Ngành thương mại điện tử vẫn thường được ví von là “cuộc đua nướng tiền”, thị trường cạnh tranh khốc liệt bậc nhất thế giới của các “ông lớn”.
Khi biên lợi nhuận vô cùng thấp trong khi các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi thu hút người dùng đều rất lớn và ngày càng lớn hơn.
Adayroi - Vingroup thất bại trong cuộc đua thương mại điện tử
Khi thương mại điện tử vừa nhen nhóm phát triển, Vingroup đã nhanh “gia nhập” cuộc đua với khoản đầu tư khoảng 50 triệu USD.
Với tham vọng đứng đầu mọi ngành, Vingroup đã bị tạt gáo nước lạnh.
Cụ thể, tháng 8/2015 Vingroup cho ra đời website thương mại điện tử Adayroi với mục tiêu trở thành hệ thống bán lẻ số một tại Việt Nam và vươn ra thế giới.
Adayroi gặp tình trạng “sớm nở tối tàn”
Adayroi cung cấp đa dạng các ngành hàng từ bất động sản đến thực phẩm, nhu yếu phẩm, thời trang, đồ gia dụng,... chủ yếu là hàng xuất xứ Việt Nam.
Ở góc độ tiêu dùng, người Việt Nam lại rất “chuộng” hàng nước ngoài nên các “ông lớn” như Shopee, Tiki, Sendo đang chiếm vị thế cao trong thị trường bán lẻ.
Đó cũng là lý do khiến Adayroi chạy “đổ mồ hôi” nhưng vẫn không theo kịp các đối thủ.
Ở một góc độ nào đó, Adayroi có từ 6 - 7 triệu lượt truy cập/quý là con số không quá thấp nhưng thực sự bị “đè bẹp” bởi các đối thủ như Shopee, Lazada, Tiki với 30 đến 42 triệu lượt truy cập/tháng.
Từ thất bại của Adayroi có thể thấy, người bán lẻ tại Việt Nam không chỉ đối mặt với những cạnh tranh lẫn nhau mà còn cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Không những vậy, một số startup cũng đổ bể vì lựa chọn sai mô hình kinh doanh.
Từ mô hình kinh doanh đột phá đến khủng hoảng
Uber là thương hiệu nhận được sự phủ sóng tiêu cực về nhiều vụ bê bối và tranh cãi nhất tại thị trường xe công nghệ Việt Nam.
Sự thất bại của Uber tại Đông Nam Á
Uber được xem là một trong những “xe ôm công nghệ” thành công của Châu Á , châu Mỹ và nhiều thành phố lớn tại Châu u.
Tuy nhiên, miếng bánh ngon tại Việt Nam – một trong những quốc gia “hấp dẫn” nhất thị trường Đông Nam Á thì lại thất bại.
Sự thất bại của Uber cũng để lại nhiều nghi vấn, vì sao một “ông lớn” được coi là ‘số 1” thế giới lại chịu làm kẻ bại tướng dưới tay Grab?
Khi bắt đầu vào thị trường mới, Grab luôn có những khuyến mại nhằm khuyến khích sử dụng Grab.
Nhờ đó, Grab đã thu hút nhiều người dùng với khuyến mãi khủng quanh năm.
Trái ngược với Grab, Uber “ngạo mạn” bước vào thị trường Đông Nam Á tự tin áp dụng mô hình kinh doanh thành công ở các nước phát triển vào Việt Nam.
Chính sách hợp tác là vấn đề gây tranh cãi của Uber
Trong khi “kỳ lân” Grab có quan điểm và chính sách quản lý mềm mỏng.
Mô hình thâm nhập thị trường của Grab là ưu tiên lựa chọn hợp tác với các hãng taxi địa phương, kết hợp tài xế hiện tại vào hệ thống nền tảng đặt xe taxi và cùng tồn tại cùng có lợi.
Ngược lại, Uber thường không quan tâm đến quan điểm quản lý của chính quyền địa phương cũng như động thái san sẻ lợi ích như một thói quen của bất kỳ doanh nghiệp nào tại châu Á.
Giữa Uber và tài xế thiếu sự kết nối
Uber quảng bá mô hình được thiết kế có lợi cho tất cả các bên tham gia: Người tiêu dùng - hãng vận tải - tài xế.
Tuy nhiên, cánh tài xế không nghĩ vậy.
Việc Uber giảm giá để cạnh tranh thị trường nhưng vẫn giữ nguyên mức ăn chia 20-80 (Uber giữ 20% trên tổng số tiền tài xế thu về) khiến cánh tài xế cho rằng mình đang gần như “làm không công”.
Bên cạnh đó, WeFit được Shark Dũng rót vốn cũng tan tành vì mô hình kinh doanh phát triển quá nhanh dẫn tới “vỡ trận”.
WeFit với danh xưng "Uber trong lĩnh vực phòng tập"
Mô hình kinh doanh của WeFit là kinh tế chia sẻ dạng “buffet phòng tập”, nghĩa là người dùng được tập KHÔNG GIỚI HẠN số lần trong tháng.
Hội viên quá “chăm" tập gym có đủ khiến WeFit phá sản
Về lý thuyết, mô hình này giúp tối ưu chi phí vận hành nhưng với khách hàng “yêu thể thao vô độ” như thị trường Việt Nam thì ưu điểm này lại là cái thóp của doanh nghiệp.
WeFit bị “cướp khách” từ chính đối tác
Sau vài tháng trải nghiệm dịch vụ buffet phòng tập của WeFit , người tập nhận được nhiều cuộc gọi mời chào gói tập từ các bên phòng tập đối tác của WeFit với phòng tập hiện đại và ưu đãi rẻ hơn.
Ngoài ra, vòng lặp truy cập ứng dụng WeFit để chọn phòng tập rồi lại thất vọng phòng mình ưng ý đã hết lượt tập cho phép khiến người dùng không còn mặn mà.
Ngay lúc này, lợi thế linh hoạt “Tập luyện mọi lúc mọi nơi” của WeFit đã không thắng nổi lợi thế ổn định với phòng tập hiện đại, giá rẻ của nhiều phòng tập khác.
Việc mở rộng quy mô và quản lý điều hành như con dao hai lưỡi của chủ doanh nghiệp.
Bước đi sai lầm nào khiến Món Huế "sập chuỗi"?
Xuất hiện trên thị trường từ năm 2007, nhận 30 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, Huy Việt Nam, ông chủ của chuỗi Món Huế, là cái tên đình đám trong lĩnh vực F&B một thời.
“Mổ xẻ” nguyên nhân thất bại của chuỗi Món Huế.
Mô hình kinh doanh không phù hợp
Cửa hàng đồ ăn nhanh chỉ hợp với KFC, Lotteria,.. còn món Huế là món truyền thống nên cần có không gian thưởng thức.
Nếu gọi món Huế là đồ ăn nhanh thì thực sự mất giá trị ẩm thực Việt.
Mở rộng quy mô cửa hàng quá nhanh đi kèm với chất lượng quản lý kém
Có 3 quy luật bất biến theo Jack Trout: tập trung, mở rộng và hy sinh.
Món Huế đang mở rộng quá nhanh mà thương hiệu lại làm chưa tốt.
Điều đó làm ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của công ty.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một chuỗi nhà hàng mà quản lý kém sẽ khiến việc kinh doanh thêm trì trệ.
Doanh thu không cao vì thế thái độ nhân viên rời rạc khiến chất lượng phục vụ kém.
“Ta có thể ăn ngon mà không cần thương hiệu, nhưng không thể ăn ở quán thương hiệu mà dở và phục vụ tệ. Sản phẩm thực phẩm sẽ khác hơn so với các sản phẩm mang tính biểu tượng khác”, ông Việt - CEO Đông Á Solution chia sẻ.
Lời kết:
Thành công trong kinh doanh đòi hỏi rất nhiều yếu tố.
Cho dù bạn có mô hình kinh doanh đúng đắn hay lạc vô đại dương xanh cũng cần nhiều nỗ lực khác.
Học hỏi sai lầm cũng là cách giảm bớt thiệt hại, rủi ro và làm tăng cơ hội thành công sau này.