PR (Quan hệ công chúng) là khái niệm trở nên khá phổ biến nhưng bản chất thực sự của nó thì không phải chủ doanh nghiệp nào cũng biết.
Rất nhiều người làm kinh doanh hiện nay đã có những nhận thức sai lầm về PR và chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa PR với Marketing.
Nhận thức sai lầm này dẫn gây ra nhiều hạn chế trong việc kết nối và chinh phục đến khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Một vài nhận định sai về PR những người làm kinh doanh thường mắc phải
- PR bị đánh đồng với Marketing hoặc quảng cáo
Có một lầm tưởng cực kỳ phổ biến về PR chính là PR và Marketing hoặc quảng cáo là một.
Từ những hiểu sai về bản chất, hoạt động PR bị đánh giá thấp tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Trên thực tế, PR giúp cải thiện hình ảnh của thương hiệu và doanh nghiệp trở nên tích cực hơn trong tâm trí khách hàng.
Ngoài ra, người làm PR có thể tạo nên một thông điệp tích cực và những giá trị của doanh nghiệp đến với khách hàng.
- PR là nói những lời nói không thật nhằm chiếm tình cảm công chúng
Đại bộ phận thường cho rằng PR là những người giúp “đánh bóng” thương hiệu.
Tuy nhiên, thực tế chính những người hoạt động PR sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp phân tích sâu về khách hàng.
Từ đó có thể đưa ra các chiến lược để mang thông tin đến khách hàng theo cách họ muốn, không phải doanh nghiệp kỳ vọng.
Ngoài ra, người làm PR có thể giúp chính doanh nghiệp khai thác nhiều hơn những giá trị, nội dung ý nghĩa, hữu ích của doanh nghiệp để chia sẻ tới khách hàng bao gồm cả khách hàng hiện hữu và tiềm năng.
Một doanh nghiệp đã có những nhân tố như: sự tin cậy, sự lãnh đạo, có thành tích và mục tiêu - những giá trị thực tạo nên một câu chuyện có sức hút với khán giả.
PR sẽ giúp mang những điều này đến với công chúng nhằm quảng bá thương hiệu, tạo nên hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp và xây dựng sự gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Và ngược lại, một doanh nghiệp có tiềm năng nhưng lại không có bất kỳ yếu tố nào có giá trị đối với khách hàng từ bên trong thì dù là người làm PR giỏi nhất cũng không thể nào xác định hoặc hiểu chính xác giá trị mà doanh nghiệp đang hướng tới là gì.
PR là một phương tiện truyền thông lan truyền (earned media)
Khác với quảng cáo và các hoạt động khuyến mãi và PR cũng không phải bán hàng.
Trước tiên, doanh nghiệp cần tập trung vào hoạt động quảng cáo, khuyến mãi cùng với một số hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu.
Song song đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng một khía cạnh tích cực để khách hàng có thể tin tưởng, tin dùng và mong muốn tìm kiếm nhiều hơn về doanh nghiệp.
PR phương tiện “lan truyền” thông tin đến công chúng, để làm được điều đó doanh nghiệp phải cho đi những gì mà công chúng quan tâm và muốn nhắc tới.
Những điều cần biết khi lựa chọn và sử dụng PR
Khi doanh nghiệp đã hoàn thành những bước tiến đầu tiên và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của bạn đến công chúng, doanh nghiệp có thể áp dụng những cách sau để đạt mục tiêu tốt nhất
1. Tìm đúng người, tốt nhất là người có hiểu biết về kinh doanh và Startup
Ví dụ, công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử và thuê công ty PR với ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này, doanh nghiệp không nên quá kỳ vọng vào những kết quả sẽ đạt được và nếu như có bất kỳ sai lầm nào thì đó không hẳn là lỗi của người làm PR.
Doanh nghiệp là người quyết định và chi trả khi sử dụng vì thế doanh nghiệp phải tìm hiểu rõ đâu là công ty PR phù hợp nhất và mang lại kết quả tốt nhất.
2. Không nên chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh
Khi một người có chức vị cao hoặc có sức ảnh hưởng như CEO hoặc người sáng lập đề cập đến một chủ đề nào của doanh nghiệp sẽ có thể thu hút sự chú ý từ phóng viên và báo chí.
Nếu chỉ tập trung vào hoạt động Startup mà không có những bối cảnh hoặc những câu chuyện phía sau sự thành công có thể kết quả đạt được sẽ không thực sự hiệu quả như mong đợi.
Trong buổi gặp mặt tại hiệp hội Internet Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng - một trong những người xây dựng tập đoàn Viettel thuở sơ khai - đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện khởi nghiệp.
Thông qua buổi chia sẻ, ông đã cho công chúng biết về hành trình đi từ con số 0 đến trở thành tập đoàn viễn thông số một tại Việt Nam.
Qua đó, công chúng sẽ biết đến một khía cạnh tích cực đằng sau sự thành công của thương hiệu, luôn cố gắng mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và vì thế càng nhận được sự tin yêu từ công chúng.
Không chỉ thế, đây còn là nguồn cảm hứng đến những ai bắt đầu hoạt động khởi nghiệp của mình.
3. Xác định rõ cái nào thuộc về PR và cái nào không thuộc về PR
Đây là phương tiện độc lập để nắm bắt và chạm đến trái tim, tâm trí, trí tưởng tượng và cảm xúc của khách hàng mục tiêu bằng cách xây dựng sự tín nhiệm và sự tin cậy.
PR khai thác nhiều khía cạnh của doanh nghiệp như: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì, những gì doanh nghiệp đã làm và sẽ làm gì để mang đến người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
4. Ngân sách cho PR
Điều này đúng không chỉ vì những chuyên gia làm tốt hơn những chủ doanh nghiệp ít kinh nghiệm mà còn bởi họ có sự liên kết có thể giúp bạn đạt được thành công.
Hầu hết những Startup có kinh nghiệm cũng cần người làm PR, vì thế cần nắm bắt những thuận lợi này vào đúng thời điểm thích hợp.
Dưới đây là quan điểm của các chuyên gia trong ngành PR
Ayelet Noff, nhà sáng lập và CEO của SlicedBrand:
“Quan hệ công chúng, được tồn tại như là một phần riêng biệt với hoạt động Marketing và truyền thông, là phương tiện duy nhất đưa “truyền thông lan truyền” cho thương hiệu và doanh nghiệp”.
Phương tiện truyền thông lan truyền nơi khó để tiếp cận nhưng cũng là nơi hiệu quả nhất và minh bạch nhất.
Cụ thể, trang báo của The New York Times - trang báo được yêu thích nhất trên Thế Giới - đã đề cập đến một ứng dụng và lợi ích mà nó mang lại, chắc chắn khách hàng sẽ tải chúng về máy một cách không do dự.”
Người làm PR cũng sẽ xây dựng một mối quan hệ gắn kết với phóng viên, nhà báo.
Một khi người làm PR đã nắm bắt được nhu cầu của báo chí, phóng viên khi đó mới có thể truyền đạt những câu chuyện và và tin tức của doanh nghiệp.
Cuối cùng, khách hàng là nhân tố quan trọng và PR giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất và chạm đến khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp.
Chuyên gia PR biết rõ đâu là điểm vàng của thương hiệu, từ đó tạo ra những câu chuyện để truyền tải đến đúng phóng viên, nhà xuất bản giúp tối đa hóa sự bao phủ của Startup.
Tom Farren, nhà văn và nhà báo của Web3:
“Ngành PR đóng vai trò trung gian giữa tổ chức với nhà báo và biên tập viên.”
Người làm PR không ngừng làm giản đơn định hướng của doanh nghiệp bằng cách hình thành lời kể rõ ràng hơn, sức tích hơn để người đọc có thể hình dung bức tranh toàn cảnh mà doanh nghiệp mang đến.
Những bản tin tốt nhất, cung cấp cho khách hàng nhiều lợi ích nhất đến từ sự thấu hiểu và kết nối giữa doanh nghiệp và người làm PR.
Kết luận
Có rất nhiều công ty tiềm năng ngoài kia đang gặp khó khăn sự phát triển của họ vì những hiểu biết sai lầm về PR.
Chỉ với sự nhận định đúng về bản chất, mục đích và công cụ của truyền thông, những doanh nghiệp mới có thể bước thêm nhiều bước tiến mới cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.