Mugundhan Deenadayalan, chuyên gia phân tích ngành cao cấp về Mobility tại Frost & Sullivan cho biết.

Những cải tiến và cập nhật của công nghệ vào hệ thống quản lý chuỗi cung ứng đã giúp các doanh nghiệp cắt giảm phần nào chi phí quản lý.

Đồng thời, các tính năng của công nghệ cũng giúp doanh nghiệp dự đoán chuẩn xác lộ trình, thời gian giao vận,...

Từ đó tạo nên sự tối ưu hiệu suất trong vận chuyển và điều phối chuỗi cung ứng đầu cuối.

Vị chuyên gia Frost & Sullivan cũng nhấn mạnh về sự hợp tác giữa các nền tảng chia sẻ dữ liệu và khả năng hiển thị hàng hóa.

Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hệ sinh thái chuỗi cung ứng phát triển vượt bậc trong tương lai.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan cũng nhận được sự hỗ trợ về thông tin liên ngành và quy trình quản lý một cách hiệu quả hơn.

Những tiềm năng phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu

   1. Chuỗi cung ứng chuyển từ chế độ duy trì sang tăng trưởng vào năm 2023

Hầu hết các chuyên gia quản lý đã dành 2 năm qua để cố gắng “sống sót” qua hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác trong chuỗi cung ứng.

Thực tế cho thấy, COVID-19 đã thay đổi nhiều mô hình kinh doanh, quy mô thị trường và thói quen tiêu dùng.

Đến nay, sự bình thường mới đã trở lại và hiện các mặt hàng đang trong quá trình tái cân bằng.

Các doanh nghiệp phục hồi một cách nhanh chóng là những nơi áp dụng công nghệ và chuyển đổi số hiệu quả nhất trong chuỗi cung ứng của mình.

Hoa Kỳ đang hoàn thiện dự luật chip "Chips for America" trị giá 52 tỷ USD nhằm mục đích đưa ngành sản xuất vi mạch của Hoa Kỳ (đang chiếm thị phần 12%) phục hồi về mức khoảng 40%.

Trong khi đó, Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được khả năng “tự cung tự cấp” công nghệ trong vài thập kỷ tới và trở thành ưu tiên hàng đầu của quốc gia này.

null
Các quốc gia trên toàn cầu đang cố gắng “hồi sinh” chuỗi cung ứng sau những năm tháng trì trệ.

Chia sẻ tại Diễn đàn kinh doanh 2022 do Forbes Việt Nam tổ chức tháng 8/2022.

Ông Brian Lee Shun Rong, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar của Ngân hàng đầu tư Maybank.

Ông khẳng định Việt Nam là ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam có vị trí thuận lợi để tiếp cận với các tuyến vận chuyển quốc tế.

Qua đó Việt Nam có thể trở thành điểm đến mới của hàng loạt doanh nghiệp cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành cũng nhấn mạnh, việc đạt được các mục tiêu vĩ mô sẽ cho phép nhà điều hành chính sách không cần thắt chặt tiền tệ quá mức như các quốc gia khác.

   2. Xu hướng “tích hợp” trong chuỗi cung ứng

Những năm tới chúng ta sẽ chứng kiến ​​nhiều sự đổi mới trong chuỗi cung ứng khi mà các doanh nghiệp tìm cách tạo quan hệ đối tác và xây dựng sự tích hợp với các bên thứ ba.

Hợp tác với các dịch vụ của bên thứ ba có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, song song đó là cải thiện dịch vụ khách hàng.

Việc tích hợp này đặc biệt có lợi cho các chủ doanh nghiệp, những người thường sử dụng kết hợp vận chuyển đường biển và đường bộ cho các sản phẩm của mình.

Với các dịch vụ tích hợp, thời gian giao hàng trở nên ngắn hơn và dịch vụ khách hàng được cải thiện hơn.

null
Hợp tác với các dịch vụ của bên thứ ba có thể giúp các công ty giảm chi phí phát sinh và rút ngắn thời gian giao hàng.

Hiệu ứng Amazon cũng thúc đẩy các công ty tối ưu hóa chuỗi cung ứng của họ nhiều nhất có thể.

Các nhà cung cấp bên thứ 3 sẽ cung cấp dịch vụ quản lý vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước và các công ty có thể tận dụng những lợi thế này để tổ chức chuỗi cung ứng cho mình.

Tương tự, các công nghệ dựa từ bên thứ 3 sẽ cho phép các nhà quản lý chuỗi cung ứng tích hợp nhiều hệ thống quản lý thông qua API và kết nối chúng với điện toán đám mây.

Những tích hợp này sẽ cho phép các nhà quản lý chuỗi cung ứng vượt qua những hạn chế của các giải pháp công nghệ nội bộ.

   3. Tự động hóa chuỗi cung ứng đang được ứng dụng rộng rãi

Người máy hiện đang đóng một vai trò lớn trong việc chuyển đổi chuỗi cung ứng và SCM (Quản lý chuỗi cung ứng).

Ngày nay, nhiều công ty đang sử dụng máy bay không người lái và phương tiện không người lái để hợp lý hóa các hoạt động hậu cần.

Các công ty và người tiêu dùng có thể mong đợi máy bay không người lái hoàn toàn có khả năng thực hiện việc giao hàng hóa nhỏ.

Trong các nhà kho, robot di động sẽ được sử dụng nhiều hơn trong việc tăng tốc các nhiệm vụ tốn nhiều công sức và lặp đi lặp lại.

Kết hợp với phần mềm quản lý kho hiệu quả, robot có thể cải thiện đáng kể năng suất của chuỗi cung ứng.

Việc sử dụng ngày càng nhiều robot và phần mềm tự động hóa quy trình robot không chỉ dừng lại ở việc thay thế con người mà còn tăng cường nỗ lực của con người bằng cách tăng tốc các tác vụ đơn giản.

null
Robot làm việc tự động tại nhà kho.

Tại kho hàng của Amazon, có hai robot mang tên "Bert" và "Ernie" sắp xuất hiện để tham gia vào chuỗi cung ứng.

Ernie có nhiệm vụ vận chuyển các thùng hàng cho nhân viên, trong khi đó, Bert có nhiệm vụ giữ hàng.

Theo Interact Analysis, các "gã khổng lồ" bán lẻ và cung ứng tại Mỹ đang dẫn đầu trong lĩnh vực tự động hóa kho bãi - thị trường dự kiến tăng gần gấp đôi vào năm 2025, lên mức 68 tỷ USD.

Các nhà phân tích cho rằng, tình trạng thiếu lao động kéo dài và thương mại điện tử tăng trưởng đã thúc đẩy quá trình tự động hóa từ khi đại dịch bùng phát.

   4. An ninh mạng trong chuỗi cung ứng đang được các doanh nghiệp siết chặt

Cũng như các lĩnh vực khác, an ninh mạng là mối quan tâm ngày càng tăng trong quản lý chuỗi cung ứng.

Theo một báo cáo, các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm đã tăng hơn 300% vào năm 2022 so với năm trước đó.

Các cuộc tấn công mạng vào chuỗi cung ứng bao gồm từ “bắt giữ con tin” dữ liệu để thu lợi tài chính đến đánh cắp thông tin nhạy cảm của khách hàng.

Những cuộc tấn công được thực hiện bằng cách chèn hàng giả, làm giả mã nguồn và chèn phần mềm hay phần cứng độc hại gây rối loạn thị trường đại chúng.

Theo World Trademark Review, khoảng 3,3% thương mại thế giới giao dịch các sản phẩm giả mạo.

Điều này gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 509 tỷ USD mỗi năm.

Quản lý rủi ro an ninh mạng trong chuỗi cung ứng đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật, chất lượng và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

null
Rủi ro chuỗi cung ứng sẽ tăng lên khi kẻ xấu tìm ra điểm yếu và xâm nhập vào chuỗi cung ứng.

Một mạng lưới được kích hoạt bởi giao thức Zero-Knowledge Proof (ZKP) cho phép các ứng dụng xác minh thông tin mà không không cần tiết lộ bất kỳ thông tin nào ngoài thực tế.

Điều này giúp các công ty chia sẻ dữ liệu sản phẩm với khách hàng mà không tiết lộ thông tin nhạy cảm.

Chẳng hạn như danh tính của những người liên quan đến chuỗi cung ứng hay địa điểm của nhà máy.

Vì thế, an ninh mạng trong của chuỗi cung ứng đang trở thành vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp.

   5. Ứng dụng những công nghệ bậc nhất trong chuỗi cung ứng

Internet of Things (IoT) có khả năng tạo ra một thế giới thương mại thông minh hơn và kết nối hơn trong chuỗi cung ứng.

Kiểm soát hàng tồn kho là một phần quan trọng của quản lý kho hàng và chuỗi cung ứng.

Bằng cách sử dụng các cảm biến IoT tiên tiến tự động nhằm theo dõi và phân tích vị trí hàng tồn kho và mức độ hàng tồn kho.

Từ đó, người quản lý có thể dễ dàng xác định vị trí hàng hóa và có thể tạo ra một hệ thống theo dõi hàng tồn kho một cách chính xác và được cập nhật từng phút.

AI cũng có thể xác định các mẫu trong chuỗi cung ứng, vì thế các doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ này để dự đoán nhu cầu mua hàng và hành vi mua hàng của khách hàng.

Điều này giúp loại bỏ việc các nhà lập kế hoạch phải thực hiện lặp đi lặp lại các tính toán giống nhau hay thiếu thực tế trong hoạt động kinh doanh của mình.

null
Ứng dụng công nghệ trong cung ứng, đặc biệt tại công đoạn hậu cầu sẽ giảm bớt vất vả cho người quản lý.

Trong trường hợp một sản phẩm cần được thu hồi, Blockchain sẽ giúp các quá trình diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt trong việc truy xuất nguồn gốc của các thành phần.

Ngoài ra, công nghệ Blockchain có thể giúp giảm thất thoát bằng cách cung cấp sổ cái chống giả mạo cho các giao dịch nhằm ngăn chặn vi phạm bản quyền.

Với tầm quan trọng ngày càng tăng của chuỗi cung ứng và kho lưu trữ đối với thương mại điện tử và thương mại toàn cầu.

Hiện tại chính là thời điểm cần thiết để các tổ chức xem xét bổ sung các công nghệ tiên tiến vào chuỗi cung ứng và các cơ sở hậu cần của mình.

   6. Kiểm soát lượng khí thải thông qua CII (Carbon Intensity Indicate) trong chuỗi cung ứng

Vào năm 2025, IMO (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) sẽ tiến hành đánh giá để điều chỉnh CII nhằm đảm bảo rằng ngành hàng hải đang đi đúng hướng trong việc giảm 70% lượng khí thải carbon so với mức hiện tại vào năm 2050.

Đây là một trong những trọng tâm đối với các công ty đang hướng tới mục tiêu không phát thải, giảm thiểu biến đổi khí hậu và đưa ra các quyết định đầu tư bền vững.

UNCTAD kêu gọi tăng cường đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và vận hành nhằm giảm lượng khí thải carbon của ngành vận tải biển.

Một trong những biện pháp được UNCTAD khuyến nghị là chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu sạch thay thế xăng dầu, ít hoặc không thải carbon.

Trao đổi với báo giới, Tổng Thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan đã bày tỏ quan ngại về tình trạng xuống cấp của tàu biển khi mà độ tuổi trung bình của những con tàu hiện nay là gần 22 năm.

Bà cảnh báo tàu biển càng cũ càng tạo ra nhiều khí thải, bà nhấn mạnh sự cần thiết phải có một thế hệ tàu mới, có thể tiết kiệm nhiên liệu và tích hợp hệ thống kỹ thuật số thông minh.

Đối với các cảng biển, bà Grynspan cho rằng nếu muốn duy trì tính cạnh tranh, các cảng biển sẽ cần có khả năng phục vụ các tàu công nghệ xanh, bao gồm cả việc cung cấp nhiên liệu sạch và cơ chế bảo trì phù hợp.

null
Trong tương lai, ngành hàng hải hướng đến sử dụng nhiên liệu xanh để giảm thiểu lượng khí thải.

Năm 2018, Tân Cảng Cát Lái tại TP.HCM trở thành cảng đầu tiên của Việt Nam được APEC công nhận là cảng xanh vì đạt các tiêu chí của Chương trình Hệ thống cảng xanh (GPAS).

Năm 2021, cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) cũng nhận giải thưởng Cảng xanh 2020 do Hội đồng Mạng lưới dịch vụ cảng APEC (APSN) trao tặng.

Để trở thành "cảng xanh", các cảng này đã đầu tư cải tạo trang thiết bị, chuyển từ chạy dầu sang sử dụng điện hoặc các nhiên liệu sạch như:

LNG cho cần cẩu, xe chạy trong cảng, xây dựng được những giải pháp giảm bụi trong không khí, giảm tiếng ồn như sử dụng sà lan để vận chuyển hàng thay vì xe container.

Cùng với đó, cây xanh cũng được trồng dọc tuyến bến tàu và đường giao thông nội bộ để cải thiện môi trường không khí, xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, đặc biệt tại các cơ sở sửa chữa trang thiết bị và container,...

Đi cùng với những điểm sáng của năm 2023 thì chuỗi cung ứng Thế Giới vẫn đang đối mặt với một số khó khăn khác

   1. Sự tắc nghẽn trầm trọng tại cảng đã ảnh hưởng đến chuỗi thương mại toàn cầu

Theo CNN, một loạt cảng container lớn đối trong chuỗi thương mại Thế Giới đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở miền Nam Trung Quốc.

Đây là một trong những yếu tố góp phần làm gián đoạn chuỗi vận tải và tăng cao mức độ tắc nghẽn chưa từng thấy xảy ra ở các cảng lớn trên toàn cầu.

Sự chậm trễ này có thể kéo theo tình trạng tắc nghẽn, tồn đọng hàng hóa ở Mỹ và châu u.

Theo Hersham, các tàu có thể sẽ phải bỏ bến ở Trung Quốc vì không còn lựa chọn nào khác.

Josh Brazil - Phó chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng của công ty tình báo logistics project44, nói:

"Vấn đề tắc nghẽn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chu kỳ bổ sung hàng hóa trong quý này, cùng với đó là sự bùng phát của Omicron tại Trung Quốc và sự thiếu hụt nhân viên cảng xử lý hàng và lái xe tải”.

Do ảnh hưởng của việc vận chuyển nên rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam đã bị đối tác EU hủy và chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác.

null
Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với thử thách lớn do sự xuất hiện của Omicron tại Trung Quốc.

Trong khi đó, năng lực xếp dỡ tại cảng vẫn thấp khiến thời gian tàu phải chờ lên-xuống ở bến cảng lâu hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc hàng tới tay khách hàng, đối tác sẽ chậm hơn dự kiến.

Thậm chí nếu thời gian trì hoãn kéo dài, những sản phẩm tươi, thực phẩm có thể bị hỏng và giảm chất lượng.

Đồng thời, chuỗi cung ứng cũng chịu ảnh hưởng bởi chi phí vận tải tăng cao và tình trạng thiếu hụt container rỗng sẽ kéo dài đến năm 2023.

   2. Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu trước tác động căng thẳng Nga-Ukraine

Trong bài viết được đăng tải trên tờ The New York Times tác giả Ana Swanson nhận định.

Căng thẳng Nga-Ukraine đang làm xáo trộn các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã rất mỏng manh sau “cú đánh” của đại dịch COVID-19.

Bà Ana Swanson viết, chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra tại Ukraine, một quốc gia rộng lớn nằm trên tuyến đường kết nối châu Âu và châu Á.

Trước tình hình này, nhiều chuyến bay đã bị hủy bỏ hoặc phải đổi tuyến bay, gây áp lực lên khả năng vận chuyển hàng hóa và làm gia tăng lo ngại về sự cố gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục xảy ra.

Nhiều sản phẩm nguyên, nhiên liệu đầu vào không được cung cấp kịp thời như hợp chất platinum, nhôm, dầu hướng dương, dầu thô và thép, khiến các nhà máy ở châu u có nguy cơ phải đóng cửa.

Ngoài ra, căng thẳng leo thang còn làm cho giá năng lượng tăng vọt, từ đó đẩy chi phí vận chuyển lên cao hơn.

Bà Laura Rabinowitz, một luật sư thương mại tại Công ty Greenberg Traurig, cho biết:

“Tác động căng thẳng Nga–Ukraine đối với từng ngành công nghiệp là khác nhau và phụ thuộc vào thời gian của cuộc đụng độ, nhưng chắc chắn chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn cho chuỗi cung ứng - vốn đã bị tổn thương”.
null
Diễn biến căng thẳng giữa Nga -Ukraine khiến giá nguyên vật liệu tăng cao.

Ukraine và Nga đều là những quốc gia quan trọng trong mạng lưới cung cấp hợp chất palladium và platinum cho thế giới.

Các nhà sản xuất chất bán dẫn đang thận trọng để mắt tới lượng dự trữ neon, xenon và palladium toàn cầu, vì vai trò thiết yếu của chúng trong những sản phẩm của họ.

Các nhà sản xuất khoai tây chiên và mỹ phẩm có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu dầu hướng dương, khi mà phần lớn trong số đó được sản xuất ở Nga và Ukraine.

Giá lương thực thế giới đã tăng vọt do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội ở các nước nghèo hơn.

Maersk - “gã khổng lồ” vận tải biển toàn cầu thông báo sẽ tạm dừng tất cả các chuyến hàng đến và đi từ Nga bằng đường biển, đường hàng không và đường sắt, ngoại trừ hàng thực phẩm và thuốc men.

   3. Khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xử lý những đơn hàng hoàn trả

Thời đại của thương mại điện tử trong những năm gần đã dẫn đến một kỷ lục chưa từng có về lượng các đơn hàng khi mua sắm Online.

Tuy nhiên, một con số khác cũng tăng lên khiến những ai tham gia cuộc chiến thương mại điện tử phải chú ý là đến các đơn đặt hàng bị trả lại.

Hàng hoàn trả là một trong những thách thức lớn nhất mà chuỗi cung ứng phải đối mặt ngày nay.

Với ước tính sơ bộ, nếu các đơn hàng bị trả lại chiếm 30% thì doanh nghiệp có thể mất một khoản chi phí lớn nếu không xử lý đúng cách.

Do đó, thuật ngữ đổi trả và bảo hành (hậu cần ngược) được sinh ra nhằm giải quyết các vấn đề bên trong chuỗi cung ứng như hàng hoàn trả, bảo hành, xử lý nguyên vật liệu,…

Đầu tiên, sản phẩm bị hoàn lại trong tình trạng và điều kiện khác nhau.

Nếu không có sự đồng thuận từ trước với doanh nghiệp thì hầu hết các nhà phân phối không biết phải làm gì với những món hàng được trả.

Một hệ thống hoàn trả liền mạch cũng đòi hỏi sự đầu tư vào mạng lưới hậu cần cũng như hỗ trợ khách hàng.

null
Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đổi trả phù hợp để không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vẫn xử lý việc trả hàng theo cách thủ công, điều này gây khó khăn cho việc theo dõi và phân tích hậu cần một cách thấu đáo.

Cùng với đó, các mặt hàng cần trả lại có thể ở những vị trí khác nhau hoặc thậm chí ở xa kho hàng.

Điều này đã gây ra lãng phí những chi phí phát sinh khác cho khách hàng và doanh nghiệp.

Kết luận

Trong khi những năm 2020 là một thách thức và mang tính lịch sử đối với các chuỗi cung ứng trên Thế Giới.

Đến năm 2023 tuy còn nhiều hạn chế và khó khăn trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu, thế nhưng vẫn có những cải tiến cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong các chuỗi cung ứng trong tương lai.