Nói đến sáng tạo thì ai cũng nghĩ tới việc phải phát kiến ra cái gì đó mới. Đây là tư duy khá phổ biến.

Tuy nhiên, dựa trên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sáng tạo là quá trình có thể đưa vào rèn luyện, nâng cấp trở thành kỹ năng trọng yếu trong môi trường làm việc thời VUCA.

Chính quan niệm sai lầm "sáng tạo là bẩm sinh" đã hình thành tâm lý "tổ chức tôi không có thiên tài sáng tạo, vì vậy không thể sáng tạo đổi mới được" trong các tổ chức.

Dưới đây là 3 sai lầm căn bản đã kìm hãm sức sáng tạo của tổ chức: 

Kỷ luật giết chết sáng tạo, Tổ chức không đủ thời gian cho những ý tưởng mới, Sáng tạo là tạo ra điều gì mới mẻ hoàn toàn (chưa ai làm trước đây).

Lầm tưởng số 1: Kỷ luật mâu thuẫn với sáng tạo

"Người nguyên tắc thì không sáng tạo và ngược lại" là một trong những "Người nguyên tắc thì không sáng tạo và ngược lại" là một trong những 'nỗi oan' lớn của sáng tạo.

Ông Andy Moose (Trưởng nhóm Bán lẻ, Hàng tiêu dùng và Phong cách sống - Diễn đàn Kinh tế Thế giới) đã nói:

“Khả năng sáng tạo phát triển cùng với một thách thức có mục tiêu, vì vậy sự sáng tạo luôn đòi hỏi kỷ luật để nắm bắt ý tưởng và sau đó khám phá hoặc thử nghiệm chúng.
Những nhà đổi mới vĩ đại cho phép sáng tạo và kỷ luật bổ sung cho nhau để tìm ra cơ hội giải quyết các vấn đề lớn nhất của tổ chức. Đổi mới là một thứ kỷ luật sáng tạo mang lại giá trị mới cho tổ chức, khách hàng và mạng lưới."

Trong thời đại nhiễu động hiện nay, việc nảy ra các ý tưởng sáng tạo là rất quan trọng, tuy nhiên đó chỉ là bước đầu.

Thực hiện ý tưởng đổi mới thế nào để đạt kết quả về doanh thu, làm hài lòng khách hàng và cộng đồng, phù hợp với chiến lược tổ chức?

Từ sáng tạo đến đổi mới cần trải qua hành trình 4 bước, và mỗi bước đều yêu cầu tính kỷ luật cao độ.

Một bài báo về chủ đề Đổi mới thông qua Quản lý quy trình kinh doanh (Innovation through Business Process Management/ BPM), tạp chí Solution Review, nhấn mạnh rằng cần gạt bỏ quan điểm quy trình và kỷ luật trong kinh doanh sẽ giết chết đổi mới sáng tạo.

Ngược lại, các nguyên tắc, quy trình đặt ra trong BPM giúp tạo ra những "áp lực tích cực" thúc đẩy tổ chức phản ứng nhanh chóng và sáng tạo hiệu quả.

Sáng tạo cần một quá trình phát triển đầy kỷ luật để thăng hoa. Sáng tạo cần một quá trình phát triển đầy kỷ luật để thăng hoa.

Tinh thần kỷ luật cao lúc này trở thành bệ phóng để sáng tạo đi đúng hướng và tạo ra quá trình đổi mới bền vững.

Chúng ta cần “làm điều đúng trước khi tìm cách làm điều mới”.

Ông Đỗ Tiến Long, CEO Công ty Tư vấn Quản lý OD Click: Văn hóa kỷ luật mạnh sẽ giúp tổ chức tăng tính cam kết của công việc sáng tạo, tính dám nghĩ và dám chịu trách nhiệm.

null

Ted Levitt, cựu biên tập viên của Harvard Business Review: “Trong một tổ chức chỉ có những câu chuyện phiếm trừu tượng hơn là hành động có mục đích và kỷ luật thực thi, sự đổi mới không bao giờ xảy ra vì mọi người chỉ nói nhưng không bao giờ thực hiện nó."

Lầm tưởng số 2: Tổ chức không có đủ thời gian sáng tạo

Ngoại trừ số lượng ít ỏi những tài năng sáng tạo bẩm sinh, hầu hết con người đều cần trải qua quá trình học hỏi, cọ xát và phát triển vốn sống cho mình từ xã hội xung quanh.

Sáng tạo trong tổ chức cũng hoạt động theo nguyên tắc như thế.

Nghiên cứu về Sáng tạo trong tổ chức của Dale Carnegie & Associates (2021) đã chỉ ra: "Sáng tạo là một quá trình mang tính xã hội. Mỗi cá nhân tạo ra ý tưởng lõi, cùng đồng nghiệp kết nối, làm phong phú thêm và rồi hiện thực hóa ý tưởng”.

Chính điều này dẫn đến định kiến thứ hai: Tổ chức phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực cho tiến trình đổi mới sáng tạo.

Thế nhưng, quỹ thời gian với quota 24 giờ/mỗi ngày là công bằng với tất cả mọi người.

Sáng tạo không phải là để mặc cho trí tưởng tượng "bay nhảy" không mục đích hay đợi đến khi "có hứng" mới làm được.

Câu chuyện thiếu thời gian để sáng tạo có thể quy về hai nguyên nhân "căn cơ" hơn: thiếu công cụ quản lý thời gian - dành khoảng trống cho các ý tưởng, và thiếu niềm tin vào sự đổi mới thành công.

Đối với cá nhân, quá trình quản lý thời gian biểu hàng ngày và áp dụng những phương cách thúc đẩy phát triển ý tưởng hiệu quả có thể mang đến nhiều không gian sáng tạo cho bộ não.

Nếu muốn “tìm thời gian” để sáng tạo, hãy hỏi: Bằng cách nào tôi có thể tạo thêm các khoảng trống trong lịch làm việc của mình?”. Nếu muốn “tìm thời gian” để sáng tạo, hãy hỏi: Bằng cách nào tôi có thể tạo thêm các khoảng trống trong lịch làm việc của mình?”.

Đối với tổ chức, áp lực từ "deadline trong ngày" là một trong những nhân tố làm suy giảm nhiệt huyết sáng tạo.

Vì vậy, lãnh đạo có thể chủ động giảm tải khối lượng công việc không cần thiết/ không nguy cấp và tạo ra môi trường khuyến khích nhân viên cởi mở hơn khi đón nhận công việc.

Kỷ luật, quản lý thời gian và cởi mở với áp lực hoàn toàn khác với các luật lệ hà khắc, những chỉ số KPI ngắn hạn làm cạn kiệt nguồn năng lượng sáng tạo. Kỷ luật, quản lý thời gian và cởi mở với áp lực hoàn toàn khác với các luật lệ hà khắc, những chỉ số KPI ngắn hạn làm cạn kiệt nguồn năng lượng sáng tạo.

Nghiêm trọng hơn, việc lãnh đạo thiếu niềm tin vào kết quả của quá trình đổi mới chính là 'nút thắt cổ chai' trong tiến trình thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo.

Câu chuyện thất bại năm nào của Blackberry đến từ "tư duy đóng" của Ban lãnh đạo, khi họ cho rằng những gì các đối thủ (cụ thể là Apple) đang làm sẽ không thể thu hút công chúng và người dùng Blackberry vẫn tiếp tục hài lòng với những gì hãng mang lại.

"Tại sao chúng ta lại phải liên tục tạo ra sản phẩm mới trong khi các sản phẩm hiện tại đang làm rất tốt?" - thiếu niềm tin vào sức mạnh đổi mới sáng tạo đã khiến Blackberry trả giá đắt. "Tại sao chúng ta lại phải liên tục tạo ra sản phẩm mới trong khi các sản phẩm hiện tại đang làm rất tốt?" - thiếu niềm tin vào sức mạnh đổi mới sáng tạo đã khiến Blackberry trả giá đắt.

Trong thời đại tăng tốc công nghệ và chuyển đổi hành vi tiêu dùng nhanh chóng mặt, việc luôn sẵn sàng thời gian, nguồn lực cho sáng tạo và niềm tin vào khả năng đổi mới thành công là yêu cầu tất yếu với sự phát triển của tổ chức.

Đã đến lúc các nhà quản lý đổi mới cần suy nghĩ về các cơ hội, thách thức trên thị trường, xem xét áp dụng các phương tiện thúc đẩy sáng tạo và kết nối nội bộ, đồng thời trao cơ hội cho những nhân viên tiềm năng luôn "nói có" với các thử thách sáng tạo.

Lầm tưởng số 3: Sáng tạo là tạo ra điều hoàn toàn mới chưa ai làm

Nghiên cứu về Sáng tạo trong tổ chức của Dale Carnegie & Associates (2021) trình bày: “Những phát minh sáng tạo bắt nguồn từ nền tảng của các thành tựu trong quá khứ.
Trong đó, các cá nhân được kết nối trong một khối tư duy tập thể, trao đổi, học hỏi thông tin có chọn lọc, từ đó hình thành những tư duy mới phức tạp. Hành công của ý tưởng sáng tạo là kết quả của sự tác động giữa nỗ lực của cá nhân, đội nhóm, tổ chức với nhau.
Cá nhân tạo ra các ý tưởng cốt lõi, cùng đồng nghiệp kết nối, làm phong phú và hiện thực hóa ý tưởng. Sáng tạo là một quá trình mang tính xã hội”.

Ông Phương trong buổi ra mắt cuốn sách về quảng cáo sáng tạo nổi tiếng "Quảng cáo không nói láo" của mình. Ông Phương trong buổi ra mắt cuốn sách về quảng cáo sáng tạo nổi tiếng "Quảng cáo không nói láo" của mình.

Ông Hồ Công Hoài Phương (Giám đốc điều hành Pencil Group) chia sẻ ở khía cạnh người làm trong lĩnh vực sáng tạo: “Ý tưởng sáng tạo luôn xuất phát từ những gì đã cũ, đồng thời kết quả cuối cùng phải giải quyết được vấn đề.

Sáng tạo không cần là thứ “hoàn toàn nguyên bản”, một người sáng tạo trải qua rất nhiều cái cũ, và rồi trong một phút ngẫu hứng nào đó, họ có thể kết hợp những gì đã biết để tạo ra sự sáng tạo có giá trị."

Minh chứng sống của hành trình "học hỏi từ tiền nhân" để tạo nên thành tựu sáng tạo đổi mới chính là Apple.

Cải tiến từ những sản phẩm đang thống lĩnh thị trường ngày đó (Blackberry, Nokia...), không ngừng kết nối kinh nghiệm sống, kho tàng ý tưởng của các bộ phận trong tổ chức là chìa khóa để sáng tạo thành công của tập đoàn này.

Cách thiết kế bộ máy quản trị của người tiền nhiệm Steve Jobs, tạo điều kiện cho sáng tạo diễn ra liên tục, xuyên suốt.

Quy trình sáng tạo tại Apple sẽ khởi nguồn từ cá nhân thuộc nhiều bộ phận, sau đó cùng nhau phát triển ý tưởng triển vọng, phát triển nguyên mẫu và nhận phản hồi khách hàng để hoàn thiện dần các sản phẩm.

Steve Jobs là trường hợp đặc biệt về sáng tạo. Nhưng điều đó không có nghĩa đế chế Apple sẽ suy tàn từ lúc ông ra đi.

Các nhà lãnh đạo phải thay đổi nhận thức về sáng tạo, loại bỏ những định kiến, nhận thức sai lầm để mở lối tư duy, dẫn bước thành công.

Bảo Thạch - Trends Việt Nam