Nền kinh tế thế giới đang đi vào giai đoạn phục hồi sau COVID-19. Tuy nhiên, ngành thời trang vẫn còn rất nhiều khó khăn như: áp lực lạm phát, khan hiếm nguyên - vật liệu, tắc nghẽn vận chuyển, chi phí vận chuyển,...

Áp lực lạm phát của thị trường thời trang

Theo một nghiên cứu đã khảo sát hơn 220 giám đốc điều hành và chuyên gia thời trang:

Áp lực lạm phát là do sự kết hợp của tình trạng thiếu nguyên liệu, tắc nghẽn vận chuyển và chi phí vận chuyển tăng.

Theo báo cáo của The Business of Fashion và McKinsey and Company:

Tác động tổng hợp của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tại tất cả cảng và sự chậm trễ trong vận chuyển khiến các nhà điều hành thời trang phải tăng giá hàng may mặc thêm 3% trong năm tới.

Trong khi đó, 15% giám đốc điều hành trong cuộc khảo sát cho biết họ sẽ tăng giá hàng may mặc lên hơn 10%.

Chi phí thô của việc sản xuất một sản phẩm cao cấp có tỷ suất lợi nhuận gộp cho các công ty cao cấp thường dao động quanh mức 65% – một con số khá lớn, nhưng đó là điều mà các cổ đông mong đợi.

Điều đó cũng có nghĩa là một chiếc túi 3.500 USD tốn khoản 1.225 USD để sản xuất và đưa ra thị trường, từ vật liệu, nhân công cho đến bán lẻ.

Đồ hiệu ngày càng trở nên đắt đỏ và hiện tượng trên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đồ hiệu ngày càng trở nên đắt đỏ và hiện tượng trên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nguyên liệu thô trở nên đắt đỏ và khan hiếm hơn bao giờ hết

Chỉ trong nhiều năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch, giá bông đã tăng lên mức chưa từng có, đặc biệt là khi nhu cầu từ Trung Quốc ngày càng tăng cao.

Các loại vật liệu khác như da cá sấu cũng trở nên khan hiếm, các doanh nghiệp phải đầu tư những trang trại nuôi gia súc để đảm bảo nguồn cung bền vững.

Nguyên liệu thô trở nên đắt đỏ và khan hiếm hơn bao giờ hết. Nguyên liệu thô trở nên đắt đỏ và khan hiếm hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, báo cáo không đề cập đến khả năng một số mặt hàng thời trang sẽ có mặt chậm trễ để bán vào dịp lễ.

Các cửa hàng có thể buộc phải giảm giá cho những sản phẩm mới, đến sau kỳ nghỉ lễ để tìm kiếm khách hàng. Điều này có thể giữ mặt hàng ở mức giá có thể quản lý được.

Nhiều nhà bán lẻ như Walmart, Best Buy, Macy’s cùng nhiều hãng khác đã dự đoán giá tăng và đã đặt những đơn đặt hàng trọng yếu vào đầu năm để bán hàng trong dịp lễ.

Hệ lụy liên hoàn từ dịch bệnh

Dịch bệnh đã khiến không ít ngành bị gián đoạn trong 2 năm qua.

Khoảng 7% tổng số công ty rời bỏ thị trường hoàn toàn, do khó khăn tài chính hoặc do bị đối thủ mua lại.

Tình hình dịch bệnh thay đổi phức tạp khiến nhiều khách hàng trì hoãn việc mua sắm. Nó có thể làm cho mùa mua sắm Giáng Sinh càng thêm bấp bênh.

Sự phục hồi không đồng đều của thị trường

Cú sốc liên quan đến COVID-19 sẽ gây ra sự phân bổ không đồng đều trên các thị trường tiêu dùng.

Kinh tế trì trệ, người tiêu dùng đa số hướng đến thị trường nhu yếu phẩm để giải quyết nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt.

Dẫn đến việc phần lớn nguồn cầu trong thị trường thời trang bị sút giảm và cần một thời gian dài để phục hồi lại như trước.

Dù có rất nhiều nơi trên thế giới "bình thường mới" nhưng thị trường tiêu dùng vẫn còn phân hóa sâu sắc. Dù có rất nhiều nơi trên thế giới "bình thường mới" nhưng thị trường tiêu dùng vẫn còn phân hóa sâu sắc.

Tình trạng vận chuyển đơn hàng bị chậm trễ

Những khó khăn mà đại dịch gây ra không dừng lại ở nguồn cầu, thậm chí nguồn cung cũng gặp nhiều trắc trở.

Nhiều quốc gia phải 'bế quan tỏa cảng' để dập dịch trong nước, cũng như hạn chế nguồn lây từ các khách quốc tế dẫn đến giao thương giữa các quốc gia phải tạm dừng.

Thậm chí, các vùng trong nước cũng có nhiều giai đoạn bị chia cắt, ngăn lưu thông, du lịch.

Tình trạng tắc nghẽn đường biên giới xảy ra thường xuyên, gây rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển đơn hàng quốc tế và quốc nội.

Giao thương giữa các quốc gia phải tạm dừng, tình trạng tắc biên xảy ra thường xuyên. Giao thương giữa các quốc gia phải tạm dừng, tình trạng tắc biên xảy ra thường xuyên.

Ngoài ra, việc thiếu container rỗng, cũng như thiếu tàu vận chuyển ở các cảng cũng là vấn đề lớn.

Vì thiếu phương tiện vận chuyển nên hàng hóa giao chậm có khi vài tuần, có khi đến vài tháng.

Sự gián đoạn về vận chuyển trong năm nay được dự doán tiếp diễn trong năm 2022.

Chi phí vận chuyển đội giá tăng cao

Giá cước tàu biển tăng và hiện tại đã tăng gấp 10 lần so với đầu năm và thậm chí đang ở mức 11.000 - 12.000 USD/container 40 feet đi thị trường EU và Mỹ.

Vì nếu muốn hàng đi nhanh hơn, phải trả mức phí cao hơn.

Nguyên nhân cước phí này tăng cao là do thiếu container rỗng.

Tình trạng này kéo dài cả năm nay từ khi dịch bùng phát, song mức độ thiếu ngày càng nghiêm trọng bởi khi dịch tạm lắng, nhu cầu vận chuyển tăng mạnh nên càng thêm thiếu container.

Cước vận tải biển Á-Âu lập kỷ lục vượt ngưỡng 10.000 USD. Cước vận tải biển Á-Âu lập kỷ lục vượt ngưỡng 10.000 USD.

Tổng hợp, nguồn Zing News, Tiền Phong