Những tín hiệu tích cực
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch lên môi trường kỹ thuật số chưa từng có, bao gồm những phương thức làm việc, phân phối và tiêu dùng mới.
Chính hiện thực này càng nhấn mạnh tầm quan trọng ngày một lớn của việc áp dụng các quy tắc thương mại phù hợp để giúp các quốc gia quản lý nền kinh tế kỹ thuật số một cách hiệu quả và mang tính hợp tác hơn.
Nói riêng về châu Á, đây là châu lục hội tụ những công ty công nghệ lớn nhất và cạnh tranh nhất trên hành tinh, những bên đang phát triển một loạt dịch vụ gồm thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm, quản lý thanh toán trực tuyến, cũng như xây dựng các nền tảng truyền thông xã hội độc đáo.
Chỉ tính riêng nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt mốc 300 tỷ USD vào năm 2025, với hơn 40 triệu người dùng Internet mới trong năm qua.
Không thiếu những thách thức
Bài toán về việc quản lý hiệu quả
Quan điểm chung mà báo cáo Đánh giá Thương mại Quốc gia (NTE) của Mỹ và Cảnh báo chính sách kỹ thuật số do tổ chức nghiên cứu Global Trade Alert có trụ sở tại châu Âu đưa ra là các quốc gia châu Á đang ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc quản lý hiệu quả nền kinh tế kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, các chính phủ châu Á cũng đang ngày càng đưa ra nhiều chính sách và động thái có thể tác động đến tăng trưởng và thay đổi đáng kể sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số.
Do sự thiếu chặt chẽ ở một số thị trường trong việc quản lý hoạt động thương mại kỹ thuật số, không có gì ngạc nhiên khi hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này tại châu Á cũng bị hạn chế.
Hai báo cáo mới nêu trên nhấn mạnh việc các quyết định chính sách trong nước đối với nền kinh tế kỹ thuật số sẽ có những tác động tới thương mại quốc tế.
Bài toán về bảo mật và nội dung
Bản báo cáo NTE (National Trade Estimate Report) của Mỹ năm nay ghi nhận một loạt thách thức đối với hoạt động thương mại kỹ thuật số ở các nước châu Á.
Các hạn chế liên quan bao gồm:
- Bảo vệ an ninh quốc gia.
- Kiểm soát nội dung trực tuyến.
- Thắt chặt quy định về phát sóng hoặc quảng cáo.
- Áp dụng mức thuế mới đối với các dịch vụ kỹ thuật số; hạn chế về chia sẻ dữ liệu người dùng.
- Yêu cầu về định vị cho dịch vụ điện toán đám mây.
- Một loạt quy định mới cho dịch vụ Internet.
- Cập nhật các quy tắc bảo mật về chuyển giao thông tin xuyên biên giới.
- Điều chỉnh các chính sách cạnh tranh.
- Những vấn đề về thanh toán xuyên biên giới.
Doanh nghiệp nên lưu ý điều gì?
Các hạn chế từ phía chính phủ các nước nhằm mục đích cụ thể là ngăn chặn hoạt động của các công ty nước ngoài.
Nhiều quy tắc kỹ thuật số mới nhằm ngăn cản khả năng tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài, hoặc khuyến khích sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số trong nước.
Tuy nhiên, những hạn chế này có thể gây thiệt hại khá lớn cho các công ty địa phương, đặc biệt là các công ty nhỏ.
Nguyên nhân vì các doanh nghiệp quy mô nhỏ không thể tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm kỹ thuật số nước ngoài, hoặc phải trả chi phí cao hơn nhiều so với trước đây cho những dịch vụ đó.
Tổng hợp