Trả lời phỏng vấn trang báo Zing gần đây, Nhạc sĩ Đằng Phương đã chia sẻ về việc bỏ nghề “con buôn nghệ thuật” để khởi nghiệp kinh doanh đồng hồ.

Tại sao Nhạc sĩ Đằng Phương lại chuyển sang lĩnh vực kinh doanh ? - Có phải là đã chán showbiz

Khi quyết định làm việc cùng Đông Nhi, Nhạc sĩ Đằng Phương chia sẻ đã phải lao vào học, mua rất nhiều sách về kinh doanh, marketing, quảng cáo... rồi đúc kết ra mô hình phù hợp cho nghệ sĩ của mình, từ đó, anh nảy sinh đam mê lớn với lĩnh vực kinh doanh.

Sau hơn 10 năm hoạt động trong showbiz, từng là quản lý của ca sĩ Đông Nhi, Hari Won, Jang Mi, được xem là “mát tay” ở showbiz, nhưng giờ đây, anh cảm thấy môi trường showbiz hiện tại không còn phù hợp với mình nữa.

Hàng ngày lên mạng đọc nhiều tin tức tiêu cực liên quan đến nghệ sĩ, anh cảm thấy buồn vì nghệ sĩ không còn đơn thuần tập trung vào những sản phẩm âm nhạc như 15 năm trước nữa.

null
Anh nghĩ bản thân cần thời gian để thay đổi tư duy cho phù hợp "thời đại", bởi dù sao anh vẫn rất yêu âm nhạc (Ảnh: Zing News).

Anh vẫn nghĩ hoạt động quản lý nghệ sĩ vốn cũng là một mô hình kinh doanh, nhưng anh muốn rẽ hướng vì cảm thấy bản thân ở trong showbiz đã lâu tới mức đánh mất động lực và sự hứng thú với công việc.

Anh không nói mình sẽ rời xa showbiz hoàn toàn, chỉ là muốn mình "xả hơi" vài năm.

Chuyển qua lĩnh vực kinh doanh đồng hồ là cách để anh cho mình một khoảng nghỉ, khi nào thích hợp và gặp người có duyên, có thể anh sẽ trở lại với công việc trong showbiz.

Khó khăn khi chuyển sang kinh doanh - Câu chuyện giữa lý trí và cảm xúc

Anh cũng chia sẻ về điều khó khăn nhất khi chuyển sang kinh doanh là phải tách được con người nghệ sĩ ra khỏi cuộc sống thường ngày.

Anh vốn có đam mê âm nhạc rất lớn và đã học trường nhạc hẳn hoi, và đó cũng có thể là lý do anh chợt rẽ ngang, vì nghệ sĩ có những lúc đột nhiên không còn cảm hứng là không làm được việc.

Sang kinh doanh, anh luôn tự nhắc mình không được làm việc theo cảm xúc.

null
Khi làm bất cứ việc gì, anh luôn phải hoàn thành theo đúng kế hoạch, không được sai lệch (Ảnh: Zing News).

Khi ở trong showbiz, các mối quan hệ và công việc luôn có phần nặng tình cảm.

Còn trong kinh doanh, cơ bản quan hệ giữa người bán và người mua là thuận mua vừa bán.

Vì vậy, anh cho rằng đối mặt với khách hàng trong kinh doanh đơn giản hơn đối mặt với nghệ sĩ và showbiz.

Tuy nhiên, anh cũng chia sẻ có rất nhiều khó khăn khi khởi nghiệp một thương hiệu đồng hồ ở Việt Nam.

Nhiều người hỏi anh vì sao sản phẩm của anh lại đắt bằng, thậm chí có loại còn nhỉnh hơn đồng hồ của Nhật.

Anh cũng chia sẻ thật lòng, Việt Nam chưa có đủ nền tảng kỹ thuật để gia công mọi chi tiết trong một chiếc đồng hồ, nên anh đành dừng ở bước thiết kế và lắp ráp tại Việt Nam, còn linh kiện phải đặt gia công ở nước ngoài.

Đồng hồ Posedius - Đồng hồ cũng có linh hồn và trái tim

Anh thích những gì tỉ mỉ và sáng tạo, và đồng hồ liên quan khá nhiều đến nghệ thuật và sự sáng tạo.

Anh sưu tập khá nhiều và nhận ra trên thị trường Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu Việt đáp ứng đủ yêu cầu của anh về đồng hồ.

Do đó, anh quyết định lập thương hiệu riêng để thỏa mãn sở thích, đồng thời tạo ra sản phẩm chất lượng cho người Việt.

Đồng hồ Posedius toàn bộ được gia công, lắp ráp bằng tay, hơn nữa linh kiện máy được nhập từ Nhật về.

Việc này khiến thành phẩm không thể rẻ hơn một chiếc đồng hồ được sản xuất số lượng rất lớn bằng quy trình máy móc khổng lồ ở nơi có ngành công nghiệp phát triển như Nhật Bản.

null
Anh luôn tin rằng một chiếc đồng hồ gồm phần linh hồn và phần trái tim (Ảnh: Zing News).

Trong đó, trái tim là linh kiện máy móc, vốn được nhập từ Nhật về để đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật.

Còn lại, linh hồn của chiếc đồng hồ gồm thiết kế, ý tưởng, ý nghĩa và mục đích xuất hiện trên thị trường đều hướng tới người Việt, tôn vinh văn hóa Việt.

null
Khi linh hồn thuần Việt, thì sản phẩm vẫn luôn thuần Việt (Ảnh: Zing News).

Với mức giá dao động 2-10 triệu đồng, sản phẩm này hướng đến nhiều đối tượng, từ sinh viên đến những nhân viên văn phòng có mức lương ổn định. 

null
Để cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm này còn có lợi thế về mặt chăm sóc khách hàng (Ảnh: Zing News).
Nếu khách hàng mua đồng hồ của thương hiệu nước ngoài, họ không thể có nhiều hậu mãi như khi mua Posedius.

Nhạc sĩ Phương Đằng mở rộng dịch vụ bảo hành, kể cả khách hàng ở tỉnh cũng được nhân viên đến tận nơi nhận đồng hồ để mang về bảo hành.

Ngoài ra, thương hiệu chấp nhận thanh toán COD, cho khách kiểm tra trước, hài lòng với sản phẩm mới trả tiền.

Không những thế, thương hiệu còn cho ra đời các bộ sưu tập đặc biệt.

null
Chẳng hạn thiết kế mặt đồng hồ lấy cảm hứng từ họa tiết trống đồng Đông Sơn, với mong muốn người Việt có thể mang trên tay những giá trị văn hóa, niềm tự hào về lịch sử nước nhà (Ảnh: Zing News).

Giá trị văn hóa và thẩm mỹ đậm đà bản sắc dân tộc là điều nhạc sĩ và thương hiệu này luôn hướng đến.

null
Đồng hồ Posedius trên tay diễn viên Jun Vũ (Ảnh: Zing News).

null
Đồng hồ Posedius trên tay hot girl đời đầu Tâm Tít (Ảnh: Zing News).

Đương nhiên khách hàng vẫn có thể mua được đồng hồ hình trống đồng ở các thương hiệu quốc tế, nhưng sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền, có khi cả trăm triệu.

Nhưng ở Posedius, sản phẩm như vậy chỉ có giá trên dưới chục triệu, hơn nữa lại được làm ra từ lòng tự hào, tâm huyết của một người con Việt Nam.

Đó là giá trị cạnh tranh độc quyền của thương hiệu.