Đổi mới tổ chức luôn được coi là một công cụ mạnh mẽ để duy trì lợi thế cạnh tranh và cung cấp giá trị cao cho khách hàng.
Để làm được điều này, đòi hỏi ở người lãnh đạo một tư duy biến đổi đột phá.
Bài viết này sẽ làm rõ tầm quan trọng của lãnh đạo đột phá và những yếu tố thúc đẩy tố chất đột phá cho nhà lãnh đạo.
Lãnh đạo đột phá - Transformational Leadership là gì?
“Đột phá” là những sự thay đổi lớn tạo nên những bước chuyển biến mới, mạnh mẽ.
Lãnh đạo đột phá là người hiểu về chính bản thân mình, họ vượt qua giới hạn bản thân và chinh phục mục tiêu phát triển mang tính đột phá về phương diện nghề nghiệp lẫn cuộc sống.
Họ biết cách truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên xây dựng văn hóa làm việc sáng tạo.
Họ làm cho nhân viên sẵn sàng đối phó với bất kỳ sự không chắc chắn nào bằng sự đổi mới và lòng dũng cảm.
Vai trò của nhà lãnh đạo đột phá là tạo ra nhiều nhà lãnh đạo hơn chứ không phải những người theo sau.
Một tổ chức tạo ra kết quả tuyệt vời, phát triển và đổi mới cho thấy rằng người đứng đầu nhóm đó là một nhà lãnh đạo xuất sắc.
Tỷ phú Warren Buffett được xem là một ví dụ điển hình về nhà lãnh đạo đột phá.
Bằng cách truyền cảm hứng cho các nhân viên của mình thấy cùng một tầm nhìn và phấn đấu hướng tới nó, Buffett đã có thể phát triển doanh nghiệp của mình.
Khi tiếp quản Berkshire Hathaway, một doanh nghiệp đang trên bờ phá sản, Buffett đã nhìn ra tiềm năng mà công ty này sẽ có được.
Ông đã hình dung ra trạng thái lý tưởng của công ty và đặt ra mục tiêu để cuối cùng công ty đạt được điều đó.
Những triết lý biến đổi của ông đã giúp ông đưa Berkshire Hathaway từ thất bại đến thành công.
Một ví dụ tiêu biểu khác về lãnh đạo đột phá là bậc thầy truyền cảm hứng Anthony Robbins, người thường được biết đến với danh xưng Tony Robbins.
Robbins được biết đến thông qua các tác phẩm, hội thảo về chủ đề self-help, bao gồm sách “Đánh thức năng lực vô hạn” (xuất bản năm 1987) và “Đánh thức con người phi thường trong bạn” (xuất bản năm 1993).
Tuy nhiên, ít người biết ông từng xuất thân trong gia đình không hoàn hảo và từng mắc bệnh u não.
Nhưng Robbins đã vươn lên bằng ý chí phi thường và tầm nhìn xuất chúng để trở thành một doanh nhân, tác giả, chuyên gia coaching, diễn giả và nhà từ thiện có sức ảnh hưởng trên toàn cầu.
Trong ba thập kỷ qua, Tony Robbins đã giúp hàng triệu người trên thế giới đạt được sự đột phá trong tư duy.
Ông đã cố vấn cho các doanh nhân Mỹ như Peter Guber, Steve Wynn và Marc Benioff.
Ông được Accenture vinh danh là một trong "50 trí thức kinh doanh hàng đầu" và một trong "200 chuyên gia kinh doanh hàng đầu" của Harvard Business Press.
Vì sao cần khuyến khích lãnh đạo đột phá trong bối cảnh hiện nay?
Thời đại ngày nay, chuyển đổi kỹ thuật số lên ngôi và các xu hướng liên tục thay đổi, khó đoán định.
Quy mô thị trường chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 469,8 tỷ USD vào năm 2020 lên 1009,8 tỷ USD vào năm 2025.
Dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp là 16,5%.
Các nhà lãnh đạo phải có phong cách lãnh đạo bền vững để đối mặt và thích ứng với những thách thức trong thời đại VUCA này.
Lãnh đạo đột phá cần có tầm nhìn xa và nhanh nhẹn, họ hiểu nhu cầu và sự không chắc chắn của tương lai.
Họ cần phát huy tư duy khác biệt để tự lãnh đạo chính bản thân mình.
Từ đó họ truyền động lực tới cả tập thể và đem đến những kết quả đột phá.
Phát triển vượt trội với 5 đòn bẩy thúc đẩy lãnh đạo đột phá.
Đây cũng chính là những nội dung chính trong chương trình Lãnh đạo tạo đột phá (Transformational Leadership-TL) được thiết kế bởi Dale Carnegie.
Lãnh đạo đột phá không nhất thiết chỉ cần có trong công việc mà trong cuộc sống cũng cần.
Nhà lãnh đạo giỏi cần xác lập hướng đi và khả năng của mình dẫn dắt đội ngũ hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất.
Có một điểm chung giữa Warren Buffett và Anthony Robbins mà ít ai biết đến.
Họ đều là những học viên của Chương trình Lãnh Đạo Tạo Đột Phá (Transformational Leadership - TL) tổ chức bởi Dale Carnegie.
Đây là chương trình cốt lõi và lâu đời nhất của Dale Carnegie. Điểm khác biệt của chương trình này đó là mô hình biến đổi.
Mô hình này giúp học viên có thể tạo ra sự thay đổi trong cảm xúc, tư duy và hành vi biểu hiện trong những tình huống thực tiễn được cam kết.
Trong vòng 110 năm qua, chương trình này đã có hơn 9 triệu học viên trên toàn thế giới.
Nhiều người trong số họ đạt được thành công trong mọi lĩnh vực trong công việc và cuộc sống, trong đó có 2 doanh nhân, nhà lãnh đạo kiệt xuất kể trên.
Qua thời gian đào tạo đó Dale Carnegie rút ra được những điều làm nên lãnh đạo đột phá là:
Tự tin; Đối nhân xử thế; Giao tiếp thuyết phục và truyền cảm hứng; Lãnh đạo bản thân; Kiểm soát căng thẳng và thái độ tích cực.
Tự tin là “hoa tiêu” của hành trình lãnh đạo đột phá
Trong suốt quá trình thực hành lãnh đạo đột phá, xây dựng sự tự tin là một bước quan trọng không thể bỏ qua.
Phẩm chất này phải được nhà lãnh đạo thúc đẩy một cách nhất quán cho nhân viên để truyền cảm hứng cho sự thay đổi hành vi.
Sự tự tin từ cấp trên sẽ ghi dấu ấn mạnh trong lòng những người xung quanh và truyền cảm hứng về sự tự tin cho họ.
Ở chiều ngược lại, sự thiếu tự tin không chỉ kìm hãm cá nhân mà còn khiến toàn bộ nhóm không đạt được thành tích tốt nhất.
Vậy nên lãnh đạo cần tự tin lan tỏa sự tự tin đó tới toàn bộ các cá nhân trong đội nhóm, doanh nghiệp.
Giỏi đối nhân xử thế làm nên lãnh đạo đột phá
Hành vi, thái độ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng cho thành công của mỗi con người.
Trong công tác lãnh đạo, ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới cần tuân theo một quy tắc ứng xử chuẩn mực để đạt mục đích giao tiếp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
Làm thế nào để hài hòa các mối quan hệ, tạo ra điểm chung giữa những người trong tập thể để cùng nhau gắn kết và làm việc là cả một nghệ thuật.
Vì thế, đối nhân xử thế cần được xem là đòn bẩy then chốt trong "đột phá" của nhà lãnh đạo.
Bởi điều này thể hiện khả năng xây dựng mối quan hệ vững chắc dựa trên lòng tin và sự tôn trọng trong công việc và cuộc sống.
Từ đó sẽ giúp nhà lãnh đạo tạo thêm các mối quan hệ hữu ích và gia tăng giá trị cho bản thân.
“Đế chế” của Warren Buffett có đến 360.000 nhân viên.
Với số lượng nhân viên khổng lồ, tỷ phú cho biết mình không quản lý họ bằng hàng tá quy định mà chủ yếu dựa vào các quy tắc về hành vi.
Cách đối nhân xử thế của ông đã khiến công ty trở nên lớn mạnh và đạt doanh thu lên tới 245,5 tỷ USD vào năm 2020.
Giao tiếp thuyết phục và truyền cảm hứng - nghệ thuật lãnh đạo hiệu quả
Người lãnh đạo sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với đối tác, khách hàng, nhân viên cấp dưới.
Đó là lý do họ cần giao tiếp mạch lạc, rõ ràng để từ đó thuyết phục và truyền cảm hứng cho người nghe.
Nhà lãnh đạo giỏi là người thuyết phục được người khác tin tưởng và làm theo những tầm nhìn chiến lược và định hướng của mình.
Điều khó của một nhà lãnh đạo không phải ở chỗ nói được ra những gì luôn đúng mà phải khiến người khác tin tưởng, làm theo những kế hoạch mạo hiểm.
Thuyết phục không đơn thuần là sự ép buộc và ra lệnh mà đó là nghệ thuật của khả năng thương thuyết và thu phục.
Khiến người khác từ sự không đồng ý đến đồng ý, từ nghi ngờ đến hoàn toàn tin tưởng, từ không dám thành dám.
Đó mới chính là tài năng của nhà lãnh đạo.
Cả Tony Robbins và Warren Buffett đều cho rằng đầu tư vào nghệ thuật giao tiếp với những người xung quanh, đặc biệt là trước công chúng là điều mọi người nên làm.
Bởi chỉ khi đủ tự tin và có những kỹ năng cần thiết để thuyết phục người khác, bạn mới có cơ hội tìm kiếm sự thành công.
Tiên phong lãnh đạo bản thân để trở thành nhà lãnh đạo đột phá
Trước khi lãnh đạo người khác thì điều đầu tiên cần làm là lãnh đạo chính mình.
Lãnh đạo bản thân được hiểu một cách đơn giản là bạn có thể quản lý, làm chủ được bản thân theo các nguyên tắc nhất định.
Quan trọng nhất là người lãnh đạo xác định được các bước thực hiện để hoàn thành mục tiêu đó.
Người lãnh đạo biết làm chủ bản thân là người biết rõ điểm mạnh để gia tăng sự tự tin và khắc phục những điểm yếu.
Họ biết rõ những giá trị mình theo đuổi và có tính kỷ luật cao nhằm tăng thêm sức mạnh của bản thân.
Lãnh đạo bản thân là lãnh đạo khó nhất vì chúng ta thường rất dễ nuông chiều bản thân chúng ta mỗi ngày.
Kiểm soát căng thẳng và thúc đẩy thái độ tích cực để đến gần hơn với vai trò lãnh đạo đột phá
Lãnh đạo một doanh nghiệp là người luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ phía khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, v.v.
Vì vậy, căng thẳng và mệt mỏi sẽ là hai trạng thái quen thuộc khi bạn trở thành nhà lãnh đạo, quản lý.
Người lānh đạo đột phá sẽ phân biệt rõ ràng giữa căng thẳng tích cực và tiêu cực, duy trì một sự cân bằng giữa thái độ và hành vi hiệu quả và không hiệu quả.
Từ đó, họ có thể kiểm soát căng thẳng và cảm xúc của bản thân, xây dựng được thái độ điềm tĩnh trong công việc nhằm không ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Kiểm soát được điều này cho thấy họ đã thành công trong việc lãnh đạo chính bản thân mình.
Chương trình Lãnh Đạo Tạo Đột Phá® cùng các chương trình khác của Dale Carnegie đã góp phần tạo dựng thành công và làm nên tên tuổi của các nhà lãnh đạo nổi tiếng như Warren Buffett, Lee Anthony Robbins và nhiều tên tuổi khác.
Chương trình từ Dale Carnegie sẽ tập trung vào khía cạnh năng lượng và hướng nhà lãnh đạo trở thành một người lãnh đạo “truyền lửa” mạnh mẽ hơn.
Sau chương trình lãnh đạo sẽ thấy mình là một tấm gương truyền cảm hứng thông qua chủ động và đổi mới.
Lời kết
Bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng cần phải có lãnh đạo ở nhiều cấp bậc khác nhau.
Tuy nhiên, lãnh đạo đột phá tạo nên những sự phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp.
Trở thành lãnh đạo đột phá là điều có thể học hỏi được.
Chương trình Lãnh Đạo Tạo Đột Phá với bề dày 110 năm kinh nghiệm sẽ góp phần tôi luyện chủ doanh nghiệp trở thành những vị lãnh đạo tài ba như Warren Buffett hay Anthony Robbins.