Ngày 28 tháng 04 vừa qua, Tik Tok chính thức ra mắt giải pháp thương mại điện tử Tiktok Shop tại thị trường Việt Nam.

Nhân việc Tik Tok ra mắt tính năng TikTok Shop, cùng nhìn lại và tổng hợp tất cả các kênh bán hàng trên môi trường mạng, cơ hội kinh doanh cho tất cả mọi người.

TikTok shop - Giải pháp mua sắm kết hợp giải trí

TikTok Shop là một giải pháp sáng tạo dành cho cả người mua, người bán và nhà sáng tạo nội dung, mang đến hệ sinh thái thương mại điện tử toàn diện, liền mạch ngay trên TikTok.

Được tích hợp trọn bộ ngay trên nền tảng, TikTok Shop giúp các doanh nghiệp và người bán hàng tối ưu quy trình tiếp cận người dùng, đồng thời có trải nghiệm thương mại điện tử liền mạch từ khâu tải sản phẩm lên nền tảng, quản lý đơn hàng, giao hàng và thanh toán.

Đặc biệt, với xu hướng Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng có thêm cơ hội để gắn kết với cộng đồng thông qua yếu tố giải trí và khả năng tương tác cao trong những nội dung giới thiệu, sáng tạo hoặc tạo nhu cầu cho những sản phẩm mới.

null
Đồng thời, với hệ thống đề xuất giúp giới thiệu tới người dùng những nội dung liên quan đến sở thích và mối quan tâm cá nhân, TikTok Shop hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng (Ảnh: Unsplash).

Ngoài ra, người dùng cũng dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm khi chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản cùng tính năng giỏ hàng hiển thị ngay trên video, livestream hoặc trang cá nhân của chủ sở hữu nội dung.

Facebook Marketplace - Kênh bán hàng online phổ biến

Facebook được xem là kênh bán hàng online hiệu quả.

Bạn có thể đăng các bài giới thiệu về sản phẩm của mình dễ dàng, chủ động và nhanh chóng thông qua các thiết bị di động như máy tính, laptop hay điện thoại.

Tuy nhiên, sử dụng Facebook sẽ bị hạn chế các khách hàng mục tiêu bởi chỉ có những người kết bạn với bạn thì mới có thể thấy, tiếp cận và tương tác với sản phẩm.

null
Bạn nên cố gắng kết bạn với nhiều khách hàng tiềm năng đồng thời thúc đẩy họ chia sẻ bài viết (Ảnh: Unsplash).

Facebook Marketplace là nơi để khám phá và mua hàng, nhưng việc niêm yết mặt hàng để bán sẽ không giống như khi tạo quảng cáo trả phí để hiển thị cho những người mua sắm trên Marketplace.

Khi tạo quảng cáo cho Marketplace, bạn có thể hỗ trợ doanh nghiệp của mình tiếp cận nhiều người hơn ở nơi họ mua sắm.

Xây dựng website bán hàng trực tuyến - Uy tín và chuyên nghiệp

Xây dựng một website giúp doanh nghiệp của bạn có được các ưu thế như khả năng tương tác với khách hàng, thuận tiện hơn trong việc bán hàng, khả năng hoạt động và phục vụ khách hàng 24/7,...

null
Tuy nhiên, các chi phí như thiết kế, hosting, tên miền, làm nội dung và đặc biệt là SEO đều vô cùng tốn kém đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư (Ảnh: Unsplash).

Nếu như mọi người không có kinh nghiệm trong việc thiết kế website bán hàng thì có thể sử dụng dịch vụ của các đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp trên thị trường.

Bán hàng trên Instagram - Thiên hướng sáng tạo và nghệ thuật

Ngoài mục đích chia sẻ các khoảnh khắc đời sống của bạn qua video hay hình ảnh thì Instagram cũng là một kênh bán hàng online phổ biến và hiệu quả.

null
Bán hàng trên Instagram sẽ giảm áp lực cạnh tranh như Facebook (Ảnh: Unsplash).

Chi phí cũng ở mức nhẹ nhàng hơn khi Facebook ngày càng bật chế độ “làm tiền" với các nền tảng quảng cáo. Instagram phù hợp với các ngành hàng thời trang, thiên hướng sáng tạo, nghệ thuật,...

Zalo Shop - Tiếp cận đối tượng khách hàng Việt Nam dễ dàng

Một kênh bán hàng khác cũng đang được tận dụng rộng rãi là Zalo Shop.

So với Facebook thì Zalo ít rủi ro hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn và không xảy ra tình trạng bị chặn tài khoản.

Hiện nay, tại Việt Nam cùng với Facebook thì Zalo cũng là một mạng xã hội lớn với số lượng người dùng khủng.

Mọi bạn bè trên zalo của bạn đều có thể thấy được bài viết mà bạn đăng tải.

Vì vậy rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cũng đang tận dụng cơ hội này để kinh doanh trên nền tảng Zalo.

null
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tận dụng Zalo cho việc quảng cáo, bán hàng (Ảnh: Thế giới di động).

Zalo shop (Zalo Official Account - Zalo OA): Hiểu đơn giản thì Zalo OA cũng giống như fanpage trên Facebook và được thiết kế chuyên dùng cho mục đích bán hàng với các tính năng chuyên nghiệp hơn.

Tuy vậy, bán hàng qua kênh này yêu cầu lượng người theo dõi lớn và cần đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo, quản lý shop cũng phức tạp hơn so với tài khoản cá nhân.

Sàn thương mại điện tử - Chiến lược rõ ràng, tiếp cận lượng khách hàng lớn

Bạn có thể thực hiện việc bán hàng online bằng cách tham gia các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,... và đăng ký để mở một gian hàng tại sàn đó.

null
Đây được xem là một kênh bán hàng online khá tốt giúp bạn có thể tiếp cận được các nhóm khách hàng tiềm năng (Ảnh: Internet).

Hơn nữa, bạn có thể tiết kiệm được các chi phí về vận chuyển cũng như quảng cáo bởi các sàn thương mại điện tử sẽ thay bạn thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến người dùng.

Tuy nhiên, để tồn tại được trên các sàn này, bạn cần cam kết đầy đủ về chính sách bán hàng cũng như chất lượng sản phẩm.

Kênh doanh nghiệp trên Youtube - Quảng bá sản phẩm rộng rãi

Bạn có thể ứng dụng Youtube để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng bằng cách quảng bá các sản phẩm, dịch vụ hay thông tin của doanh nghiệp trong một video và đăng tải lên trang mạng xã hội này.

null
Tuy nhiên, khi tham gia Youtube, bạn nên cung cấp một cách chính xác những thông tin sản phẩm, dịch vụ có trong video (Ảnh: Unsplash).

Đồng thời, bạn nên lưu ý liên kết với website để dẫn dắt người xem đến mua hàng.

Liên kết với các nền tảng tài xế công nghệ - Doanh nghiệp F&B không thể bỏ qua

Kênh bán hàng này đặc biệt áp dụng cho ngành F&B (Đồ ăn và Thức uống).

null
GrabFood hiện tại là đơn vị vận chuyển đồ ăn uống nhanh số 1 Việt Nam với khoảng 300.000 đơn hàng đặt trên hệ thống 1 ngày (Ảnh: Internet).

Ngoài GrabFood, các ứng dụng GoFood, Baemin, Shopee Food, Loship cũng không hề kém cạnh.

Điều này cho thấy đây là những kênh bán hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp F&B không thể bỏ qua.

Affiliate Marketing - Không đòi hỏi vốn đầu tư

Tuy Affiliate Marketing không phải là một kênh bán hàng hoàn toàn mới mẻ trên thế giới nhưng nhiều người dùng tại Việt nam vẫn chưa tiếp cận với hình thức kinh doanh này.

null
Đây là kênh online không đòi hỏi về vốn đầu tư (Ảnh: Gobranding).

Bạn chỉ cần dùng link website của mình để giới thiệu, chia sẻ các loại hình sản phẩm, dịch vụ cho người mua tiềm năng và nhận được chiết khấu tiền hoa hồng từ các sản phẩm, dịch vụ đó.

Một số nền tảng Affiliate Marketing phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như: AccessTrade, Civi, Masoffer, Lazada, CJ, ClickBank, Amazon Associates, EBay Partner Network,…

Bán hàng qua Email - Xây dựng lòng tin khách hàng, tiết kiệm chi phí

Email Marketing được xem là một kênh tiếp thị giúp mang lại thành công về doanh thu cũng như tiết kiệm chi phí đáng kể cho nhiều doanh nghiệp.

Với hình thức này, bạn có thể dễ dàng liên lạc với những khách hàng đang quan tâm đến nội dung email của mình để từ đó xây dựng lòng tin cho khách hàng tiềm năng, khiến họ trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp.

null
Để việc bán hàng qua email được hiệu quả hơn, bạn nên thu hút khách hàng bằng cách tặng quà cho họ (Ảnh: Unsplash).

Dropshipping - Còn mới mẻ và chưa phát triển nhiều tại Việt Nam

Mô hình Dropshipping hiểu đơn giản là: Bạn là người bán hàng, bạn đăng bán sản phẩm của nhà cung cấp với giá tùy ý và marketing sản phẩm.

Khi có khách mua hàng, bạn trả tiền cho người bán giá niêm yết của nhà cung cấp.

Nhà cung cấp ghi nhận thông tin khách hàng của bạn và chuyển đến tay khách.

Bạn chỉ cần theo dõi đơn hàng và nhận tiền COD.

null
Ở Việt Nam mô hình này lại chưa thực sự được phát triển mạnh mẽ như ở nước ngoài (Ảnh: ALS).

Lý do phần lớn nằm ở tỷ suất lợi nhuận của mô hình này không được cao như ở nước ngoài.

Việc này một phần do mức tiêu dùng ở thị trường Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn khá nhiều so với các thị trường phát triển nước ngoài.

Đồng thời, lý do một phần là bởi vì hàng hóa nhập về Việt Nam vẫn đang qua quá nhiều khâu và đầu mối.

Để giảm chi phí, hầu hết các người bán ở Việt Nam thường nhập hàng số lượng lớn về và bán thông qua các kênh khác nhau.

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đứng ra cung cấp nền tảng dropshipping.

Tuy nhiên, để nói về 1 nền tảng đáp ứng được nhu cầu của người bán thì có thể kể đến Netsale.

Netsale giải quyết các khó khăn về nguồn hàng (dropship từ Trung Quốc/ nguồn hàng có sẵn tại Việt Nam), người bán chỉ cần tập trung vào sales/ marketing để chốt đơn mà không cần lo lắng về các vấn đề đằng sau như vận chuyển, đóng gói, lưu kho hay xử lý hàng hoàn.