Thuật ngữ "Nhuộm chàm" (Indigo Dye) xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên và được đông đảo tộc người mà ngày nay phát triển thành các quốc gia châu Á sử dụng.

Màu xanh lam đậm của chất nhuộm chàm nằm ở khoảng giữa xanh lam và tím. Màu chàm được biết đến là một sắc tố chiết xuất từ rất nhiều loại cây họ Indigofera Tinctoria và Isatis Tinctoria. 

Thuật ngữ "Nhuộm chàm" đã có từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Thuật ngữ "Nhuộm chàm" đã có từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên.

Vì vậy, "Indigo" cơ bản chỉ là một chất nhuộm tự nhiên và có thể ứng dụng vào ngành thời trang bền vững

Thế nhưng, đi cùng với sự phát triển với tốc độ chóng mặt và những lần "vượt ranh giới" sang các quốc gia châu Âu và Mỹ thành công, màu chàm đã nằm trong tầm tay của các nhà sản xuất màu nhuộm hàng loạt.

Để có được chất nhuộm này, các nhà máy khắp nơi trên thế giới ưa chuộng ứng dụng bột chàm. Bột chàm đẩy quá trình nhuộm nhanh hơn gấp nhiều lần, lên màu đẹp chỉ sau một lần nhuộm duy nhất và ứng dụng được trên đa dạng sợi vải. 

Bột chàm có tính ứng dụng cao, nhuộm được trên đa dạng chất liệu vải. Bột chàm có tính ứng dụng cao, nhuộm được trên đa dạng chất liệu vải.

Nhưng vì bột chàm là thuốc nhuộm không tan trong nước nên những biến đổi hóa học là điều không thể thiếu.

Sự ra đời của thuốc nhuộm chàm tổng hợp đã sớm dẫn đến việc hoá chất liên tiếp can thiệp vào quá trình sản xuất sản phẩm thời trang.

Mặc dù ngày nay, khắp nới trên thế giới đã có sự góp mặt của màu nhuộm bột chàm tổng hợp, nhưng đối với Việt Nam, cộng đồng nội địa dường như đang cố gắng hết sức để gìn giữ và phát triển đặc điểm tự nhiên nguyên thuỷ của kỹ thuật “Indigo Dye”.

Cây chàm phát triển mạnh mẽ ở các khu vực vùng núi, nơi cư ngụ của đa phần dân tộc thiểu số. Ở đây, cây chàm là nguyên liệu chính được người dân miền cao sử dụng để tạo màu.

Hình ảnh cây chàm. Hình ảnh cây chàm.

Loại cây này được ngâm vào một thùng gỗ lớn chứa nước, chờ lá và thân dần mục ruỗng và nhựa cây hoà quyện với nước. Tiếp đó, phần xơ sẽ được lọc bỏ và vôi được thêm vào dung dịch chàm. Để chàm và vôi lắng xuống đáy thùng chứa, sau khi phần nước còn lại được lọc qua một tấm vải dày, thợ nhuộm sẽ có thành phẩm cuối cùng: cao chàm.

Khi muốn sử dụng cao, thợ nhuộm cần trộn phần cao với rượu trắng và tiếp tục hòa tan hỗn hợp trong nước, đảo mạnh tới khi sủi bọt, bọc kín và chờ hỗn hợp sẵn sàng.

Quá trình trộn màu này sẽ phải mất tới vài ngày, khi màu nhuộm ổn định, việc tấm vải chàm lên được sắc độ ưng ý tiếp tục cần thêm quãng thời gian 3-4 ngày nhuộm, phơi liên tục nếu thời tiết nắng đẹp, nếu mưa, công việc nhuộm vải có thể kéo dài cả tháng.

Có thể thấy, nhuộm chàm thủ công là một quy trình khó, phức tạp và không phải nhà sản xuất nào cũng đủ kiên nhẫn để chờ đợi. 

Sự bền bỉ của kỹ thuật nhuộm thủ công trong sân chơi nội địa là một dấu hiệu vô cùng đáng mừng khi trên thị trường từ lâu đã xuất hiện hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm có “màu chàm” nhân tạo được bày bán với giá rẻ.

Việt Nam có những làng nghề thủ công phát triển trăm tuổi và nhuộm chàm cũng vậy. Kỹ thuật nhuộm thủ công 100% thân thiện với môi trường quen thuộc đối với cộng đồng thời trang nội địa hơn hẳn ứng dụng bột chàm trong sản xuất hàng loạt nhờ những cái tên phổ biến vô cùng tiêu biểu.

Kilomet109

Thương hiệu Kilomet109 và NTK Vũ Thảo được nhắc tới liên tiếp trong vô số các hoạt động vì một ngành công nghiệp thời trang có trách nhiệm hơn với môi trường sống.

Kilomet109 có một câu chuyện thời trang bền vững một cách chân thực và đầy cảm hứng từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương và kỹ thuật truyền thống.

Qua đó, thương hiệu khuyến khích người tiêu dùng theo đuổi cuộc sống chất lượng hơn, trân trọng giá trị bền vững của sản phẩm và góp phần xây dựng tiếng nói lớn hơn vì môi trường.

Kilomet109 đi theo con đường thời trang bền vững bằng việc sử dụng nguồn nguyên liệu và kỹ thuật truyền thống. Kilomet109 đi theo con đường thời trang bền vững bằng việc sử dụng nguồn nguyên liệu và kỹ thuật truyền thống.

NTK đã không ngần ngại sống cuộc sống vất vả cùng người dân Cao Bằng để có thể mang tới những trải nghiệm thời trang thật sự bền vững cho khách hàng. Bên cạnh những màu chàm đậm nguyên thuỷ, Kilomet109 không ngần ngại tạo ra những sắc chàm nhạt, trung tính hơn cho “tủ đồ” của mình.

Indigo Store

Indigo Store được thành lập bởi hai vợ chồng Việt Nam - Nhật Bản. Đây là thương hiệu bán những sản phẩm thời trang, nội thất vải ứng dụng kỹ thuật nhuộm chàm thủ công và nhuộm Shibori đến từ đất nước mặt trời mọc.

Sau lần hợp tác với Pizza 4P's cho một dự án nhuộm chàm tại chi nhánh Pizza 4P's Đà Nẵng, Indigo Store trở nên quen thuộc hơn với cộng đồng.

Thương hiệu đã cung cấp toàn bộ rèm cửa cũng như giúp cửa hàng mới nhất của 4P’s có bức tường trống khổng lồ “nhuộm” chàm độc đáo. Thay vì nhuộm vải thông thường, Indigo Store đã chứng minh được màu chàm thủ công còn có thể ứng dụng lên một bức tường xi-măng thô ráp.

Bức tường trống khổng lồ “nhuộm” chàm độc đáo ở cửa hàng Pizza 4P Bức tường trống khổng lồ “nhuộm” chàm độc đáo ở cửa hàng Pizza 4P's, Đà Nẵng.

Tuy quá trình không hề dễ dàng và việc tẩy đi làm lại là điều chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng thành công của Indigo Store phần nào mở ra cánh cửa mới cho những ứng dụng chất liệu, nguyên liệu hữu cơ lên không chỉ thời trang mà vô số lĩnh vực nghệ thuật khác.

The Blue T-shirt và dự án “Blue Indigo”

Dự án này là dự án thời trang vì môi trường của The Blue T-shirt. 

Những thiết kế của "Blue Indigo" được làm từ vải nhuộm chàm thủ công kết hợp cùng hình vẽ graphic kể câu chuyện văn hoá vùng miền của cộng đồng dân tộc H’mong – Sa Pa.

null

Mặc dù không phải một cái tên ngay từ đầu đi theo hướng sản xuất bền vững, dự án của The Blue T-shirt vẫn rất ấn tượng khi thương hiệu dùng sức lan toả có sẵn của mình để truyền cảm hứng cho cộng đồng khách hàng trẻ về một ngành thời trang bền vững và kỹ thuật nhuộm thủ công. 

Không dừng lại ở dự án nhuộm chàm, thương hiệu còn vô cùng tích cực tiếp tục hành trình thời trang xanh với BST “Bamboo – Comfort comes naturally” với vải sợi tre.

Kimono Ơi

Kimono Ơi được sáng lập bởi 2 người nước ngoài sống tại Sài Gòn: Lily Wong và Tom Scrimgeour.

Kimono Ơi thiết kế những bộ trang phục Nhật Bản truyền thống tối giản và bán cho người Việt Nam. Mặc dù chiếc áo Kimono cách tân đã xuất hiện tại Việt Nam được một thời gian rất dài nhưng với Kimono Ơi, Lily và Tom tập trung vào tinh thần thủ công và tính sáng tạo trong những sản phẩm nhuộm chàm tự làm.

null

Mặc dù không đến từ Việt Nam, hai người sáng lập đã có những cơ hội được tận mắt chứng kiến và tìm kiếm nguyên liệu cho màu nhuộm của mình từ chính những người thợ Việt truyền thống.

Thay vì nhập từ ngước ngoài, giống những cái tên khác, sản phẩm của Kimono Ơi sử dụng nguồn vật liệu địa phương và được pha trộn bởi chính hai người sáng lập.

DEADEND

Đây là một đại diện đến từ thời trang đường phố và áp dụng kỹ thuật nhuộm chàm.

Lấy cảm hứng hoàn toàn từ cộng đồng người Việt, không phân biệt tuổi tác hay nền tảng văn hoá, sản phẩm khăn bandana nhuộm chàm đến từ DEADEND cháy hàng ngay từ khi ra mắt.

Khăn bandana nhuộm chàm đến từ DEADEND là mặt hàng bán chạy ngay từ khi ra mắt. Khăn bandana nhuộm chàm đến từ DEADEND là mặt hàng bán chạy ngay từ khi ra mắt.

Ngoài ra, cảm hứng thiết kế cũng đến từ thời trang văn hóa - đời sống góp phần giúp DEADEN ghi điểm trong cộng đồng thời trang trẻ nội địa.

Chiếc túi nhuộm chàm của DEADEND. Chiếc túi nhuộm chàm của DEADEND.

Thương hiệu thành công thể hiện bản thân là những người trẻ Việt Nam có tiếng nói và quan tâm tới những vấn đề xã hội chung.

Theo L'OFFICIEL