.

Thông thường, một người gây ra tâm lý lạc quan độc hại thực sự tin rằng bản thân đang giúp đỡ và động viên ai đó đang gặp nạn.

Tuy nhiên, trên thực tế, tính tích cực độc hại coi thường những cảm xúc chính đáng, chân thực của một cá nhân.

Việc kìm nén những cảm xúc tiêu cực có thể gây hại đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân.
Việc kìm nén những cảm xúc tiêu cực có thể gây hại đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân.
Tính tích cực độc hại ở mức tồi tệ nhất có thể làm giảm lòng tin, tác động tiêu cực đến sự tham gia và năng suất, đồng thời làm tổn hại đến văn hóa công ty.
Giảm thiểu và vô hiệu hóa cảm xúc của nhân viên có thể gây mất niềm tin và tạo ra một văn hóa làm việc né tránh.
Giảm thiểu và vô hiệu hóa cảm xúc của nhân viên có thể gây mất niềm tin và tạo ra một văn hóa làm việc né tránh.

Khi một cá nhân thậm chí không thể gọi tên những gì đang xảy ra, họ không thể tập tập trung làm một việc khác.

Sự tích cực độc hại là một “tảng băng chánh niệm chìm”, bởi vì bản thân chúng ta không thể chỉ chấp nhận thực tại, đối diện với những gì đang xảy ra.

Những gì mà sự tích cực độc hại đang làm chỉ là đang đánh cắp nguồn lực nhận thức của nhân viên.

Loại bỏ sự tích cực độc hại tại nơi làm việc

Trước hết, các doanh nghiệp cần xác định xem có hiện tượng tích cực độc hại tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp hay không.

Dưới để là 3 câu hỏi để nhà lãnh đạo tự vấn:

Một là, đây có phải là nơi mà mọi người được phép biện hộ cho những hành vi thao túng tâm lý không?

Hai là, mọi người có được phép thách thức hoặc thay đổi văn hóa không?

Ba là, mọi người có thể bày tỏ mối quan tâm hay nghi ngờ trong các cuộc họp không?

Để xóa bỏ sự tích cực độc hại, lãnh đạo cần khuyến khích tính xác thực trong các tương tác hàng ngày tại nơi làm việc để xây dựng lòng tin lẫn nhau thay vì văn hóa né tránh.
Chìa khóa để loại bỏ tính tích cực độc hại ở nơi làm việc là khuyến khích sự trung thực và cởi mở hơn trong công việc.
Chìa khóa để loại bỏ tính tích cực độc hại ở nơi làm việc là khuyến khích sự trung thực và cởi mở hơn trong công việc.

Quan trọng hơn cả, hành vi này nên bắt đầu từ C-suites.

Những nhân vật được tôn trọng và có ảnh hưởng trong một tổ chức là những người đi trước ra dấu hiệu cho mọi người khác rằng họ cũng có thể làm như vậy.

Lời kết

Bằng cách tiếp cận nhân ái hơn và lấy con người làm trung tâm thay vì chống lại tiêu cực bằng sự tích cực, lãnh đạo có thể tái xác định và tái khẳng định thay vì làm suy yếu nền văn hóa lành mạnh cho doanh nghiệp.