Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu chăm sóc về sức khỏe ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, Việt Nam không ngoại lệ.

Nắm bắt xu hướng, loạt doanh nghiệp trong ngành phát triển hệ sinh thái toàn diện và nhận được sự quan tâm không chỉ từ người tiêu dùng, mà cả các đơn vị đầu tư hỗ trợ vốn.

Cùng với đó, một xu hướng mới cũng lên ngôi, chính là nền tảng số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ khi được xúc tác bởi COVID-19.

Mới nhất, đơn vị AN Space đã chính thức ra mắt hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện trên nền tảng số đầu tiên tại Việt Nam.

null
AN Space được công nhận là hội viên chính thức của Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam.
AN Space là một doanh nghiệp xã hội, các nhà đầu tư sẽ không phân phối bất kỳ lợi nhuận nào mà sử dụng 51% lợi nhuận theo luật định để tái đầu tư cho dự án.
49% lợi nhuận được sử dụng vào các hoạt động xã hội.

Ông Đặng Trọng Ngôn, nhà sáng lập AN Space, chia sẻ:

"Chăm sóc cho thể chất - cảm xúc - tâm hồn - trí tuệ luôn là nền tảng hạnh phúc của mỗi con người trong cuộc sống.

Để có được điều này mỗi chúng ta cần điều chỉnh thời gian để kiến tạo một nếp sống lành mạnh và cân bằng hơn".

null
Ông Đặng Trọng Ngôn, nhà sáng lập AN Space chia sẻ về buổi tọa đàm.

Thực tế, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân tăng, nhu cầu về sức khoẻ của người Việt đã sớm tăng trưởng từ nhiều năm trước, rồi bắt đầu rõ nét hơn sau COVID-19.

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report - WHR) năm 2022, Việt Nam có chỉ số hạnh phúc đứng thứ 77 trên tổng số 150 quốc gia.

null
Việt Nam có chỉ số hạnh phúc đứng thứ 77 theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới.
Tổng Cục dân số đã thống kê, phụ nữ Việt có tuổi thọ trung bình 77,1 nhưng có đến 11 năm sống với bệnh tật.
Nam giới có tuổi thọ trung bình 74,4 nhưng cũng có 8 năm mắc bệnh.

96% người Việt mang gánh nặng bệnh tật kép, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây.

null
Người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc nhiều bệnh cùng lúc, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO ghi nhận năm 2012, có 350 triệu người đang phải chịu ảnh hưởng của bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm mỗi năm. 

null
Có 350 triệu người đang phải chịu ảnh hưởng của bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm mỗi năm.

Theo thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai năm 2017, có từ 36.000 đến 40.000 người Việt tự tử mỗi năm do trầm cảm, gấp 4 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.

Theo đó, AN phát triển hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện trên nền tảng số đầu tiên tại Việt Nam.

null
Website của AN Space.

null
Ứng dụng AN Space trên điện thoại thông minh.
AN Space cũng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nguồn nhân lực hạnh phúc thông qua việc chuyển giao gói chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cán bộ, nhân viên.

Trước đó, thị trường cũng ghi nhận sự nở rộ của startup chăm sóc sức khoẻ trên nền tảng số và thu hút mạnh dòng vốn đầu tư.

Gần nhất phải kể đến Jio Health, công ty vừa thông báo huy động được 20 triệu USD trong vòng tài trợ Series B.

null
Jio Health vừa thông báo huy động được 20 triệu USD trong vòng tài trợ Series B.

Bên cạnh Heritas Capital là đơn vị dẫn đầu vòng gọi vốn và có sự tham gia đầu tư của Monk’s Hill Ventures, Fuchsia Ventures và Kasikorn Bank Group.

Tương tự startup Health Insights, trong chia sẻ mới nhất đơn vị này cũng nhấn mạnh:

“Khi nền kinh tế nói chung và thị trường đầu tư nói riêng chịu tác động tiêu cực bởi COVID-19, các startup công nghệ y tế vẫn có thể duy trì hy vọng”.

Đặc biệt là những startup hỗ trợ các giải pháp ứng phó với đại dịch.

So với dữ liệu cùng kỳ năm ngoái, việc rót vốn cho các startup trong lĩnh vực y tế từ xa (telemedicine) và theo dõi sức khỏe bệnh nhân (patient monitoring) đã tăng trưởng bằng lần so với năm trước dịch là 2019.

Sức khỏe tinh thần, một lĩnh vực thường không thu hút nhiều vốn đầu tư.

Nhưng lĩnh vực này cũng đã gia tăng 65% mức rót vốn.

Cho thấy đại dịch COVID-19 cũng đã giúp mang đến những tín hiệu tích cực cho những lĩnh vực vốn thường bị bỏ qua trong đầu tư vào đổi mới y tế.

Trên bình diện chung, xu hướng dồn tiền chọn ngành đầu tư vào startup y tế đã trở nên mạnh mẽ từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới.

null
Các nhà đầu tư đang chú trọng đầu tư vào các startup y tế. (Ảnh: Khởi nghiệp trẻ).

Số liệu mới nhất của báo cáo Startup Health Insights về thị trường vốn vào startup y tế ghi nhận:

Quý 1/2020 đã có mức rót vốn kỷ lục chưa từng có là 4,5 tỷ USD vào các startup y tế số, trước khi thị trường bắt đầu suy giảm do đại dịch COVID-19.

Đây là mức cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua, và tăng đến 41% so với cùng kỳ năm ngoái.