Truyền thống cho ra ly rượu vang với pha lê chì

Khi thương lái người Anh George Ravenscroft phát hiện ra phương thức chế tác pha lê năm 1674.

Ông đã tạo nên một sản phẩm hấp dẫn có sức trường tồn hàng trăm năm.

Ngày nay, thị trường ly uống rượu làm bằng pha lê có doanh thu 121 triệu đô-la Mỹ toàn cầu.

null
Pháp là quốc gia xuất khẩu lớn nhất, theo Cơ quan Giám sát Đa dạng Kinh tế (OEC) ghi nhận.

Theo truyền thống, pha lê được tạo ra khi chì oxit (lead oxide) được thêm vào thủy tinh.

Sản phẩm được tạo ra trong vắt, phản chiếu ánh sáng lung linh, có âm thanh vang vọng hơn so với thủy tinh truyền thống.

null
Do đó, pha lê ngay lập tức được yêu thích để chế tác các loại ly tách và bình uống rượu.

Quy trình chế tác những ly pha lê sang trọng và đẳng cấp

Từ năm 1674 đến nay, quy trình chế tác pha lê không thay đổi nhiều.

Để tạo ra pha lê, chì oxit (PbO) sẽ được thêm vào quy trình chế tác thủy tinh.

Pha lê chứa chì mềm hơn khi so với thủy tinh.

null
Tính chất này tạo điều kiện để khắc nên những hình thù phức tạp trên chiếc ly hay bình.

Từ đó tạo ra nhiều góc cạnh tăng cường khuếch tán ánh sáng.

Theo quy định truyền thống, sản phẩm phải chứa tối thiểu 24% lượng chì oxit thì mới được phép gọi là pha lê.

Một số nhà sản xuất thậm chí cho đến 30% chì oxit.

Sở dĩ pha lê mau chóng được người tiêu dùng mau chóng đón nhận vì nó khiến cả năm giác quan ta được “say” khi uống rượu.

Pha lê có chỉ số khúc xạ cao hơn so với thủy tinh thông thường.

Do đó, ly uống rượu bằng pha lê tạo cảm giác “đã” con mắt, thật hợp để đi đôi với chất men say lòng bên trong.

Chì khiến pha lê nặng hơn thủy tinh, do đó khi cầm cũng “sướng” tay hơn.

Khi cụng ly bằng pha lê cũng tạo tiếng vang lanh canh kéo dài tạo cái “đã” cho lỗ tai.

Pha lê chì - Mối nguy hiểm tiềm tàng len lỏi trong những bữa tiệc thưởng rượu

Từ hàng trăm năm, pha lê đã trở thành biểu tượng ăn uống sang trọng của giới thượng lưu.

Những thương hiệu như Lalique, Baccarat, St.Louis, Waterford với tuổi đời hàng trăm năm nay vẫn còn tồn tại và được trọng vọng.

Tuy nhiên, vào thập niên 1990, các nhà khoa học cảnh báo rằng sử dụng pha lê để uống rượu có khả năng gây ngộ độc chì.

Các nghiên cứu độc lập áp dụng phương thức sau để thử nghiệm khả năng bị nhiễm chì từ pha lê:

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng một số các thức uống thông dụng như rượu vang đỏ, rượu vang trắng, và dung dịch giấm acetic 4%.

Sau đó, họ đặt vào trong bình đựng (decanter) bằng pha lê.

Các nhà khoa học nghiên cứu nồng độ của chì trong dung dịch sau những khoảng cách thời gian nhất định.

Nghiên cứu cho thấy rằng sau 2 ngày, hàm lượng chì bị nhiễm là 89 microgram.

Sau 4 tháng thì lên đến từ 2000 đến 5000 microgram. Còn nếu rượu được đựng trong bình pha lê lên đến 5 năm thì con số này khủng hơn gấp nhiều lần, cụ thể là 20.000 microgram.

Để so sánh, hãy biết rằng hàm lượng chì an toàn mà cơ thể có thể hấp thụ chỉ 15 microgram/lít nước!

Đây là con số chính thức từ Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.

Điều các nhà khoa học cũng ghi nhận rằng, bình tiếp xúc với chất lỏng càng lâu thì hàm lượng chì càng bị “thất thoát” từ bề mặt pha lê.

Do đó tỉ lệ chì nhiễm vào chất lỏng giảm dần theo thời gian.

Như vậy, các nghiên cứu khoa học kết luận rằng:

Nếu bạn chỉ dùng ly pha lê để uống rượu trong một bữa ăn, sau đó rửa ngay, thì thời gian ngắn ngủi này không đủ để cơ thể bị nhiễm chì nặng.

null
Tuy nhiên, nếu dùng bình pha lê chứa rượu hàng tháng dài, thì hãy suy nghĩ lại.

Và không chỉ rượu, mà bất kỳ chất lỏng gì tiếp xúc với bình pha lê cũng có thể nhiễm chì.

Sự xuất hiện của pha lê không chì “đập tan” mối lo ngại về sức khỏe cho người tiêu dùng

Việc ngộ độc chì có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thần kinh, và đặc biệt có hại cho trẻ nhỏ.

Dù các nhà khoa học trấn an rằng để chất lỏng tiếp xúc với pha lê trong một thời gian ngắn không có gì gây nguy hiểm, thì California thiết lập Dự luật 65 (Proposition 65) – dự luật về quyền nước sạch và chống hóa chất có hại – yêu cầu các nhà chế tác pha lê dán nhãn “sản phẩm có chứa hóa chất dẫn đến khả năng gây bệnh”.

Đây là một trong những lý do khiến pha lê chứa chì trở nên thất thế trong thị trường.

Cũng nhờ điều luật này mà các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng tìm ra sản phẩm kế nhiệm, pha lê không chì.

Sản phẩm này có tính chất giống với pha lê nguyên thủy, nhưng thay thế chì oxit với các kim loại khác – có thể là bari oxit, kẽm oxit hoặc kali oxit.

null
Schott Zwiesel từ Đức thì làm ra loại pha lê không chìa chứa titan và zircon, cũng là loại pha lê duy nhất được đăng ký bản quyền.

Một chất liệu khác cũng được ưa chuộng để thay thế pha lê có chì là thủy tinh borosilicate.

Pha lê không chì vẫn long lanh, vẫn say đắm lòng người, và không khiến chúng ta phải e ngại khi đựng rượu trong một thời gian dài.

Một số thương hiệu pha lê không chì cao cấp: Georg Jensen (Hà Lan), Mikasa (Mỹ), Riedel (Áo), Ravenscroft (Ba Lan), Moser (Tiệp Khắc), Schott Zwiesel (Đức).

Cách phân biệt pha lê có chì và pha lê không chì dành cho các “tín đồ” rượu vang

1. Độ lấp lánh

Pha lê chì có độ lấp lánh, tinh khiết và có độ tán xạ hơn pha lê không chì rất nhiều.

Khi chiếu dưới ánh mặt trời, pha lê có chì sẽ có độ tán sắc và lấp lánh tán xạ 7 màu.

Bên cạnh đó, pha lê không chì sẽ thấy được độ trong suốt và lấp lánh mà không có tán xạ dưới ánh sáng.

2. Trọng lượng

Pha lê có chì sẽ có khối lượng nặng hơn pha lê không chì.

Các sản phẩm pha lê có chì thường sẽ chắc tay hơn pha lê không chì.

Cách dễ dàng để nhận biết chính là so sánh trọng lượng của 2 khối pha lê có chì và không chì, ta sẽ thấy pha lê có chì có trọng lượng nặng hơn pha lê không chì.

3. Âm thanh

Một mẹo để phân biệt pha lê có chì và không chì chính là âm thanh phát ra khi gõ nhẹ vào pha lê.

Pha lê có chì sẽ có tiếng vang trong, thanh và ngân dài hơn.

Ngược lại, pha lê không chì sẽ có tiếng vang ngắn và trầm hơn rất nhiều.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về loại pha lê mới - Pha lê không chì và 3 cách cơ bản để phân biệt các sản phẩm pha lê có chì và pha lê không chì.

Giờ đây, các “tín đồ” rượu vang sẽ thoải mái thưởng rượu mà không còn lo nghĩ nhiều về chất lượng của chính ly rượu mình cầm trên tay nữa!