a Robot phục vụ tại quán cà phê có thể thay thế hầu hết các công việc của con người.

Những robot phục vụ tại quán cà phê có thể thực hiện các công đoạn từ pha chế cho đến trò chuyện, bưng đồ uống cho khách.

Một quán cafe có tên gọi Dawn ver.β đã có buổi khai trương ấn tượng tại quận Akasaka, thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Những con robot sử dụng tại quán bao gồm Tele-Barista, OriHime, OriHime-D

Tele-Barista được sử dụng để phục vụ đồ uống.

Với hai cánh tay, nó có thể cầm lấy cốc và pha chế một ly cà phê kiểu Pháp giống như một nhân viên thực thụ. Nhân viên sẽ điều khiển nó bằng chuột máy tính.

OriHime, cao khoảng 20 cm, nhỏ nhắn và được trang bị camera để nói chuyện với khách hàng, hỏi họ thích loại hạt nào hoặc gợi ý loại chocolate đi kèm với tách cà phê Kenya của họ.

a Dù là robot nhưng chúng vẫn có thể tạo ra các tương tác thông qua giao tiếp cơ bản.

Dù quán Dawn có nhân viên là robot, nó vẫn giữ được cảm giác của con người nhờ khoảng 60 nhân viên điều khiển robot như Fujita, hầu hết khuyết tật về thể chất.

Các cuộc trò chuyện và tiếng cười giữa người điều khiển và khách hàng tràn ngập cửa hàng, trong khi robot bưng đồ uống OriHime-D nhộn nhịp qua lại giữa các bàn.

a Quán cà phê có sự hiện diện của robot nhưng vẫn khá ''nhộn nhịp''.

Với robot OriHime-D, nó có thể mang theo các vật dụng và di chuyển một cách tự chủ, giúp cho việc mở một quán cà phê điều hành từ xa trở nên khả thi.

“OriHime-D” là một robot được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Ory (Nhật Bản).

Sử dụng robot này, những người đang làm việc WFH có thể điều khiển từ xa để chúng có thể thực hiện các công việc chân tay phục vụ vụ khách hàng và mang vác đồ đạc.

Robot này được trang bị một máy ảnh, micro và loa.

Những người quản lý có thể giao tiếp với mọi người ở khoảng cách xa bằng robot điều khiển từ xa thông qua Internet.

Robot này có khả năng di chuyển tiến, lùi và xoay. Ngoài ra, phần thân trên được tích hợp 14 động cơ, vì vậy robot này có thể lấy và mang các đồ vật đơn giản và thực hiện nhiều chuyển động khác nhau.

Tổng hợp