Chiều ngày 24.05 vừa qua, nhà thiết kế Võ Việt Chung kết hợp cùng Hiệp hội thiết kế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phiên thảo luận Fashion Design Voices chủ đề Xu hướng và tổng quan thị trường kinh doanh thời trang 2022, với sự tham gia của 7 diễn giả đến từ lĩnh vực kinh doanh và thời trang.

Tại đây, có 4 vị diễn giả đã chia sẻ quan điểm mới mẻ về mặc đẹp và chất lượng sống hậu COVID-19.

Cựu siêu mẫu Vũ Cẩm Nhung - Mặc đẹp đi đôi với thoải mái và tốt cho sức khỏe

Vũ Cẩm Nhung diện áo dài của Nhà thiết kế Võ Việt Chung tham dự chương trình.

null
Người đẹp 46 tuổi tâm sự rằng dù có chiều cao 1m72 nhưng trước đây cô vẫn giữ suy nghĩ phải mang giày cao gót thì mới đẹp, bước chân uyển chuyển và tôn dáng (Ảnh: Thời trang trẻ).

Tuy nhiên, suy nghĩ này đã thay đổi sau đại dịch, giờ đây, cô cho rằng thời trang là làm đẹp nhưng phải thoải mái và tốt cho sức khỏe - chính là chất lượng sống.

"Tôi không chọn những đôi giày thật cao nữa mà thay thế bằng các đôi giày có dáng thể thao vẫn có thể mặc cùng vest, chiều cao nâng thêm ít hơn nhưng khiến bản thân thoải mái, dễ chịu cả ngày. Tôi thậm chí còn mang giày của hãng bình dân và không còn quan tâm đến thương hiệu”, Vũ Cẩm Nhung chia sẻ.

null
Cô còn cho biết thêm rằng thời trang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, đôi khi hơn cả việc ăn uống (Ảnh: Unsplash).

Vũ Cẩm Nhung hài hước so sánh mỗi người chỉ ăn ngày 3 bữa nhưng trang phục thì mặc suốt 24 giờ.

Thời trang không chỉ là những váy áo lộng lẫy dự tiệc mà còn là trang phục thường ngày, đồ mặc nhà, trang phục lót... nếu không cảm thấy thoải mái, dễ chịu thì làm sao có thể nói có chất lượng sống tốt?

Với cô, nếu mặc một bộ quần áo đẹp mà không thoải mái, khó chịu thì chất lượng sống đang giảm.

Giáo sư Julia Gaimster - Người dân có xu hướng ăn mặc thoải mái và thân thiện môi trường

Nhận xét về xu hướng thời trang hậu đại dịch COVID-19, Giáo sư Julia Gaimster - Trưởng Khoa Truyền thông và Thiết kế trường đại học RMIT Việt Nam, cũng đồng tình với ý kiến của cựu siêu mẫu.

null
Bà cho rằng khác biệt lớn nhất sau đại dịch là người dân có xu hướng ăn mặc thoải mái hơn (Ảnh: Thời trang trẻ).

Thời trang mặc nhà và trang phục thể thao bán chạy và mang lại doanh số tốt.

Cho đến thời điểm hiện tại dù nhiều doanh nghiệp vẫn khuyến khích nhân viên làm việc song song giữa hai hình thức trực tuyến (online) và trực tiếp (offline) nhưng đã có thể thấy sự dịch chuyển trong phong cách ăn mặc của mọi người.

null
Trước đây khi đến văn phòng, mọi người thường mặc các trang phục chỉn chu, nghiêm túc thì nay là trang phục lịch sự ưu tiên sự thoải mái và thân thiện môi trường (Ảnh: Unsplash).

Từ góc nhìn của giáo dục đào tạo nhân sự ngành thời trang, Giáo sư Julia Gaimster còn cho biết thêm về điều quan trọng nhất để thích ứng với những thách thức hậu đại dịch COVID-19 là xây dựng đội ngũ thiết kế hiệu quả.

Họ là những người thấu hiểu khách hàng, hiểu cách kinh doanh và vận hành doanh nghiệp thời trang, am hiểu toàn diện các kỹ năng của người kinh doanh thời trang chứ không đơn thuần chỉ là thiết kế.

null
Trong xu hướng phát triển thời trang hiện tại, nữ giáo sư thường nói với sinh viên chỉ nên lấy 1% cảm hứng sáng tạo từ bên ngoài, còn 99% hãy lấy từ chính bản thân (Ảnh: Unsplash).

Đừng cố tìm cái mới mà hãy bắt tay sáng tạo từ chính cái riêng của mình và các chủ đề thú vị xung quanh như thời trang bền vững, bảo vệ môi trường, thời trang từ nguyên liệu tự nhiên, tái chế…

MC Thanh Mai - Thời trang không còn là ưu tiên, xu hướng mua sắm “trả thù" sau đại dịch

null
MC Thanh Mai nhận thấy trong và sau đại dịch, thời trang không phải là điều được ưu tiên trong tháp nhu cầu của con người (Ảnh: Thời trang trẻ).

Tuy vậy, có thể thấy trong dòng chảy lớn, khi người người, nhà nhà đều “thắt lưng buộc bụng” thì tầng lớp trung và cao lại "điên cuồng" mua sắm như một cách để “trả thù” khoảng thời gian bị “nhốt” trong nhà do giãn cách. 

null
Điều này có thể thấy qua doanh số của các hãng thời trang cao cấp và những dòng người xếp hàng dài dằng dặc trước showroom hàng hiệu (Ảnh: Unsplash).

Nhà thiết kế Võ Việt Chung - Giá trị đơn hàng thiết kế giảm, khách hàng đề cao tính ứng dụng sản phẩm

Là nhà thiết kế thời trang có hơn 25 năm làm nghề, NTK Võ Việt Chung chia sẻ sức ảnh hưởng sâu rộng của đại dịch.

null
Những đơn hàng thiết kế trước đây anh nhận đôi khi có giá trị vài chục ngàn đô la (Ảnh: Thời trang trẻ).

null
Đơn cử như thời trang cưới, cô dâu chú rể không chỉ đặt thiết kế trang phục cho bản thân và cha mẹ hai bên mà còn dùng làm quà tặng những bạn bè thân thiết làm phù dâu phù rể (Ảnh: Unsplash).

Đến thời điểm đại dịch, giá trị đơn hàng giảm xuống chỉ còn 20 - 30%.

“Thời trang hậu đại dịch đặt yêu cầu về tính ứng dụng cao. Khách hàng muốn sự thoải mái, sản phẩm có giá mềm hơn và có thể mặc trong nhiều dịp.” - Nhà thiết kế Võ Việt Chung nhận định.

Nhà thiết kế tiếp tục chia sẻ quan điểm cá nhân: “Riêng cá nhân tôi cũng không cổ xúy khách hàng mua những thiết kế limited - có một không hai vì chúng quá đắt đỏ trong khi số tiền ấy có thể làm được nhiều việc khác. Chi trả một số tiền "trên trời" cho thời trang là không nên, không thiết thực trong bối cảnh hiện tại".