Từ tháng 09 đến tháng 10/2021, Deloitte đã khảo sát hơn 26.000 người tiêu dùng tại 25 khu vực địa lý để tìm hiểu các vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu.

Khảo sát này bao gồm sự phát triển của công nghệ tiên tiến, tính bền vững, kỳ vọng về chi phí đối với các loại xe mới, trải nghiệm mua hàng trực tuyến, và dịch vụ di chuyển.

Công nghệ tiên tiến tác động đến quyết định mua hàng của người dùng

Dường như phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á sẵn sàng chi trả cho các công nghệ tiên tiến và chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ nếu điều đó giúp đảm bảo an toàn giao thông.

Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng chi trả cho các công nghệ thông tin giải trí vẫn chưa cao.

Tuy nhiên, việc sẵn sàng chi trả cho các công nghệ an toàn, đủ để hoàn vốn đầu tư (ROI) cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hay không, sẽ phụ thuộc phần lớn vào số tiền cụ thể mà người tiêu dùng sẵn sàng trả ở từng thị trường riêng khác nhau.

null

null
Yếu tố công nghệ và dịch vụ cứu hộ xe ô tô tác động đáng kể đến quyết định mua xe của người tiêu dùng. (Nguồn: Deloitte).
Nhìn chung, khoảng 8/10 người tiêu dùng Đông Nam Á sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân nếu việc này có ích cho việc đảm bảo an toàn giao thông, bảo dưỡng phương tiện và tiết kiệm thời gian.

Điện khí hóa ô tô được chú ý nhưng vẫn đứng trước nhiều trở ngại

Chi phí nhiên liệu thấp hơn, lo ngại về biến đổi khí hậu/giảm lượng khí thải và trải nghiệm lái xe tốt hơn, là các yếu tố thúc đẩy sự quan tâm đến xe điện (EV).

Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện ở nơi công cộng và quãng đường đi được vẫn là những rào cản đối với việc sử dụng xe điện ở Đông Nam Á.

Về cơ bản, người tiêu dùng Đông Nam Á vẫn ưa chuộng các loại xe có động cơ thông thường.

Điều này đặt ra câu hỏi: liệu chúng ta có đang tiến đủ nhanh để hướng tới một tương lai sử dụng các phương tiện di chuyển bằng điện.
null
Mức độ ưa chuộng đối với các loại xe điện cụ thể có sự khác nhau giữa các khu vực. (Nguồn: Deloitte).

Người tiêu dùng ở Thái Lan quan tâm nhiều nhất đến xe điện chạy pin (BEV) và xe điện lai sạc điện (PHEV), trong khi người tiêu dùng Singapore và Malaysia thích xe điện lai (HEV).

Phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á thích xe điện đều đặt kỳ vọng về chi phí nhiên liệu thấp hơn.

Yếu tố này vượt qua nguyên nhân lo ngại về biến đổi khí hậu hay mục đích giảm thiểu khí thải.

Hầu hết người tiêu dùng ở Đông Nam Á có ý định sạc xe điện tại nhà.

null
Chi phí tối ưu luôn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. (Nguồn: Deloitte).

Điều này có nghĩa là chi phí sạc tại nhà cũng nên được tính vào tổng chi phí để sở hữu sản phẩm.

Khả năng tăng giá điện có thể khiến một số lượng lớn người tiêu dùng Đông Nam Á quyết định không mua xe điện.

Người tiêu dùng Đông Nam Á chần chừ việc mua xe điện do lo ngại cơ sở vật chất sạc điện công cộng không đáp ứng được.

Trung bình, người tiêu dùng Đông Nam Á kỳ vọng quãng đường đi được tối thiểu sau một lần sạc đầy pin là 491 km.
null
Malaysia, Singapore và Thái Lan là ba quốc gia ghi nhận mức kỳ vọng cao nhất về quãng đường đi được. (Nguồn: Deloitte).
Gần 2/3 người tiêu dùng Đông Nam Á cho rằng so với động cơ đốt trong thông thường, xe điện chạy bằng pin ít có tác động đến môi trường.

null
Người tiêu dùng ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam tỏ ra lạc quan nhất về tác động môi trường của xe điện chạy bằng pin.

Dự định tương lai về phương tiện đi lại: vẫn ưu tiên phương tiện cá nhân

COVID-19 đã có tác động đáng kể đến người tiêu dùng Đông Nam Á, theo đó, một tỷ lệ lớn có ý định mua xe để tránh việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Xu hướng này thể hiện rõ rệt nhất ở Việt Nam, và không quá rõ ở Malaysia và Singapore.

Nhìn chung, hơn 1/4 hoặc 27% người Đông Nam Á được hỏi cho biết họ không còn cần nhiều xe trong gia đình hoặc không cần xe nữa do các giải pháp làm việc tại nhà.

Xem ngay tại : Toyota Pháp Vân Hà Nội

null
Đại dịch đã tác động đáng kể đến hành vi mua xe của người dùng. (Nguồn: Deloitte).

Người tiêu dùng Đông Nam Á vẫn thích mua chiếc xe tiếp theo thông qua trải nghiệm trực tiếp.

Tuy nhiên, người tiêu dùng ở Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã sẵn sàng hơn trong việc giao dịch trực tuyến.

Phương thức ưa thích của người tiêu dùng Đông Nam Á để mua chiếc xe tiếp theo của họ thông qua một quy trình trực tuyến.

Tại các thị trường Đông Nam Á, người tiêu dùng có dự định mua chiếc xe tiếp theo hầu như đều muốn mua từ một đại lý được ủy quyền.

Sở thích mua hàng từ các nhà sản xuất dường như cũng có tương quan chặt chẽ với sự hiện diện của nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) tại các thị trường.

null
Đại lý ủy quyền vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người dùng. (Nguồn: Deloitte).

Đặc biệt, gần một nửa số người được hỏi ở Thái Lan bày tỏ mong muốn mua xe của họ từ các nhà sản xuất.

Ngoài ra, sự tiện lợi, lo ngại về sức khỏe khi tương tác trực tiếp, và tính dễ sử dụng là những lý do hàng đầu của người tiêu dùng Đông Nam Á khi cân nhắc việc mua sắm trực tuyến.

Dịch vụ vận chuyển: phương tiện cá nhân vẫn chiếm ưu thế so với phương tiện công cộng

Trong tương lai, phương tiện cá nhân có thể vẫn là lựa chọn di chuyển ưa thích của người tiêu dùng Đông Nam Á.

Singapore là ngoại lệ duy nhất.

Tại quốc gia này, tỷ lệ những người được hỏi ưu tiên phương tiện cá nhân và phương tiện giao thông công cộng khá đồng đều.

So với các thị trường khác trong khu vực, người tiêu dùng ở Indonesia, Philippines và Việt Nam dành sự quan tâm đáng kể cho ý tưởng về dịch vụ đăng ký trả phí định kỳ cho phương tiện giao thông.

null
Phương tiện cá nhân vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Đông Nam Á khi cần di chuyển. (Nguồn: Deloitte).

Nhìn chung, các dịch vụ đăng ký cho phép người tiêu dùng tiếp cận được nhiều nhãn hiệu xe khác nhau dường như thu hút được quan tâm hơn so với các dịch vụ đăng ký cho phép người tiêu dùng tiếp cận các mẫu xe khác nhau của cùng một thương hiệu hoặc các mẫu xe khác nhau đã sở hữu trước đó.

Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) rõ ràng là lựa chọn ưu tiên nhất của người tiêu dùng Đông Nam Á khi nói đến các giải pháp “phương tiện như một dịch vụ”.

Tuy nhiên, người tiêu dùng ở Singapore và Việt Nam cũng có mức độ tin tưởng đáng kể đối với các công ty cho thuê xe.

null
Tại một số thị trường trong khu vực, người tiêu dùng đã quan tâm đến các dịch vụ thuê xe, đặc biệt là những dịch vụ cho phép người tiêu dùng tiếp cận với nhiều thương hiệu xe khác nhau. (Nguồn: Deloitte).

Lời kết

Như vậy, với sự thay đổi liên tục của thị trường và tình hình sau đại dịch, quyết định mua hàng của người tiêu dùng cũng bị tác động ít nhiều.

Trong đó, ở mỗi quốc gia, người tiêu dùng lại có những xu hướng và hành vi lựa chọn khác nhau.

Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp phải linh hoạt và thích ứng kịp thời các xu hướng mới để đưa ra phương thức tiếp thị phù hợp.

Xem đầy đủ báo cáo tại đây.