Dưới đây là những chia sẻ về nhượng quyền F&B được anh Đỗ Duy Thanh, Founder & CEO FNB Director đề cập tại Hội thảo Khởi nghiệp Nhượng Quyền F&B Cơ hội & Rủi ro ngày 20/3/2021.

Những hệ thống phân phối và hình thức nhượng quyền F&B trên thị trường

Hệ thống phân phối nhượng quyền thường bao gồm các mô hình như sau:

- Master Franchise: Đại lý độc quyền phát triển nhượng quyền cho thương hiệu nhượng quyền, có thể trực tiếp phát triển hệ thống cửa hàng do mình sở hữu hoặc nhượng quyền cho các đối tác thứ 3.

- Area Development Franchise: Tự phát triển hệ thống cửa hàng nhượng quyền do mình sở hữu.

- Multi-unit Franchise: Nhượng quyền cùng lúc nhiều cửa hàng.

- Single-unit Franchise: Chỉ nhượng quyền một cửa hàng duy nhất.

Nhượng quyền F&B không hề "dễ xơi" như nhiều người vẫn nghĩ. Nhượng quyền F&B không hề "dễ xơi" như nhiều người vẫn nghĩ.

Trong khi đó, hình thức nhượng quyền lại là một vấn đề phức tạp hơn:

- Nhượng quyền mô hình toàn diện: Mọi định chuẩn mô hình từ sản phẩm dịch vụ đến không gian kiến trúc được chuyển giao từ bên nhượng quyền đến người nhận nhượng quyền.

Bên nhận nhượng quyền sẽ không được phép thay đổi bất kỳ yếu tố nào của mô hình khi chưa có sự đồng ý của bên nhượng quyền.

- Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện: Mô hình này khá phổ biến trong ngành F&B ở Việt Nam. Rất nhiều người nhượng quyền, chủ yếu là nhà sản xuất nguyên vật liệu đã mở rộng kênh phân phối của mình bằng việc nhượng quyền chuỗi cà phê, thực phẩm...

Các mô hình quán cà phê như Milano, E-coffee, Nova... bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền chủ động trong phát triển thực đơn vì thực tế họ quan tâm nhiều hơn đến việc bạn mua bột cà phê hơn là kiểm soát toàn bộ phương thức kinh doanh.

Điều này cho phép bên nhận nhượng quyền linh động thực đơn phù hợp với địa phương nhưng lại tạo ra sự thiếu đồng bộ toàn chuỗi.

- Nhượng quyền có tham gia quản lý: Hình thức này khá phổ biến trong ngành kinh doanh khách sạn, các bạn có thể thấy các thương hiệu rất nổi tiếng như Sofitel, Sheraton, Hyatt... đều triển khai mô hình này.

Đây là mô hình giúp đảm bảo chuỗi hoạt động hàng ngày theo đúng chuẩn mực của bên nhượng quyền.

- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: Đây là hình thức nhượng quyền mang tính cam kết và hành động cao vì chủ thương hiệu chấp nhận bỏ vốn vào cửa hàng nhượng quyền để kiểm soát hoạt động và cùng phát triển với đối tác nhận nhượng quyền.

Vốn góp phổ biến là phí nhượng quyền 1 lần cho 5 năm thay vì người nhượng quyền thu về như nguồn doanh thu thì họ sẽ để lại góp vốn trực tiếp vào dự án.

Hình thức nhượng quyền là một vấn đề khá phức tạp và quan trọng cho doanh nghiệp. Hình thức nhượng quyền là một vấn đề khá phức tạp và quan trọng cho doanh nghiệp F&B.

Cần cân nhắc điều gì khi khởi nghiệp nhượng quyền?

Trước khi triển khai việc gì cũng cần xem kỹ lại mục tiêu, và việc nhượng quyền cũng vậy.

Mô hình lý tưởng của bạn có giống với mô hình bạn đang nhượng quyền. Sau đó cần đánh giá kỹ về thương hiệu nhượng quyền vì cần hiểu rõ rằng không phải một thương hiệu có một vài chi nhánh là có thể dễ dàng nhượng quyền.

Hãy nghĩ về độ lớn thị trường, có lượng khách hàng đủ lớn để tới lượt bạn phục vụ không? Tần suất để sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn có cao không? Mô hình này liệu có phải chỉ là xu hướng nhất thời không?

Thêm vào đó, liệu bài toán tài chính được bên nhượng quyền cung cấp liệu có khả thi không? Bạn đã sẵn sàng trở thành khách hàng thân quen của ít nhất 2 cửa hàng trước khi mình định nhận nhượng quyền không?

Trước khi triển khai việc gì cũng cần xem kỹ lại mục tiêu, và việc nhượng quyền cũng vậy. Trước khi triển khai việc gì cũng cần xem kỹ lại mục tiêu, và việc nhượng quyền cũng vậy.

Mô hình nhượng quyền có thể đã chứng minh được khả năng thành công ở một số địa điểm nhưng điều đó không chắc chắn rằng sẽ thành công ở mọi địa điểm.

Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị kiến thức về đầu tư và vận hành nó, lên kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp và sẵn sàng bỏ thêm ngân sách truyền thông Marketing thu hút khách hàng chứ không phải tự tin ngồi đợi khách hàng đến cửa hàng.

Tóm lại, nhượng quyền F&B có những cơ hội và thách thức nào?

Khi tiếp cận ở 2 góc nhìn khác nhau là bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, bạn sẽ thấy cơ hội của người này có thể lại là thách thức của người kia và ngược lại.

Chính vì vậy, cả hai bên cần phải tương hỗ, đồng hành và có cam kết hành động thì mới mang lại sự phát triển bền vững được.

Cơ hội và thách thức đối với. Cơ hội và thách thức đối với bên nhượng quyền.

Cơ hội và thách thức đối với. Cơ hội và thách thức đối với bên nhận nhượng quyền.

Theo FnB Director