Đầu thế kỉ 20: Từ 1910 đến 1919

Đầu thế kỉ 20, đàn ông thường mặc những bộ suit “trung lưu” có nguồn gốc từ Anh, được may đo sơ sài hơn và có độ dài lớn hơn so với những bộ suit cao cấp đương thời.

Cũng trong giai đoạn này, khái niệm “3 mảnh” trong những bộ suit bắt đầu hình thành với việc kết hợp giữ áo ghi-lê (waistcoat), áo vest (suit jacket) cùng áo sơ mi có cổ.

Đàn ông trong thời điểm này mặc suit gần như mọi lúc. Buổi sáng, họ mặc những chiếc suit jacket có chất liệu và những đường may đơn giản rồi kết hợp chúng với một chiếc quần họa tiết kẻ sọc. 

2-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-vintagedancer

Buổi tối, những bộ suit có họa tiết sẫm cùng chất liệu cứng cáp hơn là sự lựa chọn của đa số nam giới.

Bên cạnh đó, các quý ông thuộc tầng lớp thượng lưu thường thay đổi trang phục nhiều lần trong ngày.

Vào những năm 1910s, những chất liệu vải nhẹ và mỏng được ưa chuộng.

Cho đến đầu những năm 1920s, phong cách thời trang nam đấy vẫn phổ biến nhưng khác ở chỗ phần nút được may cao hơn và những chiếc quần được thiết kế vừa vặn hơn. 

Những chiếc áo sơ mi trong gian đoạn này thường có màu phấn và có cổ tròn, đôi lúc có thể tháo rời để tiện lợi hơn trong việc kết hợp với các loại trang phục khác.

Đi kèm trong một bộ đồ suit là những chiếc mũ phớt hoặc mũ boater cùng những đôi boost 2 tông màu. Điều này đã tạo nên quy chuẩn trong việc mặc suit cho đến tận ngày nay. 

1920 đến 1929

Kỉ nguyên nhạc Jazz phát triển, Đệ Nhất Thế Chiến vừa kết thúc và Hollywood ra đời đã kiến cho đàn ông trong giai đoạn này trở nên yêu đời và lạc quan hơn.

Họ bắt đầu diện những bộ suit có màu sáng với kích cỡ rộng rãi, điều mà ở thập niên trước đó không thường gặp.

3-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-theindependent

Trong vài năm tiếp theo, những chất liệu mềm và nhẹ vẫn tiếp tục được ưa chuộng và sử dụng vào các mẫu áo sơ mi.

Tất nhiên, đa số chúng đều có màu sắc sặc sỡ, đôi khi còn có màu phấn và đồng thời, phần cổ áo cũng dần chuyển từ cổ tròn sang cổ nhọn và phổ biến cho đến ngày nay.

Nếu như trong thập niên trước, những chiếc mũ phớt hoặc mũ beret là một item cần phải có trong các bộ suit thì sang đến thời kì này, chúng trở nên phổ biến đến mức nó đã trở thành món phụ kiện bắt buộc trong phong cách thời trang nam giới ở mọi lúc mọi nơi.

1930 đến 1939

Cuộc đại suy thoái 1929 đã khiến nhiều ngành công nghiệp trên thế giới rơi vào khủng hoảng, trong đó có thời trang.

Lúc này, người ta buộc phải cắt giảm công đoạn và tái cấu trúc lại cách thiết kế các trang phục cho nam giới để có thể giảm chi phí sản xuất.

Cũng trong thời kì này, truyện tranh bắt đầu được ra đời và kì lạ thay, phong cách thời trang của nam giới dần bị ảnh hưởng bởi hình bóng của Superman.

Với việc mặc theo tạo hình của những nhân vật này, các bộ suit dần được thiết kế lại với phần eo thon gọn cùng phần vai áo rộng ra.

Ngoài ra, phần ve áo trong thời gian này thường được làm nhọn để thể hiện sự gai góc của phái mạnh.

2-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman                 

Giữa thế kỉ 20 : Từ 1940 đến 1949

Công bằng mà nói thì đây chính là thập niên cuối cùng đại diện cho hình ảnh quý ông lịch lãm và cổ điển.

Dưới bối cảnh Đệ Nhị Thế Chiến, sự phân phối chất liệu may mặc bị kiểm soát và ảnh hưởng rất nhiều đến thời trang.

Mọi sự hào nhoáng và bóng bẩy trong phong cách ăn mặc của nam giới vào thời kì này gần như bị loại bỏ.

Nếu có ai đó mặc một bộ trang phục đắt tiền, chắc chắn mọi người sẽ nhìn họ với ánh mắt dành cho một kẻ “ăn lời” trên lợi ích của dân tộc.

1-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman

Vì vậy, đàn ông bắt đầu tìm đến những bộ suit tối giản hơn.

Ở những nước tham gia chiến tranh, nam giới thường sẽ cố làm cho bản thân trông khắc khổ nhất có thể khi được ngồi nhà và không phải gia nhập quân đội.

Tất nhiên, do sự thiếu thốn chất liệu vải đã dần đến việc zoot suit không còn được ưa chuộng như trước.

1950 đến 1959

Vào đầu thập kỷ này, phong cách thời trang nam giới vẫn rất đơn giản. Hầu hết đàn ông đều chuộng những bộ trang phục làm từ chất liệu flannel tối màu vị sự thoải mái của chúng.

Vẫn có một số người mặc suit nhưng lúc này, miếng đệm vai trên những chiếc áo khoác đã bị loại bỏ đồng thời những chiếc cổ áo cũng ít được quan tâm hơn.

1-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-vintageeveryday

1960 đến 1969

Đối với nhiều người, phong cách thời trang nam thập niên 60 quả thực là một cuộc cách mạng.

Trang phục trang trọng đã được thay thế bằng áo sơ mi mỏng với họa tiết hoa cùng vạt áo rộng hơn và quần ống loe.

2-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-cellcode

Những bộ suit truyền thống rất ít khi được thấy trong những năm 60, ngoài việc được ưa chuộng bởi đối tượng trung niên thì những người trẻ chỉ mặc những bộ suit có thiết kế mới hơn và được may bó sát với cơ thể.

1-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-esquire

Cuối thế kỉ 20: Từ 1970 đến 1979

Những năm 70 của thế kỉ 20 đánh dấu thời kì điên rồ trong phong cách thời trang nam nói riêng và thời trang thế giới nói chung.

Những thiết kế cũng như những lời nói đùa về thời trang vào thập niên trước đó trở thành sự thật và được nhiều người đón nhận.

3-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-pulptastic

1980 đến 1989

Vẫn là thời kì của thời trang vừa vặn, tuy nhiên, phong cách thời trang những năm 80 không còn kì quặc như thập niên trước nữa.

Trang phục thường thấy trong giai đoạn này đó là những chiếc áo thun thể thao năng động, các mặt hàng của hãng thời trang NFL và những chiếc quần sweatpants.

Ngoài ra, những đôi giày thể thao cũng trở nên cực kì phổ biến và vượt mặt những đôi giày tây.

1-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-Nordstrom

1990 đến 1999

Thời kì này đánh dấu sự thay đổi lớn trong phong cách ăn mặc của nam giới. Họ dần rũ bỏ những thứ đã từng được mặc lên người trong 3 thập niên trước đó và diện những món đồ giản dị hết mức có thể.

Chủ nghĩa ăn mặc tối giản cũng dần hình thành trong thời kì này.

Sự giản dị trong phong cách ăn mặc của thập niên 90 dẫn đến sự phổ biến của các món thời trang như những chiếc áo khoác da, áo flannel và những chiếc quần baggy denim

1-phong-cach-thoi-trang-nam-the-trend-spotter

Những năm đầu của thế kỉ 21

2000 đến 2009

Đầu những năm 2000 đã chứng kiến một làn sóng thứ hai trong phong cách thời trang nhanh (fast-fashion).

Vì sự toàn cầu hóa đang gia tăng, các nhà thiết kế có thể thoải mái giảm chi phí bằng cách gia công từ những nơi khác.

Một số thương hiệu thậm chí đã trở nên nổi tiếng bởi việc bắt chước theo cách thiết kế của những trang phục trên sàn diễn.

1-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-highsnobiety

2010 đến 2019

Đầu những năm 2010 chứng kiến ​​một trong những cuộc “phục hưng” lớn nhất trong phong cách retro những năm 1920.

Bên cạnh đó, thời trang đã trở nên tùy biến hơn nhờ vào việc giá cả ngày càng hợp lý. Với sự bùng nổ của Internet, bạn có thể đặt hàng gần như bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu với nhiều tùy chọn riêng biệt được tích hợp.

1-phong-cach-thoi-trang-nam-highsnobiety

1-phong-cach-thoi-trang-nam-elleman-quartz

Lời kết

Có rất nhiều sự thay đổi trong phong cách thời trang nam trong vòng hơn 100 năm qua. Có những xu hướng mang tính đột ngột và nhất thời, cũng có những xu hướng trường tồn qua nhiều năm.

Tuy nhiên, tựu chung lại, tất cả đã cho thấy một quy luật tất yếu của thời trang, rằng nó luôn thay đổi để phù hợp với bối cảnh xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử.

Theo ELLE Man