Bài viết chia sẻ của tiến sĩ Ramani Durvasula - nhà tâm lý học, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang California, Los Angeles.

Ái kỷ là gì?

Ái kỷ (narcissism) là “thói quen đánh giá quá cao bản thân, đặc biệt là về ngoại hình”.

Tuỳ vào lĩnh vực được bàn luận mà ái kỷ có thể mang ý nghĩa và mức độ khác nhau.

Ở góc độ tâm lý học, ái kỷ có tên cụ thể là rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder - NPD), được “một hình thức khuếch đại về bản thân trong trí tưởng tượng hoặc thể hiện qua hành vi, đòi hỏi người khác ca tụng và không có sự thấu cảm”.

Rối loạn nhân cách ái kỷ là một hình thức khuếch đại về bản thân trong trí tưởng tượng hoặc thể hiện qua hành vi. Rối loạn nhân cách ái kỷ là một hình thức khuếch đại về bản thân trong trí tưởng tượng hoặc thể hiện qua hành vi.

Những người theo chủ nghĩa ái kỷ có thể rất hào phóng trong việc chi tiêu phục vụ bản thân nhưng lại keo kiệt với những thứ cần thiết.

Dưới đây là 5 thói quen về tiền bạc độc hại nhất một người ái kỷ sẽ có và cách đối phó với chúng.

Luôn bí mật về tình hình tài chính cá nhân

Dù mối quan hệ thân mật đến mức nào, người ái kỷ vẫn không chia sẻ về khả năng tài chính của họ.

Giữ kín vấn đề này, họ có thể độc lập đưa ra các quyết định về tiền bạc, đồng thời kiểm soát góc nhìn của bạn (thường là người yêu hoặc người trong gia đình) về cách dùng tiền.

Họ có thể nói: “Hãy để anh/em tiếp quản vấn đề tài chính, anh/em không cần lo lắng về việc này.”

Hành vi này cũng có thể xảy ra trong kinh doanh. Một người đồng sáng lập công ty mắc hội chứng ái kỷ có thể nói với bạn rằng: “Vì bạn là thiên tài sáng tạo, nên tôi sẽ phụ trách việc tiền bạc nhàm chán của chúng ta".

Bạn nên làm gì:

Hãy yêu cầu được thông báo khi có bất cứ quyết định tài chính nào ảnh hưởng đến bạn.

Nếu bạn không cảm thấy tự tin về vấn đề tiền bạc thì hãy để vợ/ chồng hoặc đối tác kinh doanh của bạn chịu trách nhiệm xử lý.

Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bạn sẽ bị mất điểm tín dụng nếu không thanh toán hóa đơn đúng hạn. Bạn sẽ bị mất điểm tín dụng nếu không thanh toán hóa đơn đúng hạn.

Chỉ hào phóng tiền bạc ở nơi đông người

Sử dụng tiền bạc để khiến đối phương thích mình là hành vi thường thấy ở người ái kỷ.

Họ có thể rất keo kiệt trong việc chi tiêu cho những người thân, nhưng có thể mời đồng nghiệp hoặc bạn bè ăn bữa tối bên ngoài, hay thậm chí là tặng quà cho họ.

Bất lực, bị cô lập là cảm giác thường có ở những người thân của người ái kỷ. Bất lực, bị cô lập là cảm giác thường có ở những người thân của người ái kỷ.

Bạn nên làm gì:

Việc sống bên cạnh một người ái kỷ sẽ khiến tinh thần bạn mệt mỏi.

Để duy trì mối quan hệ một cách lành mạnh và lâu dài, hãy viết nhật ký hoặc nói chuyện với bác sĩ trị liệu để giải tỏa cảm xúc của bản thân.
Một phương pháp nữa là lập giới hạn rõ ràng về cảm xúc hoặc cân nhắc kết thúc mối quan hệ nếu họ không chịu thay đổi.

Phớt lờ nhu cầu cần thiết

Những người theo chủ nghĩa ái kỷ có thể rất hào phóng trong việc mua sắm những thứ không cần thiết (ví dụ như chiếc đồng hồ hàng hiệu mà họ không đủ khả năng chi trả).

Trong khi đó lại keo kiệt cho những thứ cần thiết khác trong cuộc sống (như thực phẩm, chi phí y tế, các vật dụng gia đình cơ bản)

Do vậy, những người sống bên cạnh người ái kỷ phải tự mình tiết kiệm tiền để tự lo cho bản thân.

Dù có vẻ tồi tệ, nhưng đây có thể là một lựa chọn dễ chịu hơn so với việc tranh cãi về tiền bạc với người ái kỷ.

Những hành vi này cũng phổ biến trong kinh doanh.

Chẳng hạn, một người sáng lập hoặc CEO công ty là người ái kỷ có thể “keo kiệt” trong vấn đề tiền lương với nhân viên nhưng lại sử dụng tiền của công ty để mua vé máy bay hạng thương gia và đặt khách sạn sang trọng.

Sử dụng tiền bạc cho những thứ xa xỉ là hành vi thường thấy ở người ái kỷ. Sử dụng tiền bạc cho những thứ xa xỉ là hành vi thường thấy ở người ái kỷ.

Bạn nên làm gì: Người ái kỷ thường sẽ rất khó nhận biết hoặc xác định được cảm xúc và nhu cầu của người khác.

Nếu tình trạng này đang ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản của bạn hay tác động xấu đến công việc kinh doanh, hãy nói chuyện với họ.

Sau đó hãy cẩn trọng cân nhắc liệu mối quan hệ này có xứng đáng để bạn tiếp tục hay không.

Họ không thật sự “tốt” như họ thể hiện

Ái kỷ và đạo đức giả thường đi liền với nhau vì đạo đức giả là một hình thức hưởng thụ quyền lợi cá nhân. Ái kỷ và đạo đức giả thường đi liền với nhau vì đạo đức giả là một hình thức hưởng thụ quyền lợi cá nhân.

Hầu hết những người ái kỷ đều tin rằng họ không cần tuân theo những quy tắc được đưa ra, trong khi lại yêu cầu những người xung quanh phải thực hiện quy tắc đó, bao gồm cả những quy tắc về tài chính.

Một người chồng/vợ hoặc một người đồng nghiệp mắc hội chứng ái kỷ có thể tiêu xài hoang phí cho bản thân và thường xuyên thổi bay ngân sách chung của bạn, sau đó quay lại và chỉ trích bạn vì đã tiêu nhiều hơn mức họ cho là cần thiết.

Bạn nên làm gì:

Chỉ trích người ái kỷ bằng lời nói thường không đem lại hiệu quả.

Hãy lưu giữ những thông tin về những chi tiêu thiếu công bằng này trong những trường hợp bạn cần thông tin đó cho các mục đích hợp pháp (như tố cáo họ).

Luôn nhớ rằng bạn có quyền được hưởng một phần ngân sách của mình.

Ý thức về sự công bằng tài chính của một người ái kỷ thường không đúng với những gì thật sự đang diễn ra.

Sử dụng tiền như một công cụ trừng phạt

null

Những người ái kỷ thường sử dụng tiền bạc như một công cụ để trừng phạt. Họ có thể thưởng tiền cho bạn khi bạn làm những gì họ muốn, và sau đó giữ lại tiền khi họ có ý định trừng phạt.

Điều này có thể khiến những người xung quanh họ cảm thấy thiếu an toàn và khó hiểu.

Chẳng hạn, họ có thể lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ sang trọng vào ngày sinh nhật của bạn, và sau một cuộc tranh cãi, họ sẽ từ chối thanh toán các khoản phí ấy.

Bạn còn có thể cảm thấy mình bị ép buộc phải chơi theo trò chơi của họ để duy trì sự ổn định của gia đình hoặc doanh nghiệp.

Bạn nên làm gì:

Hãy chuẩn bị tâm lý khi gặp phải vấn đề này và tiết kiệm một số tiền riêng cho các khoản chi phí cơ bản.

Việc đoán trước những tình huống có thể xảy ra sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược để bạn quản lý (hoặc thoát khỏi rắc rối) thay vì đi vào ngõ cụt

Tổng hợp, nguồn: Người Đồng Hành