Gần tám năm qua, mỗi khi tan làm ở trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Thái Nguyên, anh Khoa đều có thói quen ghé vào các điểm thu mua phế liệu. 

Hình ảnh anh Khoa ăn mặc lịch sự rồi vùi mình trong đống đồ đổ nát đã trở nên quen thuộc với người chủ vựa phế liệu.


null

Anh Khoa miệt mài tìm phế liệu cho các tác phẩm của mình.

Niềm đam mê làm chủ những chú robot, sưu tầm côn trùng bị vùi lấp trong vòng xoáy sự nghiệp nay đã được trỗi dậy nhờ lần tình cờ anh Khoa xem trên mạng các sản phẩm do người nước ngoài chế tạo bằng kim loại. 

"Đây đúng là những sản phẩm mình mơ ước chế tác được." anh nghĩ và bắt tay thực hiện ngay.

Việc theo đuổi đam mê của Khoa lại làm bố mẹ và vợ thất vọng vì ngày ngày, những đồ người khác mang bỏ đi thì anh lại mang về nhà rồi trưng bày khắp nơi.

"Sao lại phí thời gian đi nghịch mấy thứ đồng nát như trẻ con thế này", bố Khoa phàn nàn và những chủ vựa phế liệu cũng không là ngoại lệ. Họ bật cười, cảm thấy ái ngại, khi thấy chàng thanh niên trẻ tuổi này luôn tìm hỏi mua những thứ vứt đi. 

Mọi người càng không hiểu anh, anh càng ra sức chứng minh cho mọi người thấy thái độ làm việc nghiêm túc của anh. Có những buổi đang ăn cơm, hay thậm chí đang ngủ, cứ có ý tưởng là anh bật dậy làm.

Chỉ với một chiếc khoan cầm tay cùng những vật dụng đơn giản, anh Khoa dành hầu hết các buổi tối và hai ngày cuối tuần để mày mò, làm việc. Nhưng đam mê thôi là chưa đủ, anh Khoa cũng phải đau đầu trong việc tìm ý tưởng và các vật liệu phù hợp. 


null


Anh Khoa tìm tòi, nghiên cứu cách chế tác tác phẩm từ đống đồ bỏ đi.

Có những ngày anh chỉ ngồi ngắm, lắp thử các vật liệu xem chúng có cấu tạo ra được sản phẩm như ý anh mong muốn hay không.

Từ những buổi quan sát thực tế và nghiên cứu hình ảnh trên Internet, anh Khoa nghĩ ra các ý tưởng cho riêng mình. Nhiều hôm đi dạo quanh vườn, bắt gặp một con côn trùng đẹp mắt, anh liền quan sát chúng thật kỹ từ hình dạng, dáng vẻ và hành động để lưu vào "kho" ý tưởng của anh.

Khi gặp những chi tiết khó, lần thứ nhất hỏng, tôi dặn mình phải kiên trì. Lần thứ hai lại hỏng, tôi tự nhủ phải kiên trì mới thành công được. Lần thứ ba hỏng, thay vì dặn mình kiên trì, tôi tư duy lại phương pháp", ông bố hai con chia sẻ.

Các sản phẩm của anh chỉ tuân theo một tiêu chí: không hàn, không gắn keo, chỉ kết nối các chi tiết bằng ốc và có thể tháo rời từng bộ phận. Hơn nữa, anh cũng không phun hay sơn chỉ vì anh tôn trọng màu sắc nguyên bản của vật liệu.

Có những con côn trùng khiến anh mất vài tuần để hoàn thiện. Khi đủ bộ sưu tập ưng ý, anh đăng tải lên mạng xã hội và được rất nhiều người yêu thích, thậm chí có người hỏi mua. Và cho đến lúc này, gia đình anh mới tin đam mê của anh không phải điều vô nghĩa.


null

Con bướm được chế tác từ phế liệu. 

Bụng con ngựa anh làm từ cán muôi, bánh răng là họa tiết cánh bướm rồi mắt con vật là đai ốc mũ. Đuôi chuồn chuồn được tạo bởi ăng ten của radio bỏ đi.

Đây là chú robot cao 22cm mà anh giảng viên từng mơ ước hồi bé. Tác phẩm này đã lấy mất 5 tháng của anh Khoa và được ghép nên từ 100 chi tiết khác nhau, gồm 36 khớp để thay đổi tư thế, dáng vẻ.


null

Robot ước mơ của anh hồi bé.

Xe máy hỏng, gọng kính, ổ cứng máy tính, chiếc kim phun xăng của bộ chế hòa khí xe máy, động cơ xe, tất cả những phế liệu trên đều được anh Khoa "phù phép" tạo nên chú robot.

"Sau gần 8 năm, tôi đã chứng minh được cho gia đình những việc mình làm không phải thú chơi nhất thời mà là đam mê, nhiều sản phẩm được đón nhận. Bây giờ, một tháng tôi mua đến gần chục triệu đồng phế liệu về nhà, nhưng không ai trách nữa", anh nói.

Theo VNExpress