Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa, bao ni lông,... và những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến môi trường sống ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động trên toàn cầu.

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới cho biết, Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới.

Ước tính có khoảng 3.1 triệu tấn rác thải nhựa trên đất liền mỗi năm và lượng rác thải đổ ra đại dương là 0.28 – 0.73 triệu tấn.

Để bảo vệ “Trái Đất xanh” nhiều phát minh nguyên liệu phân hủy sinh học được ra đời như giải pháp giảm thiểu rác thải và trở thành xu hướng tiêu dùng mới hiện nay.

    1. Hạt nhựa sinh học cà phê (coffee bio-composite) - điểm sáng trong làn sóng hiểm họa từ nhựa

Cà phê là nguyên liệu vô cùng quen thuộc và không khó để tìm thấy và trồng trọt.

Ngoài công dụng giúp tinh thần tỉnh táo, nhiều người đã tận dụng bã cà phê để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hạt nhựa phân hủy sinh học coffee bio – composite là sự kết hợp giữa bã cà phê và polyme hóa thạch, trong đó thành phần tự nhiên chiếm hơn 60%.

Sản phẩm sở hữu đặc tính ưu việt như:
  • Độ bền kéo cao
  • Chỉ số chảy thấp
  • Khả năng chống va đập lớn, bền bỉ và linh hoạt
  • Chịu được nhiệt độ cao (100 – 300 độ C)
  • Khả năng sản xuất ổn định
  • Phù hợp để sản xuất sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Các sản phẩm từ hạt nhựa sinh học cà phê có mùi hương cà phê tự nhiên, không chứa thành phần độc hại (BPA) gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.

Sau khi sử dụng, các sản phẩm từ hạt nhựa cà phê được đem đi đốt hoặc chôn lấp, dưới tác động của vi khuẩn, chúng sẽ tự phân hủy thành CO2, H20, CH4 và sinh khối.

Các chất phân hủy này có khả năng giúp ích cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng, không phân rã vi nhựa.

Và cứ thế, cây trồng lại tiếp tục sinh sôi phát triển, cung cấp nguồn nguyên liệu thiên nhiên xanh và sạch để tiếp tục làm ra những sản phẩm cốc nhựa sinh học cà phê.

null
Hạt nhựa phân hủy sinh học cà phê coffee bio - composite (Ảnh Biopolymer).

Các sản phẩm được tạo ra từ hạt nhựa sinh học cà phê bao gồm:

Ly sử dụng 1 lần, cốc đựng nước, hộp đựng thức ăn dùng 1 lần, dao, muỗng, nĩa và các sản phẩm tiêu dùng khác.
null
Hạt nhựa phân hủy sinh học giúp giảm gánh nặng rác thải nhựa sử dụng một lần (Ảnh: Biopolymer).
null
Đặc biệt người dùng có thể ngửi được mùi hương cà phê đặc trưng trong quá trình sử dụng (Ảnh Biopolymer).

Ngoài ra, cốc nhựa sinh học cà phê còn nổi bật với khả năng giữ nhiệt tốt giúp đồ ăn, thức uống giữ được vị ngon trong thời gian dài hơn.

Hạt nhựa sinh học cà phê là sự thay thế hoàn hảo cho các sản phẩm nhựa truyền thống, hạn chế các ẩn chứa nguy cơ gây bệnh.

Đọc thêm: Bã cà phê: Sống xanh đến ý tưởng khởi nghiệp

    2. Gạo - vừa sử dụng và vừa có thể ăn được

Theo thống kê sơ bộ của WHO, trung bình một người sẽ sử dụng 1 ống hút nhựa /ngày.

Nếu như rác thải nhựa phải mất đến 200 năm để phân hủy thì sản phẩm từ gạo có thể phân hủy ngay lập tức và thậm chí có thể ăn được.

Để tạo ra thành phẩm từ gạo gồm 70% thành phần là gạo cùng với các nguyên liệu khác như bột mì, bột năng, ngũ cốc,..

Các sản phẩm đã được tạo ra từ gạo và có thể ăn được như: ống hút, muỗng, dĩa và trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm khác được ra mắt công chúng.

null
Muỗng gạo có thể ăn được sau khi sử dụng.
null
Các chất “nhuộm màu” được chiết xuất tự nhiên từ lá rau dền, củ dền, mè đen,…

Khi sử dụng, các sản phẩm từ gạo có thể giữ sự ổn định tới 3 giờ đồng hồ mà không bị hòa tan hay ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn và đồ uống.

Trong môi trường nước có nhiệt độ từ 25-30 độ, các sản phẩm sẽ bị mềm nhưng vẫn giữ cấu trúc từ 30 đến 120 phút, sau đó sẽ tan ra khi ngâm trong nước 6 - 7 tiếng.

Một điều hấp dẫn khác của ống hút gạo đó là có thể bảo quản trong môi trường bình thường khoảng 18 tháng.

Do đó, rất nhiều cửa hàng bán đồ ăn, thức uống đang dần chuyển sang sử dụng sản phẩm này nhằm hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.

null
Dĩa từ hạt lúa mì, có thể chịu nhiệt đến 180 độ trong lò nướng.

Với tình trạng rác thải nhựa đáng báo động hiện nay, nguyên liệu từ gạo chính là một vị cứu tinh của môi trường.

   3. Nhựa sinh học (Bioplastic) - nuôi dưỡng cây trồng sau khi phân hủy

Hiện nay vẫn chưa có những khái niệm chính thức về nhựa sinh học.

Thế nhưng theo định nghĩa của Hiệp hội Nhựa sinh học Châu u (European Bioplastic): nhựa sinh học là một nhóm các vật liệu khác nhau, được chia làm 3 nhóm chính:

Nhóm 1: Nhựa có nguồn gốc sinh học (bio-based plastic)

Bio-based plastic là loại nhựa được làm từ vật liệu có nguồn gốc sinh học như bột sắn, bột bắp, của cải đường, bã mía, bã cà phê,…

Nhựa có nguồn gốc sinh học phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm Bio-PE, Bio-PP, Bio-PVS, Bio-PET, Bio-PA, Bio-PTT.

Dù là nhựa có nguồn gốc sinh học, nhưng xét về bản chất bio-based plastic hoàn toàn không có khả năng phân hủy sinh học mà chỉ là phân rã.

null
Khác với nhựa thông thường là dùng hóa thạch và dầu, bio-based plastic được làm từ vật liệu có nguồn gốc sinh học.

Nhựa sinh học bio - based plastic giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hóa thạch đang hạn chế và có thể sẽ vô cùng đắt đỏ trong tương lai. 

null
Nhựa bio-based plastic chỉ phân hủy một phần.
null
Các sản phẩm được làm từ nhựa có nguồn gốc sinh học.

Nhóm 2: Nhựa có khả năng phân hủy sinh học (biodegradable plastic)

Đây là loại nhựa có tính phân hủy sinh học nhưng lại có nguồn gốc nguyên liệu hóa thạch.

Nguồn nguyên liệu trên thường sử dụng là các alcohol như 1,4-butanediol; 1,3-propanediol được tổng hợp từ các hóa chất có nguồn gốc hóa thạch.

Nhựa có khả năng phân hủy sinh học phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm: PBAT, PCL, PBS và PEF.

null
Nhựa biodegradable plastic có nguyên liệu gốc từ hóa thạch.

Nhóm 3: Nhựa có nguồn sinh học và có thể phân hủy sinh học (bio-based and biodegradable plastic)

Đây là loại nhựa vừa có nguồn gốc sinh học, vừa có khả năng phân hủy sinh học thành CO2, H2O, mùn dưới tác động của vi sinh vật.

Để có được thành phẩm tuyệt vời này là do trong quá trình chuyển hóa, các nguyên liệu sinh học như tinh bột, đường,…

đã được lên men dưới tác động của vi sinh vật hoặc tác động cơ lý trở thành acid lactic.

Sau đó sẽ tiếp tục trải qua quá trình polyme hóa thành các phân tử có chuỗi acid polylactide có khả năng phân hủy thành H20, CO2.

null
Vòng đời của nhóm nhựa sinh học phân hủy.

Trong đó, khái niệm phân hủy sinh học là cơ chế nhựa được phân hủy dựa trên tác động của vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, tảo) thành H20, CO2 (hoặc CH4), muối khoáng và sinh khối (Biomass).

null
Các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của thương hiệu xanh AnEco.

Kết luận

Các sản phẩm tự nhiên và thân thiện môi trường đã giúp cho môi trường sống trở nên “dễ thở” hơn trước.

Tuy nhiên giá cả các sản phẩm xanh này đắt hơn các sản phẩm nhựa thông thường vì thế vẫn còn nhiều người lựa chọn sử dụng nhựa thông thường.